Massage bầu: Các bài tập hiệu quả từ chuyên gia

Massage bầu mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mẹ và bé. Các động tác massage như thế nào? Cách massage đúng cách…

Phù nề, táo bón, chuột rút, đau hông,… là các biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu khiến thai phụ mệt mỏi, căng thẳng. Để quá trình mang thai trở nên thuận lợi, tăng cường sức khỏe, nhiều người đã tìm tới liệu pháp massage bầu. Mặc dù massage cho bà bầu khá đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và thực hiện đúng cách. Để giúp các thai phụ có thêm nhiều kiến thức về việc massage, hãy cùng iPREG tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: 6 bài tập giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả nhất

Lợi ích của việc massage bà bầu hàng tuần

Ngoài chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, massage bầu là liệu pháp mang lại cảm giác thư giãn. Đây là phương pháp vận động cực tốt cho cả mẹ và em bé.

Song hành đó, nhiều thai phụ vẫn e ngại về phương pháp này, sợ ảnh hưởng tới em bé. Đó là một quan niệm sai lầm. Khoa học đã chứng minh, massage cho bà bầu không chỉ tốt cho thai nhi mà còn tăng cường, hỗ trợ sức khỏe cho mẹ. Từ tuần thứ 14 trở đi, massage bà bầu được thực hiện hàng tuần mang lại nhiều lợi ích như sau:

Giảm sưng phù nề

Các bà bầu trong thời kỳ mang thai thường có biểu hiện sưng, phù nề. Hiện tượng này là do trọng lượng của tử cung áp lực nên các mạch máu trong cơ thể giảm sự lưu thông. Phương pháp massage cho bà bầu từ đó làm giảm sưng phù nề.

Xem thêm: Phù chân khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm khôn lường

Làm giảm căng thẳng, trầm cảm

Thời kỳ mang thai, hầu như mẹ bầu nào cũng rất nhạy cảm. Để cải thiện tâm trạng buồn, bực, mệt mỏi, massage bầu như một liệu pháp khắc phục tình trạng này. Mẹ bầu được thư giãn, cải thiện tinh thần và ngủ ngon giấc hơn.

Giảm triệu chứng táo bón

Trong những tháng cuối của thai kỳ, táo bón là nỗi ám ảnh của thai phụ. Việc massage cơ thể kết hợp chế độ ăn uống đầy dưỡng chất giúp bà bầu lâm bồn một cách dễ dàng.

Loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần tăng cường máu tới nhau thai, tử cung. Việc massage cho bà bầu không chỉ giúp cho hệ tuần máu được lưu thông mà còn loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, mẹ hạn chế cảm giác đau đớn khi lâm bồn, thai nhi được khỏe mạnh và ít có khả năng dị tật.

Tăng độ đàn hồi cho da

Khi thai nhi quá lớn, bà bầu đối diện với tình trạng rạn da. Để khắc phục hiện tượng này, mẹ bầu đã nhờ tới phương pháp massage làm tăng tính đàn hồi cho da. Từ đó da ở thai phụ được hạn chế, giảm thiểu rạn sau khi sinh, được căng mịn hơn.

Xem thêm: Bà bầu bị ngứa da: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Massage bầu tác động trực tiếp tới thai nhi

Không chỉ giúp mẹ được thư giãn, massage còn tác động trực tiếp tới thai nhi. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong suốt quá trình mang thai mẹ thực hiện xoa bóp giúp cho bào thai tăng cân, phát triển tốt qua từng giai đoạn. Đồng thời, các động tác massage tác động ở vùng bụng kích thích giác quan ở trẻ cảm nhận thế giới bên ngoài của mẹ.

Các bài tập massage bầu cơ bản, mẹ nên biết

Trong quá trình mang thai, vóc dáng, cân nặng, tinh thần của mẹ bầu thay đổi đáng kể. Việc sử dụng phương pháp massage mang lại các lợi ích được mô tả ở trên chắc chắn sẽ là liệu pháp hữu hiệu dành cho bà bầu. Về cơ bản, đối với bà bầu có các vị trí cần thực hiện xoa bóp, đó là:

Massage lưng xua tan cơn đau nhức

So với các vị trí khác, massage lưng cho bà bầu không thể tự mình làm được. Thai phụ cần có sự hỗ trợ của chồng hoặc người thân tiến hành mát xa. Với thao tác thực hiện đơn giản, massage nhẹ nhàng từ gáy xuống hông rồi ngược lại.

Dùng hai tay luân phiên kéo nhẹ và dãn các cơ ở lưng. Cách massage lưng giúp cho bà bầu được lưu thông máu tốt, các cơ trong tình trạng thoải mái nhất, cải thiện cảm giác đau lưng, khó chịu,…

Massage đầu giảm căng thẳng, mệt mỏi

Khi thực hiện massage đầu, yêu cầu bà bầu nằm ngửa. Đầu được đặt lên gối ở tư thế thoải mái nhất. Dùng bàn tay lướt nhẹ những lọn tóc, sau đó dùng hai tay ôm lấy đầu, ấn nhẹ vào các vùng xung quanh. Lúc này, mẹ hoàn toàn thả lỏng, áp lực được giảm bớt, căng thẳng được xua tan, hơi thở chậm và sâu hơn, nên dễ dàng có một giấc ngủ ngắn.

Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nỗi ám ảnh của hơn 50% bà bầu

Massage bắp chân

Sau khi đã massage đầu, bạn tiến hành xoa bóp bắp chân cho bà bầu. Bắp chân là bộ phận chịu nhiều áp lực từ cơ thể dồn xuống. Khi bào thai càng lớn, trọng lượng cơ thể mẹ được tăng lên, máu lưu thông kém hơn. Từ đó ở bắp chân có hiện tượng sưng, phù nề là điều tất nhiên.

