Sau sinh, cơ thể mẹ rất yếu nên việc bị ốm là khó tránh khỏi. Mẹ nên làm gì khi bị ốm? Cùng đọc…
Sau sinh, cơ thể mẹ trở nên yếu ớt, nhạy cảm hơn với các tác động của môi trường, dễ bị sốt, ho, cảm cúm,… Vậy nên làm gì khi mẹ bị ốm sau sinh? Làm thế nào để khắc phục những triệu chứng mệt mỏi mà không để ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú? Cùng iPREG tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Bệnh thường gặp ở mẹ sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Mẹ bị ốm sau sinh: Những điều cần biết
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị ốm sau sinh. Hệ hô hấp và miễn dịch cơ thể suy giảm sau sinh được coi là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh ốm vặt của mẹ. Bất kể dấu hiệu ốm sau sinh nào cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho bé.
Mức độ nguy hiểm của các cơn sốt sau sinh phụ thuộc và nguyên nhân gây sốt
Hầu như các mẹ sau sinh đều gặp phải tình trạng sốt xuống sữa. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác như: nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn vết mổ, sốt do niêm mạc tử cung, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn máu cũng khiến sản phụ sốt cao ( trên 38 độ) kèm theo các hiện tượng mệt mỏi và dấu hiệu riêng.
Nếu sốt thông thường, sản phụ không cần quá lo, chỉ cần tập trung ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Với trường hợp sốt liên miên, sốt cao không dứt, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để có có biện pháp xử lý tốt nhất.
Cảm cúm là bệnh gây ra bởi virus và lây truyền qua đường hô hấp. Sau sinh, sức đề kháng của mẹ yếu đi nhiều nên dễ mắc các triệu chứng cảm cúm thông thường. Mẹ nên giữ ấm cơ thể, chữa cảm cúm bằng các bài thuốc dân gian, tránh tiếp xúc với bé để tránh lây bệnh cho bé.
Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Nên làm gì khi mẹ bị ốm sau sinh?
Ăn cháo hành lá tía tô giải cảm
Đây là bài thuốc chữa cảm dân gian được áp dụng rất nhiều. Nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, có thể ăn kèm với thịt băm hoặc trứng để đủ chất. Sau 1-2 ngày ăn cháo tía tô hành lá kèm chút gừng băm nhuyễn, cơ thể mẹ sẽ ấm ơn, các triệu chứng sổ mũi cảm cúm giảm dần.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý giúp giảm các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi của mẹ. Không chỉ áp dụng khi bị ốm, nếu mẹ duy trì thói quen này hằng ngày sẽ giảm các triệu chứng viêm họng, tránh hôi miệng, ít bệnh vặt hơn.
Thực đơn ăn uống đủ chất
Mẹ cần ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu vitamin C giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch, mẹ nhanh hạ sốt.
Xem thêm: 10 thực đơn lợi sữa sau sinh dễ làm, đầy đủ dinh dưỡng
Uống nhiều nước
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ nên duy trì bổ sung đủ từ 2,5 – 3 lít nước hàng ngày. Bị sốt và cảm cúm khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi ra nhiều, dễ bị mất nước. Mẹ có thể bổ sung nước bằng cách ép hoa quả, sữa chua, sinh tố, uống trà không chỉ giúp khỏe người, nhanh khỏi ốm mà còn khiến giữa mẹ thêm thơm, ra đều.
Vận động nhẹ nhàng
Tập luyện các bài tập nhẹ, vừa sức vừa giúp các bó cơ phục hồi tốt, cơ thể dẻo dai và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Ngay từ khi cơ thể bắt đầu phục hồi sau sinh, mẹ nên duy trì chế độ tập luyện ổn định để tăng cường sức khỏe, cải thiện đề kháng, tránh ốm vặt.
Massage bằng dầu tràm
Mỗi mẹ nên chuẩn bị sẵn trong nhà lọ dầu tràm – dầu khuynh diệp trước khi sinh. Bất kể lúc nào có dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… hãy thoa dầu vào gan bàn chân, bàn tay. Massage sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tránh cảm cúm, ho, sốt tới mẹ. Mẹ có thể xông tinh dầu trong nhà để giúp sát khuẩn và làm thông mũi.
Xem thêm: Massage cho mẹ và bé sau sinh đúng cách
Sử dụng nước mật ong chanh ấm
Một ly nước ấm với 1 trái chanh và hai thìa mật ong là liều thuốc chữa cảm cúm, tăng sức đề kháng dễ dàng nhất cho mẹ. Khi bị ốm, sốt, mẹ nên uống mật ong chanh ấm 3 ly/ngày liên tục 1 tuần để thải độc tố do thuốc kháng sinh trong cơ thể. Làm mát nguồn sữa và tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.
Lưu ý bảo vệ sức khỏe mẹ sau sinh
Sau sinh, cần chú ý chăm sóc cả về thể chất lẫn sức khỏe tinh thần cho mẹ. Luôn ngủ đủ giấc tránh stress, căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái. Mẹ sau sinh phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thức ăn như đạm, đường, chất sắt, rau quả nấu chín.
Không ăn kiêng quá mức và hạn chế đồ ăn có tính hàn để tránh cho cơ thể không bị lạnh, yếu người. Bữa ăn phải đầy đủ các chất đạm, vitamin để nạp đủ năng lượng cho cơ thể.
Hạn chế ngồi trước quạt, không để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Nhiệt độ phòng ngủ luôn ở mức vừa phải, Sau khi sinh cần chú ý giữ ấm phần tai, cổ, bàn chân cho mẹ.
Phòng ngủ phải luôn thoáng mát, đảm bảo không khí sạch sẽ. Mẹ có thể mua máy lọc không khí dạng nhỏ để đảm bảo chất lượng khí thở trong phòng, tiêu diệt bụi bặm, nấm, khuẩn mốc, tránh các bệnh sốt, ho đường hô hấp cho cả mẹ và bé.
Vệ sinh cơ thể, vết mổ sau sinh sạch sẽ, không tắm nước lạnh tránh nhiễm phong hàn. Thời gian tắm nên nhanh, sau khi tắm cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, có thể xông hơi bằng các loại lá và tinh dầu tràm để cơ thể không bị nhiễm lạnh.
Khi bị ốm, sốt, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà cần có sự chỉ định của bác sỹ. Phụ nữ sau sinh nên sử dụng kháng sinh liều thấp nhất, ưu tiên các loại thuốc có tác dụng tại chỗ. Mẹ cũng nên cho bé bú trước khi uống thuốc để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa cho trẻ.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết cho sức khỏe khi mẹ bị ốm. Hãy luôn giữ gìn sức khỏe sau sinh để duy trì trạng thái tốt nhất đảm bảo đủ sức khỏe chào đón hành trình làm mẹ tuy khó khăn, vất vả nhưng cũng vô cùng tuyệt vời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Mẹ có thể tham khảo
- Các liệu pháp giảm đau sau sinh mẹ cần biết
- Bé ốm vặt phải làm sao? Mẹ hãy cùng iPREG tìm lời giải
- Trầm cảm sau sinh: đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?
- Thiếu máu sau sinh: nguyên nhân và cách bổ sung sắt hiệu quả
- Tắc sữa sau sinh: cấp độ, nguyên nhân và biện pháp xử lý