Mang thai tháng thứ 7: Bụng to, mẹ nên cẩn trọng khi đi lại

Bạn đang băn khoăn: “Thai nhi phát triển ra sao ở tháng thứ 7?” Hãy đọc bài viết của iPREG để có câu trả…

Mang thai tháng thứ 7 là lúc mọi thứ bắt đầu tăng tốc để bước sang quá trình hoàn thiện. Chiều dài và cân nặng thai nhi trong tháng thứ 7 có sự phát triển vượt bậc. Các cơ quan khác cũng hình thành hoàn chỉnh.

Bé yêu trong bụng như thế nào? Cơ thể thai phụ có những thay đổi gì? Qua bài viết này, iPREG sẽ cùng mẹ tìm hiểu thật chi tiết qua quá trình mang thai tháng thứ 7 của mẹ bầu.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem lại: Mang thai tháng thứ 6: Theo dõi sự phát triển của con yêu

Quá trình phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 7

Khi mang thai tháng thứ 7, bụng bầu đã nhô lên thấy rõ khiến từng bước di chuyển của mẹ thêm phần nặng nề. Do đó, mẹ cần phải thật cẩn trọng khi đi lại. Dưới đây là toàn bộ quá trình phát triển của con trong tháng thứ 7 này, mẹ tham khảo chi tiết nhé.

Thai nhi tuần thứ 25

Ở tuần 25 cân nặng thai nhi gia tăng khá ổn định, nhỉnh hơn tuần 24 khoảng 100g. Lúc này trọng lượng thai nhi được khoảng 600g, dài được 35cm rồi các mẹ. Đồng thời, bộ phận sinh dục hình thành khá đầy đủ.

Tế bào thần kinh đang không ngừng hoàn thiện. Song song đó, hoạt động hô hấp diễn ra linh hoạt hơn, thường xuyên hít thở để vận động phổi. Dường như bé cảm nhận được không lâu nữa mình sẽ sống ở một môi trường mới, nên hiện tại rất chăm chỉ thực hành.

Thai nhi tuần thứ 26

Mẹ sẽ ngạc nhiên vì lúc này thai nhi 26 tuần đang phát triển khá nhanh, cân nặng tăng vọt đến 300g so với tuần trước. Trọng lượng bé đã đạt mức 900g và dài đến 38cm. Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành để thích ứng được nhiệt độ môi trường sau khi ra ngoài. Hơn nữa mẹ sẽ nghe đều đặn tiếng nấc cụt của bé mỗi ngày. Hành động này diễn ra vài phút và có thể làm mẹ khá nhột đấy nhé!

Thỉnh thoảng mẹ sẽ bắt gặp khoảnh khắc “tên nhóc” đang mút tay thoăn thoắt trông đáng yêu vô cùng. Não bé phát triển nhanh chóng với nhiều mô não dần hình thành. Đồng thời, hoạt động ngủ và thức của bé cũng diễn ra nhịp nhàng.

Thai nhi tuần thứ 27

Khi bước vào tuần này, thai nhi đã nặng được gần 1kg, dài đến 37cm. Một sự phát triển ngoạn mục phải không mẹ!

Nếu nhìn hình siêu âm thật kỹ, mẹ sẽ thấy tóc bé bắt đầu mọc, mí mắt có sự xuất hiện len lỏi của hàng lông mi thưa thớt. Hệ thống thị giác đã gần hoàn chỉnh, vì thế bé đã cảm nhận được ánh sáng mờ mờ bên ngoài tử cung.

Trong khoảng thời gian này thính lực của bé dần tiến bộ hơn. Bé đã nghe rõ âm thanh từ môi trường ngoài, còn có thể đáp trả ngay tức khắc nữa đấy! Mẹ nhớ thường xuyên trò chuyện cùng bé, đừng quên cho bé nghe nhạc để kích thích cơ quan não bộ phát triển một cách toàn diện.

Xem thêm: Nhạc cho thai nhi giúp kích thích phát triển trí não mẹ nên biết

Thai nhi tuần thứ 28

Trọng lượng thai nhi lúc này đã chiếm gần hết không gian tử cun. Chắc hẳn “nhóc siêu quậy” cảm thấy môi trường hiện tại khá chật chội rồi. Các cơ bắp có độ săn chắc hơn. Đồng thời, noron thần kinh trong não không ngừng sinh sôi.

Lúc này mắt bé thường xuyên mở, mức độ cảm nhận ánh sáng ngày càng nhạy bén. Nếu mẹ dùng đèn pin soi vào vòng bụng của mình, thai nhi có xu hướng di chuyển về phía ánh sáng. Giai đoạn những tháng cuối nhu cầu canxi ở trẻ tăng mức vượt bậc. Do đó, mẹ cần bổ sung đủ nguồn dưỡng chất qua chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7 một cách khoa học, giúp xương bé ngày càng cứng cáp hơn.