Để giảm triệu chứng trên, xoa bóp massage bắp chân giúp mẹ dễ dàng di chuyển, nhanh nhẹn. Lúc này, bạn cho dầu nóng vào lòng bàn tay, vuốt nhẹ nhàng từ đầu gối xuống dưới các ngón chân (trừ ngón cái) miết và ôm bắp chân.

Massage bàn chân “đánh bay” chứng phù nề

Cũng giống như bắp chân, bàn chân cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể. Gan bàn chân chứa nhiều vị trí huyệt đạo. Những ngày tháng cuối thai kỳ, bà bầu thường hay chuột rút, phù nề nghiêm trọng. Massage bàn chân giúp cho máu được lưu thông, mang lại hiệu quả cho bà bầu.

Bạn có thể dùng dầu nóng, thoa vào lòng bàn tay và làm ấm. Sau đó, nhẹ nhàng vuốt mu bàn chân, lòng bàn chân cho tới từng ngón chân, mang tới cảm giác thoải mái, hiệu quả nhanh chóng cho bà bầu.

Massage vai giảm đau nhức vai gáy

Sự thay đổi vùng chậu và cột sống tác động tới vai gáy nên hầu như mẹ bầu nào cũng bị đau vai gáy trong giai đoạn mang thai. Massage vai cũng giống như lưng, bà bầu không tự mình làm được. Thực hiện phương pháp này hãy nhờ chồng hoặc người thân hỗ trợ.

Tiến hành massage vai, yêu cầu bà bầu nằm ngửa, đầu gối cao. Bạn dùng hai tay xoa đều, nhẹ nhàng từ vai xuống xương cổ. Sau đó, vuốt nhẹ hai tay lên vùng vai, từ từ ấn nhẹ xương vai, cơ vai và cánh tay. Động tác massage bầu này giúp cho phần vai được thả lỏng. Phần vai chịu áp lực lớn, khi bào thai ngày càng phát triển, do đó trong giấc ngủ yêu cầu mẹ bầu phải nằm nghiêng.

Massage chăm sóc mặt bầu

Bên cạnh massage vai, xoa bóp mặt cũng được quan tâm không kém. Massage mặt bà bầu có thể tự mình thực hiện được. Bằng cách đặt hai bàn tay lên giữa trán, nhẹ nhàng vuốt sang hai vầng thái dương. Massage mặt thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau đầu, mệt mỏi ở thai phụ.

Massage bụng cực tốt cho thai nhi

Có thể nói, so với các bộ phận khác, massage bụng bầu đúng cách yêu cầu phải có kỹ thuật. Mặc dù vị trí này đem lại hiệu quả cho mẹ và bé nhưng lại khá nguy hiểm nếu không chú ý lực tay vừa phải.

Nhẹ nhàng đặt hai tay lên bụng bầu. Bạn phải thật khéo léo nhẹ nhàng xoa theo chiều kim đồng hồ. Với cách massage bầu này, em bé trong bụng cảm nhận thế giới bên ngoài, lại kết nối tình cảm giữa bố và con.

Xem thêm: Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa: 10 tư thế hiệu quả nhất mẹ cần biết

Các điều cần lưu ý khi massage bầu

Có thể nói các hình thức massage trên, bà bầu cảm nhận sự thoải mái về tinh thần, tác động tích cực tới sự lớn lên của bào thai. Tuy nhiên, để massage bầu đúng cách đạt độ tối ưu, cần lưu ý một số điều như sau:

  • Ở các vị trí nhạy cảm không thực hiện động tác massage chuyên sâu
  • Tìm hiểu kỹ các huyệt, cách ấn huyệt sao cho đúng, đừng tùy tiện khi chưa hiểu rõ về chúng.
  • 3 tháng đầu của thai kỳ tránh massage.
  • Dừng việc mát xa ngay nếu bà bầu có triệu chứng đau đầu, chóng mặt hay buồn nôn.

Bên cạnh việc massage bầu làm giảm các cơn đau, thai phụ cần xây dựng, điều chỉnh lại một số thói quen để giúp cơ thể và thai nhi khỏe mạnh mỗi ngày. Đó là:

  • Mẹ bầu nên đi chậm rãi, mang giày thấp, vừa chân.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, đừng đứng một chỗ quá lâu, tránh co cứng cơ.
  • Khi nằm không nên dùng gối quá cao.
  • Bổ sung thêm các loại khoáng chất bổ xương, khớp như canxi, kali,…
  • Thường xuyên tập thể dục như đi bộ, yoga bà bầu,… chuẩn bị hành trình vượt cạn thành công.
  • Tắm nước nóng, ngâm chân thảo dược thư giãn gân cốt.

Trên đây là các thông tin chia sẻ hữu ích về phương pháp massage bầu hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Nếu cảm nhận bản thân hoặc người thân không thực hiện đúng kỹ thuật xoa bóp bạn có thể tìm tới các đơn vị chuyên nghiệp nhờ hướng dẫn.

Mẹ có thể tham khảo

  • Tư vấn: Cách massage cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mẹ nên biết
  • Massage cho mẹ và bé sau sinh đúng cách
  • Vận động tháng thứ 5: Cách massage giúp mẹ thoát khỏi mệt mỏi
  • Yoga cho bà bầu: Những lợi ích kinh ngạc mẹ nên thử
  • Chăm sóc vận động toàn diện cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 2
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories