Mang thai tháng thứ 8: Cẩn trọng khi mẹ bị rỉ ối liên tục

Tháng thứ 8, thai nhi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ có những thay đổi gì? Cùng tìm hiểu bài viết để…

Mang thai tháng thứ 8, hành trình vất vả đang trôi qua gần hết chặng đường. Bụng bầu bây giờ đã khá nặng nề, đồng nghĩa từng bước đi của mẹ cũng vất vả hơn trước. Tháng thứ 8 là lúc mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ để sẵn sàng cho sứ mệnh sắp tới.

Trong nội dung này, iPREG sẽ chia sẻ những thay đổi ở mẹ và sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý giúp mẹ ổn định tâm lý tháng thứ 8 để sẵn sàng cho hành trình vượt cạn đã cận kề.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem lại: Mang thai tháng thứ 7: Bụng to, mẹ nên cẩn trọng khi đi lại

Quá trình phát triển của thai nhi trong tháng thứ 8

Tháng thứ 8 thai kỳ, đồng nghĩa với thời gian “đón ánh mặt trời” của “bé cưng” không còn bao lâu nữa. Mọi thứ lúc này đã được mẹ chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, mỗi hoạt động của mẹ điều phải cẩn thận để tháng này trôi qua thật suôn sẻ.

Tuần thứ 29

Thai nhi ở tuần này đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, cân nặng khoảng 1,2kg, dài được gần 39cm rồi đấy mẹ! Lớp mỡ dưới da đã hình thành làm bé trông bụ bẫm, kháu khỉnh hơn nhiều. Bé thường có xu hướng di chuyển về nơi có nguồn sáng. Điều này chứng tỏ thị giác phát triển gần đủ và sẽ hoàn thiện vào tháng cuối cùng.

Mẹ sẽ mệt mỏi hơn trước vì thường xuyên bị những cú đạp của “tên nhóc” trong bụng. Dường như bé đã ý thức được việc chào đời của mình và đòi mẹ ra ngoài nhanh hơn.

Tuần thứ 30

Nếu tính từ đỉnh đầu đến chân bé đã dài được 40cm, nặng hơn 1,4kg. Mẹ có thể tưởng tượng kích thước của bé bây giờ trông giống cây cần tây. Từ khoảng thời gian này đến các tuần kế, mẹ sẽ phải ngạc nhiên vì “bé yêu” có bước phát triển ngoạn mục.

Cơ quan sinh sản dần hình thành đủ và có sự khác nhau giữa trai với gái. Tinh hoàn của bé trai đang men từ ổ bụng xuống bao tinh hoàn. Âm vật bé gái đã hiện ra nhưng vẫn chưa được môi âm đạo che phủ. Chỉ cần vài tuần nữa thì bộ phận này sẽ được hoàn thiện đầy đủ.

Hệ thống não bộ đang phát triển nhanh chóng, bắt đầu hình thành những nếp gấp. Ngoài ra khả năng cảm nhận âm thanh ngày một rõ. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng để mẹ nói chuyện với bé nhiều hơn.

Xem thêm: Thai giáo 3 tháng cuối: Bước ngoặt lớn cho sự chào đời của bé

Tuần thứ 31

Cân nặng giờ đây khoảng 1,7kg và dài hơn 42cm các mẹ ạ! Chỉ khoảng hơn 7 tuần nữa thôi bé sẽ chào đời với dáng vóc gấp đôi lúc bây giờ. Hệ thần kinh não mỗi phút xuất hiện hàng triệu tế bào. Hơn nữa bé có thể sử dụng thành thạo cả 5 giác quan, hình hài bây giờ đã ra dáng một “tên nhóc sơ sinh” chuyên nghiệp.

Phổi cùng hệ tiêu hóa của bé cơ bản hình thành đầy đủ. Chỉ đợi ít tuần nữa sẽ hoàn chỉnh và thực hiện chức năng của mình khi bé con chào đời. Lúc này bé vô cùng nhạy cảm với ánh sáng. Chỉ cần mẹ đưa nguồn sáng trước vùng bụng, thai nhi sẽ men theo, đôi lúc lại dùng tay để sờ vào. Trông thấy cảnh này chắc hẳn mẹ không khỏi xúc động vì dáng vẻ đáng yêu vô cùng.

Tuần thứ 32

Một thai nhi hoàn chỉnh đã được hình thành, cân nặng lúc này khoảng 1,8kg với kích thước gần 44cm. Lớp lông măng xung quanh bé bắt đầu rụng dần, da dẻ mịn màng so với trước kia và trông giống mẹ hơn.

Tế bào thần kinh không ngừng phát triển, đồng thời cơ quan não bộ tăng trưởng nhanh chóng. Lúc này kích thước não của bé đã bằng ¼ so với người bình thường. Một bước phát triển rất ngoạn mục phải không các mẹ?

Xem chi tiết: Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới nhất

Những thay đổi ở mẹ khi mang thai tháng thứ 8

Hiện tượng rỉ nước ối xuất hiện

Có một số trường hợp mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 8 bắt đầu xuất hiện triệu chứng rỉ nước ối. Đây là hiện tượng bình thường do lượng nước ối bên trong dư thừa quá mức. Tuy nhiên, mẹ cần để ý nếu lượng nước ối rò rỉ quá nhiều bị cạn kiệt. Rỉ ối sớm có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non. Đồng thời, vùng âm hộ ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập,

Có một số mẹ bầu sẽ nhầm lẫn và không phân biệt được đâu là dịch tiết âm đạo, nước ối hay nước tiểu. Mách mẹ cách nhận dạng chúng:

  • Nước ối có màu trong, mùi dịu nhẹ hơn nước tiểu. Quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh nếu mẹ thử, hơn nữa không thể ngăn được nước ối ngưng chảy.
  • Nước tiểu có màu vàng nhạt, mùi khai hơn nước ối.
  • Dịch âm đạo là dịch nhầy, đặc có màu vàng hoặc xanh, mùi tanh hơn nước tiểu và nước ối.

Khi nước ối có hiện tượng rò rỉ, mẹ nên đặt miếng băng vệ sinh bên trong để nhận diện. Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi trong bụng. Đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ, không ngâm mình trong bồn tắm. Đặc biệt, ngưng quan hệ tình dục khi mang thai nếu xảy ra tình trạng này.

Các cơn ngứa rát khiến mẹ vô cùng khổ sở

Càng về cuối thai kỳ đồng nghĩa mẹ phải đối mặt nhiều hơn với các triệu chứng khó chịu tháng thứ 8. Điển hình lúc này là cơn ngứa kéo đến không ngừng.

Bụng ngày một to làm da bị kéo căng quá mức. Kèm theo đó, nội tiết thay đổi liên tục khiến mẹ khổ sở khi ngày ngày chống chọi với sự hành hạ của các cơn ngứa ngáy. Không dừng lại, ngứa còn lan sang cả vùng kín do dịch âm đạo nhiều hơn. Nhìn mẹ thật đáng thương, lúc nào cũng loay hoay làm giảm cơn khó chịu.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chẳng khuyến khích cho mẹ gãy ngứa đâu. Hành động chà xát mạnh không những làm tình trạng ngứa ngày một tăng thêm, mà nó còn khiến vết thương nhiễm trùng và lây lan sang những vùng khác.

Lời khuyên cho mẹ nên vệ sinh thân thể bằng nước ấm. Phối hợp cùng dung dịch sát khuẩn để ức chế cơn ngứa. Đồng thời giữ vùng kín luôn sạch sẽ nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Xem thêm: Bà bầu bị ngứa da: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Đau thần kinh tọa làm mẹ bầu điêu đứng

Đây là triệu chứng thai kỳ do hormone biến đổi. Đồng thời, kích thước vòng bụng tăng làm xương khớp bị chèn ép quá mức. Tuy nhiên, nếu quá trình ăn uống không cung cấp đủ lượng canxi cho bà bầu hoặc mang đa thai đa cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở Califonia (Mỹ), có đến 60% mẹ bầu phải đối mặt với chứng đau thần kinh tọa khi mang thai, đặc biệt khi mang thai tháng thứ 8 và 9. Tuy triệu chứng này không đe dọa đến tính mạng nhưng lại đem đến cho mẹ bầu nhiều phiền phức vô cùng. Kích thước bụng to, kèm theo các cơn đau nhức hành hạ cả ngày lẫn đêm khiến mẹ khủng hoảng, đời sống sinh hoạt trong tam cá nguyệt cuối đảo lộn. Hơn nữa còn tăng nguy cơ trầm cảm khi mang thai nếu triệu chứng này kéo dài.

Giải pháp cho mẹ là nên cung cấp nhiều canxi trong khẩu phần ăn hằng. Thay đổi thói quen sinh hoạt, song song đó thực hiện châm cứu, massage lên vùng tổn thương để hạn chế tình trạng đau nhức. Nếu vẫn không thuyên giảm mẹ nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để giảm đau.

Thực hư của việc tiểu són khi mang thai tháng thứ 8

Hơn 80% các mẹ thường gặp phải hiện tượng này khi mang thai tháng thứ 8. Điều này được giải thích bởi kích thước bụng to, làm cơ xương chậu căng quá mức để nâng đỡ em bé trong bụng. Vì thế, mỗi khi mẹ ho hoặc có tác động đến vùng bụng thì đường ống tiểu bị ảnh hưởng, dẫn đến nước tiểu rò rỉ không thể kiểm soát.

Hiện tượng són tiểu không làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ. Nhưng nó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ. Mẹ có thể khắc phục tình trạng bằng cách:

  • Siêng năng luyện tập các động tác Kegel để góp phần tăng độ săn chắc cho đáy xương chậu. Hơn nữa còn giúp mẹ dễ dàng “vượt cạn” trong quá trình sinh nở.
  • Chọn quần lót có chất liệu thấm hút tốt, mẹ cần hạn chế dùng băng vệ sinh vì có thể gây bí tắc vùng kín.
  • Mẹ không nên nhịn tiểu, khi mắc phải đi ngay. Ngoài ra đừng vì lý do ngại đi tiểu mà hạn chế uống nước, điều đó sẽ khiến cơ thể mẹ thiếu cân bằng điện giải ảnh hưởng cho sức khỏe của hai mẹ con.

Lưu ý: Nếu tình trạng tiểu són diễn ra liên tục với mức độ ngày càng nhiều, mẹ cần thăm hỏi ý kiến của chuyên gia y tế để tránh gặp phải nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xem thêm: Tiểu són khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp xử lý cho mẹ bầu

Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 8

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm không?

Câu hỏi này thường được số đông mẹ bầu thắc mắc. Triệu chứng căng cứng bụng xảy ra ở những mẹ bầu mang thai vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối. Hiện tượng này khá phổ biến, hầu như không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu, do đó mẹ đừng lo lắng quá.

Triệu chứng căng cứng bụng xuất hiện do thai nhi ngày một lớn, “tên nhóc” di chuyển và cử động thường xuyên làm áp lực lên vùng bụng. Đồng thời, tử cung bị chèn ép quá mức khiến vùng bụng trở nên quá tải. Ngoài ra áp lực tâm lý sinh nở, lo lắng triền miên của mẹ cũng khiến vùng bụng không được giải tỏa.

Để hạn chế tình trạng này mẹ nên giữ tâm lý thoải mái, tránh suy nghĩ quá nhiều. Ăn nhiều rau xanh để hạn chế táo bón làm quá trình đi ngoài khó khăn. Tránh tác động mạnh lên vòng bụng, khi massage phải tương đối nhẹ nhàng. Đồng thời khi ngủ nằm nghiêng để giảm áp lực, hơn nữa còn giúp khí huyết lưu thông dễ dàng.

Xem thêm: Bà bầu ngủ ngáy: Đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Bụng bầu 8 tháng nhưng nhỏ như 5, 6 tháng có sao không?

Có nhiều mẹ bầu mất ăn mất ngủ vì cảm thấy vòng 2 của mình có kích thước tương đối nhỏ dù đã mang thai tháng thứ 8. Thậm chí khi người khác nhìn vào không nghĩ mẹ đã gần sinh. Điều này khiến mẹ hoảng loạn vô cùng, lo sợ em bé trong bụng bị suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển.

Các chuyên gia cho biết kích thước vòng bụng to hoặc nhỏ không phản ánh đúng thực tại bên trong mà nó quyết định bởi nhiều yếu tố.

Lượng nước ối

Nếu lượng ối trong bụng mẹ được sản sinh quá mức điều đó cũng làm kích thước vòng 2 to lên thấy rõ. Mẹ có thể kiểm tra sự thay đổi vòng bụng của mình theo mức độ lượng ối tăng lên.

Thể trạng từng người

Nhiều mẹ bầu có cơ địa nhỏ nhắn hoặc do yếu tố di truyền, bởi thế cho dù thai qua nhiều tuần tuổi vẫn giữ được vóc dáng thon gọn, tuy nhiên điều này làm mẹ khá lo lắng vì mãi bụng vẫn chưa lớn. Lời khuyên cho mẹ cứ yên tâm, nếu khi khám thai bác sĩ kết luận thai khỏe thì điều đó chẳng liên quan gì đến vóc dáng vòng 2.

Vòng bụng của mỗi người sẽ thay đổi khác nhau và tùy vào cơ địa mỗi người. Không có kết luận nào chỉ ra bụng to thì thai nhi mới khỏe. Vì thế mẹ đừng nên quá áp lực lên kích thước vòng bụng của mình. Nếu xuyên suốt thai kỳ mẹ tăng khoảng 11 đến 18kg thì tình trạng thai diễn ra bình thường. Hơn nữa kích thước bụng nhỏ còn giúp mẹ dễ lấy lại vóc dáng sau sinh.

Xem thêm: Bác sĩ giải đáp: Mang thai bụng nhỏ có sao không?

Lời kết

Mang thai tháng thứ 8 là thời điểm mẹ nên dành toàn bộ thời gian chăm lo sức khỏe. Chỉn chu trong sinh hoạt, ăn uống đầy đủ đảm bảo đủ chất. Đây là 2 việc mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Một điều quan trọng cần nhớ, mẹ phải tuân thủ lịch khám thai đều đặn trong giai đoạn cuối. Nếu có bất thường nên báo ngay với chuyên gia y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Mẹ có thể tham khảo

  • Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 9: Con sắp chào đời
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ chín
  • Dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 8
  • Cuộc sống mẹ bầu mang thai tháng thứ 8, chú trọng từ những điều nhỏ nhặt
  • Chuẩn bị đồ đi sinh: Những vật dụng cần thiết nhất mẹ cần mang theo
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories