Mang thai tuần đầu tiên và những lưu ý quan trọng

Tuần đầu tiên mang thai, hình dáng mẹ chưa có nhiều thay đổi, tuy nhiên bên trong cơ thể lại có vài chuyển biến…

Mang thai tuần đầu là thời điểm vô cùng quan trọng mẹ cần phải nắm rõ. Cơ thể lúc này đang có những sự thay đổi lớn, mẹ sẽ rất mẫn cảm với những tác động bên ngoài. Để hạn chế tối đã rủi ro dễ mắc thời gian đầu thai kỳ như: thai ngoài tử cung, chửa trứng, rau tiền đạo,… rất nguy hiểm; mẹ hãy tham khảo những tư vấn hữu ích từ bác sĩ Đặng Thanh Tâm của iPREG trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Khi mới mang thai cần làm gì để thai nhi luôn khỏe?

Tuần đầu tiên mang thai có những dấu hiệu gì xảy ra với mẹ?

Người phụ nữ lần đầu làm mẹ thường có tâm lý khá hoảng sợ với những dấu hiệu lạ của cơ thể trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên nếu xuất hiện những biểu hiện có thai sớm này, các mẹ hãy yên tâm và bình tĩnh tìm biện pháp xử lý.

Buồn nôn, chóng mặt

Sự phát triển nhanh chóng của hormone progestorone khi thụ thai thành công, làm mẹ bầu không thoát khỏi được những cơn nôn ói. Việc mệt mỏi với những cơn ốm nghén, gây cho mẹ bầu không thể ăn được bất cứ gì. Đây là tình trạng sẽ diễn ra trong 3 tháng đầu, những tháng sau sẽ dần thuyên giảm. Vì thế, mẹ bầu cứ yên tâm nếu bỗng một ngày mình “làm bạn” thường xuyên với toilet nhé.

Ngực có sự thay đổi

Khi mang thai tuần đầu tiên, các mẹ sẽ thấy ngực mình có sực thay đổi khác trước như: to, căng và tức hơn. Sờ nhẹ cũng cảm thấy đau, núm vú sậm màu, quầng thâm lan rộng ra. Đây cũng là dấu hiệu của những bạn gái trong kỳ hành kinh, nên mẹ bầu cũng hay nhầm lần mình chưa có thai.

Đau lưng, khó thở

Bỗng dưng buổi sáng thức dậy, lưng cảm thấy đau, thở cũng khó khăn khiến chất lượng cuộc sống mẹ bầu giảm sút. Đừng quá lo lắng, các nội tiết tố trong cơ thể đang thay đổi đột ngột, nên mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng này. Vào những tuần kế tiếp cơ thể đã bắt nhịp được với thay đổi mới, mọi thứ sẽ ổn.

Xem thêm: Đau lưng bà bầu: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng hiệu quả

Đi tiểu thường xuyên

Sự xuất hiện của phôi thai trong tử cung gây kích thích bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu liên tục nhiều lần. Trong các giai đoạn tiếp theo, kích thước thai nhi ngày một lớn khiến lực tác động lên bàng quang nhiều hơn, mẹ sẽ phải đối mặt với chứng tiểu són. Đây là những “sự cố” hoàn toàn bình thường nên hãy thật bình tĩnh mẹ nhé.

Ra máu báo

Buổi sáng thức dậy tự dưng thấy trong quần chíp xuất hiện vệt máu – máu báo thai. Đừng lo lắng quá! Dấu hiệu này chứng tỏ mẹ bầu đã chính thức mang thai rồi đấy. Nó chỉ xuất hiện trong khoảng 5 đến 10 ngày, sau đó sẽ tự động khỏi.

Lưu ý

Ghi nhận nhiều trường hợp thai phụ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc có nhưng lại biểu hiện mờ nhạt. Đừng lo quá nhé, thực tế thể trạng mỗi người là khác nhau. Thậm chí, sẽ có người không có dấu hiệu nào nhận biết và không biết mình mang thai đến tháng thứ 6 của thai kỳ.