Cơ thể bà bầu không ngừng thay đổi khi mang thai tháng thứ 7

Sự quay lại của ốm nghén

Hơn 50% bà bầu mang thai tháng thứ 7 bị “làm phiền” trở lại bởi những cơn ốm nghén [*]. Điều này được giải thích do thai nhi ngày một lớn, chiếm đa phần diện tích bên trong tử cung nên khiến cơ thể mẹ mệt mỏi. Tuy nhiên, tam cá nguyệt cuối là giai đoạn nhạy cảm, lúc này mẹ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn bao giờ hết. Nếu mẹ bị cản trở ăn uống, thai nhi có nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất cao dẫn đến sinh trước ngày sinh dự kiến.

Giải pháp cho mẹ nên nhờ bác sĩ hỗ trợ, tại đó chuyên gia đưa ra lời khuyên cũng như biện pháp ăn uống đơn giản nhưng hấp thụ được nhiều dưỡng chất. Cảm thấy tình hình nghiêm trọng, bác sĩ sẽ có giải pháp giúp mẹ bổ sung đủ chất bằng các loại thực phẩm chức năng.

Xem thêm: Vitamin tổng hợp cho bà bầu, mẹ có thiếu vitamin?

“Dậy thì” muộn

Mẹ bầu cảm thấy mụn xuất hiện nhiều hơn trên mặt, do tháng này hormone thai kỳ hoạt động mạnh mẽ trở lại chúng làm mẹ “dậy thì” thêm lần nữa.

Để cải thiện tình trạng, mẹ hạn chế sử dụng mĩ phẩm lên da, rửa mặt hằng ngày bằng sữa dịu nhẹ. Tuyệt đối không can thiệp đến những nốt mụn bằng các loại thuốc đặc trị.

Những nốt montgomery xuất hiện

Khoảng tuần 28, mẹ cảm thấy ngực mình căng tức hơn, đầu vú sạm đen. Quầng thâm cũng lan rộng ra nhiều so với những tuần trước, sữa non vẫn thỉnh thoảng tiết ra. Giờ đây mẹ còn phát hiện những nốt nhỏ li ti xung quanh vú xuất hiện, nhiệm vụ của chúng là kích thích hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa.

Tháng này vòng ngực mẹ có nhiều thay đổi, do đó mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Mẹ cũng cần chăm sóc kỹ lưỡng đầu ti, dùng khăn ấm lau chùi xung quanh bầu vú. Đồng thời, lựa chọn áo ngực rộng rãi, đừng quá bó sát gây khó chịu cho bộ phận nhạy cảm này nhé!

Rối loạn giấc ngủ liên tục xảy đến

Vào tam cá nguyệt cuối, chắc hẳn mẹ không thể nào có giấc ngủ trọn vẹn cả đêm. Sự “ghé thăm” liên tục của cơn đau nhức, kéo theo đó là triệu chứng tiểu són thường xuyên. Các triệu chứng khó chịu tháng thứ 7 thi nhau “làm phiền”, thử hỏi còn đâu thời gian cho mẹ chợp mắt.

Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến tinh thần mẹ ngày càng suy sụp, cơ thể bất an, sức khỏe cũng từ đó mà giảm sút. Hầu như mẹ chẳng còn năng lượng để động chạm vào những việc khác. Tuy nhiên, mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tập luyện những động tác hỗ trợ giấc ngủ. Đồng thời, các ông bố nên giúp đỡ mẹ bằng phương pháp massage, nhằm mục đích thư giãn gân cốt mang đến cho mẹ giấc ngủ ngon hơn.

Xem thêm: Bà bầu ngủ ngáy: Đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Bước đi mất thăng bằng

Lượng oxy cung cấp cho hoạt động trao đổi chất ngày một gia tăng không ngừng làm mẹ cảm thấy khó thở. Hơn nữa kích thước vòng bụng lớn dần khiến trọng tâm cơ thể dịch chuyển xuống phần bụng dưới, lúc này mỗi bước chân của mẹ đều là trở ngại, khó khăn.

Nếu người khác nhìn vào sẽ cảm nhận được sự nặng nề khi mẹ di chuyển. Do vậy, mẹ bầu cũng cảm thấy lười di chuyển hơn, chỉ muốn nằm yên một chỗ cho nhẹ người.

Lời khuyên của chuyên gia, mẹ nên tập luyện tay chân một chút để khí huyết lưu thông. Nếu mẹ không vận động sẽ tạo điều kiện cho các cơn đau nhức kéo đến nhiều hơn. Gia đình nên chú ý theo dõi từng bước cử động của mẹ, tránh để mẹ đi một mình phòng ngừa những điều không may xảy ra.

Phù nề tay chân kéo đến không ngừng

Hơn 80% mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng phù nề tay chân khi mang thai tháng thứ 7. Nguyên nhân là do kích thước bụng mẹ phát triển lớn, trọng tâm thay đổi khiến cơ thể mất cân bằng về một phía. Chân tay mẹ bắt đầu sưng phù. Có trường hợp còn kéo theo cả mặt, triệu chứng chuột rút từ đó cũng liên tục ghé thăm.

Giờ đây mẹ bầu nhìn chẳng khác gì tên “khổng lồ” khi thân thể sưng to thấy rõ. Để giảm bớt tình trạng này mẹ cần xoa bóp nhẹ nhàng, đi lại xung quanh để tránh tình trạng tích nước. Đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết nhằm xoa dịu những cơn đau nhức.

Lưu ý: Khi gặp phải những vấn đề trên, tâm lý mẹ bầu tháng thứ 7 không tránh khỏi những tổn thương. Do đó, mẹ cần bình tĩnh đừng suy nghĩ nhiều, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Việc làm này sẽ giúp mẹ có thể thoát ra cơn khủng hoảng một cách dễ dàng.

Mẹ có thể tham khảo: Phù chân khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm khôn lường

Giải đáp những thắc mắc của mẹ mang thai tháng thứ 7

Thai 7 tháng tuổi nhịp tim bao nhiêu?

Rất nhiều mẹ bầu thường thắc mắc về vấn đề nhịp tim của con trong tháng này. Trong kết quả khám thai 3 tháng cuối, mẹ sẽ thấy có xuất hiện chấm nhỏ, đó chính là nơi tồn tại trái tim của bé.

Theo các chuyên gia y tế, tim thai trong tháng thứ 7 đạt từ 90 đến 100 lần mỗi phút. Nếu thai nhi đã hoàn thiện gần đầy đủ các bộ phận thì nhịp tim lúc này dao động từ 120 đến 160 lần. Khi nhịp tim ở mức 180 lần/phút tức là “bé yêu” chính thức phát triển, chuẩn bị cho sự chào đời khỏe mạnh.

Nếu tháng này nhịp tim của bé thấp hơn mức 100 lần/phút, mẹ cần kiểm tra lại chính xác vài lần. Kết quả vẫn không thay đổi mẹ phải nhờ sự can thiệp ngay của bác sĩ chuyên khoa, có thể tim bé đập yếu là cảnh báo của sự nguy hiểm.

Xem thêm: Sảy thai: Các nguyên nhân sảy thai dễ gặp nhất mẹ cần biết

Ra máu khi mang thai tháng thứ 7 có sao không?

Có nhiều trường hợp mẹ bầu ra máu khi mang thai tháng thứ 7, tuy nhiên tùy cơ đia mỗi người mà mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau.

Thông thường khi ra máu mẹ bầu cảm thấy vô cùng hốt hoảng, nhưng mẹ cần bình tĩnh bởi tình trạng xuất huyết có thể xuất phát do nguyên nhân sau:

Bong nhau thai: Đây là tình trạng do một phần nhau thai bị tách nứt ra khỏi tử cung. Lúc này, việc truyền dưỡng chất cũng như oxy sẽ bị gián đoạn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Trường hợp trên thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu lưu ý cảnh giác và báo ngay cho bác sĩ khi cần thiết.

Sinh non: Có một số trường hợp ra máu cảnh báo nguy cơ dọa sinh non ở trẻ. Tuy nhiên đây chỉ mới là tuần 28 thai kỳ nên việc bé chào đời lúc này là tương đối sớm, nói cách khác phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Khả năng sống sót của bé sẽ bị hạn chế, đồng thời dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác như thiểu năng, nhiễm trùng máu, miễn dịch thấp,…

Bởi thế mẹ cần đề phòng tình trạng này bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, tránh va chạm mạnh. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích có hại đến sức khỏe thai kỳ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường như co thắt, ra máu âm đạo,… cần di chuyển đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

Lưu ý cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 7

Bước vào tam cá nguyệt thứ 3 bụng bầu đã gia tăng kích thước, vì thế di chuyển của mẹ cũng khó khăn hơn. Nhưng mẹ đừng bị trở ngại đó mà lười vận động thể thao sẽ khiến sức khỏe thai kỳ trở nên trì trệ.

Bên cạnh đó tháng này nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, do vậy mẹ phải bổ sung đủ lượng dưỡng chất tiêu chuẩn mỗi ngày. Song song đó đừng quên luyện tập thai giáo thường xuyên để nâng cao thể chất lẫn trí tuệ cho “cục cưng” sắp sửa ra đời.

Xem thêm: Thai giáo 3 tháng cuối: Bước ngoặt lớn cho sự chào đời của bé

Mẹ có thể tham khảo

  • Thai nhi tháng thứ 8 phát triển ra sao? Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ tám
  • Mách mẹ bí quyết chăm sóc cuộc sống trong tháng thứ 7 thai kỳ
  • Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay, cách điều trị hiệu quả
  • Infographic: 5 vật dụng không thể thiếu khi chăm trẻ sơ sinh
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay