Tháng thứ 5 thai kì, con đã phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ có những biến đổi ra sao? Mẹ cùng đọc…
Mang thai tháng thứ 5, trọng trách thiêng liêng mà mẹ đang gánh vác đã đi được hơn nửa chặng đường. Giờ đây nhìn mẹ chuẩn như một bà bầu thực thụ. Cơ thể đẫy đà, bụng cũng lộ rõ, thân hình không còn mảnh mai như trước nữa. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5 diễn ra khá nhanh. Bé đã có thể cảm nhận rõ ràng những âm thanh bên ngoài.
Bạn có muốn biết: Mang thai tháng thứ 5 thai nhi phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ thay đổi ra sao không? Hãy cùng iPREG tìm hiểu nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới nhất
Quá trình phát triển của thai nhi trong tháng thứ 5
Khi mang thai tháng thứ 5, chắc hẳn nhiều bà bầu đang vô cùng hào hứng, bởi mẹ luôn cảm nhận rất rõ từng hoạt động của em bé bên trong. Mọi cấu trúc cơ thể bé đã được hoàn thiện. Lúc này, bé đã biết hóng chuyện, tay chân cử động linh hoạt. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới mẹ cái nhìn rõ nhất về sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 5.
Tuần thứ 17
Thai nhi phát triển đáng kinh ngạc, em nặng được khoảng 140g và có kích thước gần 13cm rồi các mẹ ạ! Hệ thống thính giác ngày một hoàn thiện hơn với đầy đủ chức năng. Bé lúc nào cũng híp mắt lại, sẵn sàng hóng mọi chuyện “trên trời dưới đất” mà mẹ tâm sự hằng ngày.
Thời gian này, là lúc lượng nước ối cần sản sinh nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi. Giúp ích cho quá trình di chuyển, sinh hoạt, cử động mỗi ngày. Đồng thời, xương bé đang dần cứng cáp hơn, đòi hỏi mẹ phải đáp ứng nhu cầu canxi liên tục nhằm hỗ trợ cho hệ xương phát triển.
Xem thêm: Thuốc canxi nào tốt nhất cho bà bầu, mẹ đã biết chưa?
Tuần thứ 18
Mẹ đừng vội hốt hoảng vì cơ thể tăng cân quá mức. Nguyên nhân là em bé trong bụng đang “lớn nhanh như thổi”. Hệ thống thị giác hình thành đầy đủ và có phần nhạy cảm hơn với ánh sáng, phổi đang phát triển mạnh mẽ để kịp thích nghi với không khí môi trường bên ngoài.
Cơ quan tiêu hóa đang bắt đầu đi vào hoạt động. Trong hệ tiêu hóa đã hình thành phân nhỏ xíu dạng hồ, vật này xuất hiện là do “bé cưng” thải ra. Phân sẽ tồn tại đến hết thai kỳ, mãi đến sau sinh thì chất bẩn mới được đẩy ra bên ngoài.
Tuần thứ 19
Đây là lúc mẹ cảm nhận rõ nhất sự thiêng liêng của tình mẫu tử. “Nhóc con” càng lớn, càng thường xuyên trêu nghịch mẹ hơn. Hệ thống não bộ của bé đã kiểm soát được hành động của mình. Mẹ còn bất ngờ hơn vì “tên kháu khỉnh” này còn biết dỗi hờn nữa cơ đấy! Thỉnh thoảng nheo mắt, nhăn mày, làm mặt xấu, đôi lúc còn trả đũa mẹ bằng những cú đạp bất ngờ.
Giờ đây bố mẹ phải cảnh giác nhé! Bất cứ lời nào thốt ra mà “tên” này không ưng bụng, sẽ phản ứng lại bằng cách duỗi lưng, lăn, cuộn mình để nhắc nhở “phụ huynh” sửa sai ngay.
Tuần thứ 20
Con đã khôn lớn rất nhanh rồi các mẹ ạ! Cơ thể dài đến 30cm và nặng được 300g. Một sự phát triển ngoạn mục! Thể trọng gấp đôi những tuần đầu của tháng. Giác quan bắt đầu phân chia rõ rệt nhiệm vụ. Các chức năng của khứu giác, vị giác, xúc giác, thính giác, thị giác được phân biệt rạch ròi.
Đây là lúc bố mẹ cảm nhận rõ nhất nhịp tim của con qua từng ngày, song song đó là những cử chỉ, hành động phản xạ của bé. Đối với những bố mẹ lần đầu lên chức chắc hẳn sẽ vô cùng xúc động, vì ngày ngày lắng nghe được âm thanh của “thiên thần nhỏ” tồn tại bên trong.
Do đó, gia đình hãy thường xuyên trò chuyện và chăm chỉ các bài tập thai giáo để não bộ con được phát triển hoàn thiện hơn.
Xem thêm: Thai giáo 3 tháng giữa: Kích thích trí não trẻ phát triển toàn diện
Sự thay đổi cơ thể bà bầu mang thai tháng thứ 5
Cơ thể dần thích nghi, nên những triệu chứng khó chịu tháng thứ 5 cũng không làm mẹ bầu quá mệt mỏi như trước. Tuy nhiên, một vài triệu chứng cũ vẫn còn tồn tại, đồng thời xuất hiện thêm các vấn đề khác. Cụ thể như sau:
Có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch
Theo các chuyên gia, hơn 70% mẹ bầu xuất hiện chứng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai tháng thứ 5. Nguyên nhân là do tăng cân quá mức, cùng với sự sản sinh máu liên tục để cung cấp cho thai nhi trong bụng. Mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện những mạch máu nhỏ xung quanh đùi hoặc mắt cá chân.
Trường hợp nghiêm trọng hơn, phần da trên những mạch máu mới xuất hiện có hiện tượng khô rát, đôi khi thấy các vệt đỏ. Mẹ nên có giải pháp kịp thời từ lời khuyên của bác sĩ, đồng thời không nên đứng quá lâu, ăn mặc rộng rãi để khắc phục tình trạng trên.
Xem thêm: Bà bầu bị ngứa da: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Làn da đen sạm, các sắc tố da hình thành
Một tình trạng khiến thai phụ bị áp lực tâm lý tháng thứ 5 nặng nề là do làn da hình thành thâm nám. Đồng thời, những nốt mụn “đáng ghét” cùng các đốm tàn nhang cũng thi nhau xuất hiện. Tuy đây chỉ mang yếu tố thẩm mỹ, nhưng nó tác động không nhỏ đến cảm xúc mẹ bầu. Các vấn đề này làm mẹ khá tự ti trong giao tiếp, điều đó áp lực lên tâm lý gây cản trở công việc hằng ngày.
Mẹ hãy cố gắng vượt qua giai đoạn mang thai tháng thứ 5, bởi các sắc tố chỉ xuất hiện tạm thời, sẽ hết hoàn toàn sau sinh. Do đó, đừng vì những vấn đề nhỏ làm ảnh hưởng đến tâm lý, không tốt cho sức khỏe hai mẹ con.
Bị ngất do đau đầu liên tục
Những tháng trước tình trạng đau đầu đôi lúc “ghé thăm”. Nhưng khi mang thai tháng thứ 5, triệu chứng này xuất hiện ngày càng nhiều khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi. Nguyên nhân được giải thích là do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi, đòi hỏi lượng máu phải sản sinh liên tục.
Đồng thời, tử cung ngày một lớn gây áp lực lên các động mạch. Từ những nguyên nhân đó, khiến tuần hoàn máu thay đổi đột ngột, do vậy mẹ bầu thường xuyên bị tụt huyết áp, đôi khi ngất xỉu.
Lời khuyên đưa ra: Mẹ bầu cần bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ để đáp ứng đủ quá trình sản xuất máu. Không những thế, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, trong túi luôn có sẵn đồ ăn vặt để cân bằng huyết áp tạm thời.
Xem thêm: Thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt, tác dụng phụ ra sao?
Đau lưng vẫn dai dẳng
Mang thai tháng thứ 5, triệu chứng đau lưng bà bầu vẫn chưa thuyên giảm. Thai càng lớn, thì các dây chằng càng bị kéo căng để duy trì thăng bằng cho cơ thể. Vì vậy mẹ cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để đẩy lùi tình trạng trên.
Trong chế độ dinh dưỡng nên ưu tiên những thực phẩm chứa canxi và vitamin D. Cuộc sống hằng ngày mẹ đừng quá tham việc, áp lực công việc nhiều thì những cơn đau nhức cũng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Song song đó, mẹ nên có kế hoạch tập luyện thể thao. Những bài tập vận động tháng thứ 5 không những cải thiện tình trạng đau nhức, mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe hai mẹ con.
Những thắc mắc bà bầu thường gặp khi mang thai tháng thứ 5
Mang thai tháng thứ 5 là thời điểm xuất hiện nhiều thay đổi mới lạ ở cả mẹ và bé. Điều này khiến nhiều chị em băn khoăn. Vậy các mẹ thường lo lắng và thắc mắc những vấn đề gì? Cùng theo dõi qua nội dung dưới đây.
Nôn ói khi mang thai tháng thứ 5 có sao không?
Thông thường tình trạng ốm nghén chỉ xuất hiện ở những tháng đầu thai kỳ, muộn lắm thì đã dần biến mất vào cuối tháng thứ 4. Tuy nhiên một số thai phụ vẫn bị hành nghén liên tục, đây là trường hợp phản ứng quá mạnh với hormone thai kỳ làm tình trạng này không chịu thuyên giảm.
Theo các chuyên gia cho biết, nếu nôn nghén tồn tại xuyên suốt thai kỳ là điều không bình thường. Đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm đến sức khỏe làm cuộc sống mẹ bầu ngày càng giảm sút. Nếu đến tháng thứ 5 mẹ bầu vẫn còn nôn nghén, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xem thai kỳ có đang ổn định.
Xem thêm: Chăm sóc cuộc sống cho mẹ bầu tháng thứ 5, để con khỏe mẹ vui
Em bé trong bụng đạp liên tục có ảnh hưởng gì?
Những cử động nhỏ của bé là hiện tượng rất bình thường. Không những thế, điều đó còn khẳng định thai trong bụng đang ngày một lớn. Theo tự nhiên, hiện tượng thai máy sẽ xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối hoặc những lúc bố mẹ trò chuyện cùng con.
Tuy nhiên mẹ cần chú ý, nếu những cú đạp của bé thay đổi theo tần suất tăng dần, ngày càng mạnh và liên tục, thì có lẽ “bé cưng” đang cần sự trợ giúp của mẹ. Có thể bé đang muốn thông báo cho mẹ biết rằng, oxy không đủ để hô hấp hoặc còn những lý do bất ổn khác làm con khó chịu. Do vậy, mẹ cần theo sát thai máy để nắm được tình trạng sức khỏe của bé.
Bụng bầu to dần qua các tuần thai
Nỗi thắc mắc thường gặp của những mẹ bầu giai đoạn này là trọng lượng cơ thể và kích cỡ vòng bụng.
Theo các chuyên gia, đa số mẹ bầu ở tháng thứ 5 sẽ tăng khoảng từ 2 đến 5kg. Bụng có xu hướng nhô ra với kích thước to bằng quả bóng. Nhưng tùy vào chế độ dinh dưỡng tháng thứ 5 hoặc cơ địa mỗi người mà vòng 2 sẽ có sự to nhỏ khác nhau.
Những mẹ bầu đam mê với thức ăn nhiều chất béo, thường có vòng bụng to hơn. Ngoài ra lượng nước ối sản sinh, cũng là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến kích thước vòng 2.
Có những mẹ khá lo sợ vì tháng thứ 5 rồi mà vẫn chưa thấy bụng, hoặc bụng quá to so với tiêu chuẩn. Mẹ cứ yên tâm, nếu ăn uống đủ chất và cảm nhận được những cử động của thai nhi bên trong, có nghĩa là bé đang phát triển bình thường.
Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, nếu bụng to nhưng không nghe được nhịp tim của con thì nên đến bác sĩ ngay, có thể bé đang phát triển kém hoặc đã chết lưu trong bụng.
Xem thêm: Bác sĩ giải đáp: Mang thai bụng nhỏ có sao không?
Tháng thứ 5, không tiếp tục có thai được không?
Đây là thắc mắc của hầu hết các mẹ mới phát hiện có thai hoặc mang thai ngoài ý muốn, nhưng vì nguyên do nào đó mà không can thiệp sớm.
Lời giải đáp cho mẹ bầu là không nên. Nguyên nhân bởi tháng này kích thước và khối lượng thai nhi đã lớn, các bộ phận bên trong cơ thể đã hình thành đầy đủ. Những phương pháp xử lý như: nạo, hút, uống thuốc rất khó mang lại hiệu quả.
Nếu như mẹ vẫn quyết định ngưng thai bằng các biện pháp này khả năng rất cao phải đối phó với những nguy cơ như thủng tử cung, xuất huyết nặng, vô sinh thậm chí tử vong sau đó.
Lời khuyên cho mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Thai nhi là món quà quý giá, là mầm sống thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng. Vì thế hãy cố gắng gìn giữ và đồng hành đến suốt thai kỳ.
Xem thêm: Những việc quan trọng nhất mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai
Mang thai tháng thứ 5 là giai đoạn thai nhi đang phát triển vượt bậc để chuẩn bị cho hành trình chào đời sắp tới. Vì thế mẹ cần sắp xếp cho mình chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Bên cạnh đó, các cơ quan cảm giác của bé gần như hoàn thiện, mẹ nên áp dụng thường xuyên hơn các phương pháp thai giáo. Hoạt động này có vai trò quan trọng giúp kích thích trí tuệ cũng như sự sáng tạo của cơ quan não bộ.
Mẹ có thể tham khảo
- Mang thai tháng thứ 6: Theo dõi hành trình khôn lớn của “bé yêu”
- Cẩm nang mang thai tháng thứ sáu
- Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay, cách điều trị hiệu quả
- Omega 3 cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung như thế nào mới đúng cách
- Bổ sung kẽm cho bà bầu, những lưu ý và liều lượng phù hợp