Thai nhi phát triển như thế nào trong tuần đầu tiên?

Sau khi “vật lộn” quyết liệt với hàng triệu con tinh trùng khác, tinh trùng khỏe mạnh nhất tìm đến “tình yêu đích thực” của đời mình là trứng. Khoảng 24 giờ thụ thai, phôi thai được hình thành và liên tục phân chia tế bào từng ngày. Tuy phải mất khoảng vài tuần nữa thì thai nhi mới được hình thành. Nhưng ở tuần đầu tiên phôi thai vẫn liên tục nhân đôi.

  • Ngày 1: Sau khi “chiến đấu” vật vã tinh trùng bơi đến trứng. Trứng lúc này sẽ “đóng cửa” lại, để không một tinh trùng nào chui vào nữa. Trứng và tinh trùng sẽ bắt đầu thụ tinh và tạo ra tế bào đơn còn gọi là hợp tử. Bắt đầu chuẩn bị bước đệm cho quá trình hình thành thai nhi sau này.
  • Ngày 2: Các tế bào liên tục nhân đôi để hình thành các cơ quan.
  • Ngày 3: Sau khi thụ tinh trứng di chuyển theo đường ống dẫn trứng tìm đến tử cung và cư trú ở đó cho đến suốt thai kỳ.
  • Ngày 4: Trứng di chuyển sâu vào bên trong tử cung.
  • Ngày 5: Trứng bắt đầu làm tổ, lúc này nội mạc tử cung đã phát triển đầy đủ.
  • Ngày 6: Tế bào trong tử cung chia làm hai phần tách biệc. Một bên là túi thai, bên còn lại là hệ thống hỗ trợ.
  • Ngày 7: Túi thai bắt đầu bám vào thành tử cung và chuẩn bị hình thành thai nhi.

Xem thêm: Mang thai tháng đầu: Theo dõi sự thay đổi của mẹ và thai nhi

Những điều nên làm khi mang thai tuần đầu tiên

Đi khám thai

Khi mang thai ở những ngày đầu, đi khám thai là điều vô cùng cần thiết. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra thông tin thai kỳ của mẹ và đưa ra cho mẹ những lời khuyên hợp lý về hành trình mang thai trong thời gian sắp tới.

Xem chi tiết tại: Khám thai tháng đầu tiên, phát hiện sớm thai ngoài tử cung

Chuẩn bị tâm lý

Khi mới làm mẹ, đây sẽ là quá trình khá gian nan và mệt mỏi. Mẹ bầu sẽ bắt gặp những triệu chứng khó chịu, thậm chí căng thẳng. Vì thế, các mẹ cần chuẩn bị tâm lý khi biết mình đã chính thức mang thai. Việc cần làm cũng khá quan trọng ở tuần thai đầu tiên. Mẹ bầu nên mua hoặc tham khảo những tài liệu dành cho phụ nữ mang thai để không khỏi những bỡ ngỡ sau này.

Rèn luyện lối sống tích cực

Cách sống thoải mái trước kia không còn phù hợp với thời điểm này nữa. Do bây giờ có một “sinh linh” đang lớn dần từng ngày trong bụng mẹ. Mẹ bầu cần từ bỏ những thói quen xấu. Tập cho mình những thói quen tích cực để đồng hành cùng con yêu trong suốt giai đoạn mang bầu.

Mẹ hãy tham khảo chuyên mục: Khỏe và đẹp khi mang thai để có thêm nhiều tư vấn sức khỏe thai kỳ hữu ích.

Vận động nhẹ nhàng

Tuần đầu tiên là giai đoạn khá mệt mỏi ở người phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, những cuộc vận động nhẹ lúc này, khiến tâm trạng mẹ bầu đỡ hơn một phần nào đó. Ngoài ra, những bài yoga cho bà bầu hay những cuộc đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp máu huyết lưu thông, các cơ giãn nở, tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi sau này. Lưu ý đừng nên tập quá sức nhé.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Những ngày đầu mang thai, các mẹ sẽ nôn ói rất nhiều khiến mẹ mệt mỏi chán ăn. Nhưng bây giờ mẹ bầu phải ăn cho cả hai người là mình và “con yêu” trong bụng. Vì thế, các mẹ không nên bỏ bữa và tuyệt đối không được ăn kiêng. Những chất dinh dưỡng bác sĩ khuyến cáo:

  • DHA tốt cho phát triển trí não và mắt, có trong thịt bò, cá hồi, thịt gà, tôm, cua,…
  • Axit folic có vai trò trong việc tạo máu cho mẹ bầu. Cần bổ sung trong những loại thực phẩm có màu xanh thẫm như: cải bó xôi, ớt chuông, cần tây, các loại hạt,…
  • Vitamin và khoáng chất giúp hình thành xương và các cơ quan. Mẹ bầu nên tìm ăn trong các loại rau và trái cây.
  • Sắt có trọng trách quan trọng trong việc vận chuyển oxy đi khắp tế bào và hình thành hồng cầu. Bổ sung sắt cho bà bầu là điều cần thiết đối với phụ nữ mang thai ở tuần đầu tiên. Những thực phẩm chứa sắt dồi dào như: trứng, mồng tơi, củ dền, hạt macca,…

Xem thêm: Cải bó xôi là rau gì? Thành phần dinh dưỡng và cách chế biến

Những điều cần tránh khi mang thai tuần đầu tiên

Tuần đầu tiên mang thai, các mẹ vô cùng cẩn thận vì rất dễ sảy thai. Chỉ một hành động nhỏ hay một loại thực phẩm gây hại bất kỳ cũng khiến mẹ bầu nguy hiểm hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số điều cần tránh:

Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá làm ức chế cơ quan thần kinh của bé, rối loạn tim mạch, chậm phát triển trí não và gây ra dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, những mẹ bầu ở tuần đầu tiên nếu tiếp xúc những chất gây hại này sẽ có nguy cơ sảy thai cao.

Hoạt động mạnh

Mẹ bầu nên thường xuyên nghĩ ngơi và hạn chế động chạm tay chân vào những công việc nặng. Chỉ một cú va chạm mạnh cũng khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Ăn những thực phẩm gây sảy thai

Rau răm, ngải cứu, mướp đắng, chùm ngây,… là những thực phẩm gây co thắt tử cung và làm mẹ bầu có nguy cơ sảy thai. Đồng thời cần tránh những loại cá thu, cá kiếm, cá chình,… vì nồng độ thủy ngân cao gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Hạn chế tiếp xúc hóa chất

Những hóa chất trong các chất tẩy rửa hoặc trong sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc gây nhiễm độc và làm tổn hại trứng. Mẹ bầu chú ý tránh xa các loại hóa chất này.

Tuyệt đối không uống thuốc bừa bãi

Những loại thuốc giảm đau để giảm bớt những cơn nôn ói, hay đau lưng của mẹ. Đều có nguy cơ gây hại cho thai nhi và đe dọa sự sống của con lúc này.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Qua toàn bộ bài viết, chắc hẳn các mẹ bầu cũng đã biết rằng ở tuần mang thai đầu tiên mình cần làm gì và những việc cần tránh. Điều tiếp theo, các mẹ cần chuẩn bị một kế hoạch hoàn chỉnh, để tiếp tục hành trình mang thai ở những giai đoạn sau này nhé!

Mẹ có thể tham khảo

  • Lịch khám thai ưu việt nhất cho mẹ bầu trong suốt thai kì
  • Nhạc cho thai nhi giúp kích thích phát triển trí não mẹ nên biết
  • Dinh dưỡng tháng đầu: Mẹ nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?
  • 5 câu hỏi về dấu hiệu mang thai sớm được các mẹ quan tâm nhất
  • Thai nhi đã phát triển ra sao ở tháng thứ hai thai kỳ?
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories