Mẹ bầu mang thai tháng thứ 2 đã trải qua được rất nhiều thử thách. Tuy nhiên, trong tháng thứ 3 này mẹ vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều trạng thái sức khỏe nghiêm trọng. Mang thai tháng thứ 3, do sự xuất hiện liên tục của các triệu chứng hành thai, khiến ốm nghén phát triển tới mức đỉnh điểm.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của thai nhi trong tháng thứ 3 lại có những biến chuyển đáng mừng. Từ tuần 9-12, kích thước và cân nặng của bé tăng phi mã. Đây có thể coi là động lực giúp mẹ vượt qua khoảng thời gian vất vả này.
Để mẹ nhanh chóng bình ổn tâm lý, kịp thời bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. iPREG đã biên soạn chi tiết cẩm nang mang thai tháng thứ 3. Chúng tôi hi vọng, với những tư vấn hữu ích của DR. Tâm, mẹ sẽ thoát khỏi tam cá nguyệt đầu tiên một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Quá trình phát triển của thai nhi trong tháng thứ 3
Thiên thần nhỏ đang tiếp tục phát triển qua từng ngày. Tứ chi đã hình thành đầy đủ, các bộ phận bên trong dần hoàn thiện nhanh chóng.
Tuần thứ 9
Thai nhi được 3cm và nặng khoảng 4g rồi đấy các mẹ ạ! Mẹ có thể tưởng tượng ra được “con yêu” lúc này to bằng hạt đào. Đầu bé đã to hơn các bộ phận khác, có hình dáng cúi gập xuống phía ngực.
Hệ tiêu hóa dần được hoàn chỉnh. Song song đó, kích thước ruột dài hơn trước, cơ quan sinh sản phát triển khá đầy đủ. Đồng thời các bộ phận tay, chân đang dài ra trong tuần lễ này. Nhìn vào kết quả siêu âm, mẹ sẽ thấy chân bé bắt chéo vào nhau nữa đấy! Trông thật đáng yêu!
Xem thêm: Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? Bác sĩ tư vấn
Tuần thứ 10
Dường như mọi thứ đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc ở tuần này! Mẹ bầu biết không? Cứ mỗi phút có đến 250.000 tế bào thần kinh trong não bộ được sản sinh. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của não, các cơ quan nội tạng bên trong dần được hình thành đầy đủ.
Các ngón tay, chân đã có sự phân chia rõ ràng. Nhịp tim lúc này hoạt động khá ổn định, cứ 1 phút lại đập khoảng 160 lần. Me bầu tạm thời an tâm vì các dị tật thai nhi sẽ khó xảy ra trong khoảng thời gian này. Nhưng không vì thế mà bỏ quên chăm sóc dinh dưỡng tháng thứ 3 nhé nhé mẹ!
Tuần thứ 11
Vào tuần thứ 11, hoạt động của hệ tuần hoàn gia tăng đáng kinh ngạc, tỉ lệ thuận theo tốc độ phát triển của bé. Sở dĩ có sự gia tăng này là do mẹ phải chia sẻ một phần dinh dưỡng cho con.
Kích thước và cân nặng thai nhi ở tuần này phát triển rất nhanh chóng! So với tuần 9, lúc này bé đã nặng được 8g, dài khoảng 5cm. Bé thay đổi rất nhanh mẹ nhỉ! Gấp đôi tuần trước cơ đấy!
Bên cạnh đó, hai tai đã xuất hiện đầy đủ và di chuyển đúng vị trí. Bộ phận sinh dục đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Bắt đầu hình thành dương vật ở bé trai, môi âm hộ ở bé gái. Mẹ bầu có thể siêu âm để biết được giới tính của bé. Tuy nhiên chưa có gì chắc chắn. Bởi vì hai bộ phận sinh dục lúc này khá giống nhau, nên đôi khi bác sĩ vẫn nhầm lẫn giới tính ở trẻ.
Mẹ có thể thực hiện kiểm tra giới tính thai nhi qua bài viết: Xem rốn đoán sinh con trai hay con gái chính xác nhất
Tuần thứ 12
Giờ đây, bé đã ra dáng một thai nhi hoàn chỉnh. Các bộ phận trên khuôn mặt đã phát triển đầy đủ cùng với chiếc cằm xinh xinh nhô ra. Tay chân khá linh hoạt, xuất hiện móng tay chân.
Hơn nữa, thận đã được hình thành và hoạt động tốt để bài tiết nước tiểu thải qua bọc ối của mẹ. Mẹ bầu sẽ thường xuyên “làm bạn” với toilet. Bàng quang luôn trong tình trạng căng tức khiến mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Mẹ hãy cảnh giác, bởi nếu không kiểm soát tốt, mẹ rất dễ mắc chứng tiểu són khi mang thai.
Xem thêm: Nhịp tim thai 12 tuần biết trai hay gái có thực sự chính xác?
Những thay đổi ở mẹ khi mang thai tháng thứ 3
Giai đoạn cuối kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, vùng bụng dưới của mẹ đã bắt đầu nhô ra. Bên cạnh đó, các triệu chứng khó chịu liên tục “làm phiền” mẹ bầu. Có thể kể đến như:
Buồn nôn, ốm nghén
Ốm nghén là dấu hiệu có thai đứng đầu “danh sách đen” của bà bầu. Thống kê cho thấy, hơn 90% mẹ bầu tháng thứ 3 phải trải qua tình trạng ốm nghén cực độ. Liên tục “chịu trận” bởi những cơn hành nghén, làm mẹ bầu xanh xao, mệt mỏi thấy rõ. Rất nhiều mẹ bầu phải “tuyệt thực”, cho dù không muốn trường hợp này xảy ra chút nào.
Ăn vào là nôn khiến khẩu vị của mẹ biến tướng. Xuất hiện nhiều xáo trộn trong chế độ dinh dưỡng cũng như vận động tháng thứ 3 này. Cuộc sống và tâm lý của mẹ vì thế mà bị ảnh hưởng không ít. Hơn bao giờ hết, mẹ rất cần sự quan tâm từ bố và gia đình.
Tuy nhiên, sẽ có trường hợp những mẹ bầu may mắn thoát khỏi sự “đeo đuổi” của cơn nghén. Nhưng cho dù lý do gì đi nữa, các mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Mục đích cao cả nhất vẫn là sự khôn lớn, khỏe mạnh của “sinh linh” đang phát triển từng ngày trong bụng mẹ.
Xem thêm: 10 biện pháp giảm ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu
Đi tiểu thường xuyên
“Sánh đôi” cùng triệu chứng nôn nghén, mẹ bầu sẽ suốt ngày “làm bạn” với những cơn buồn tiểu. Nguyên nhân là do thai nhi đang phát triển, tạo áp lực lên bàng quang. Đồng thời lúc này, thận phải bài tiết liên tục để đẩy những chất thải của cả mẹ và bé ra ngoài. Chịu khó một tí, sẽ ổn nhanh thôi mẹ bầu nhé!
Nhu cầu “chăn gối” tăng cao
Giai đoạn cuối của kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu xuất hiện nhiều dịch tiết âm đạo hơn. Lý do đó làm khu vực “nhạy cảm” trở nên mềm mại, co giãn. Lúc này, ham muốn “chuyện ấy” bỗng dưng cao trào nhất. Tuy nhiên, các ông bố cần phối hợp nhẹ nhàng và sử dụng các tư thế thích hợp để em bé trong bụng mẹ không bị “quấy rầy”.
Xem thêm: Quan hệ tình dục an toàn khi mang thai, những điều cần lưu ý
Khó thở
Thai nhi ở tháng thứ 3 đã dần hoàn thiện hệ hô hấp. Hoạt động trao đổi chất của bé làm cho mẹ bầu cảm thấy khó thở hơn. Nếu có dấu hiệu này mẹ bầu đừng quá lo lắng! Tập luyện các phương pháp hít thở (ví dụ như Lamaze) không những giúp mẹ giải quyết vấn đề hiệu quả mà còn khiến quá trình sinh nở sau này đơn giản hơn bao giờ hết.
Để tìm hiểu chi tiết về phương pháp Lamaze, mẹ có thể tham khảo tại đây.
Táo bón
Mang thai tháng thứ 3, mẹ bầu sẽ vô cùng khó khăn khi giải quyết những cơn táo bón diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Táo bón xuất hiện do các hormone progesterone tăng nhanh, cản trở hoạt động tiêu hóa của ruột.
Tử cung phát triển chèn áp lên ruột, và việc bổ sung sắt cho bà bầu sai cách cũng là 2 nguyên nhân chính khiến chứng táo bón diễn tiến phức tạp hơn.
Nếu để tình trạng này kéo dài, hậu môn mẹ sẽ bị tổn thương. Những áp lực mạnh khi đi vệ sinh còn làm động đến thai nhi. Nếu chất bẩn không đào thải hết sẽ ứ đọng trong ruột, tạo thành những chất có hại như amoniac, phenol,…
Giải quyết táo bón
Mẹ bầu có thể áp dụng những cách dưới đây để giải quyết tình trạng táo bón của mình:
- Ăn nhiều rau củ, các thực phẩm lúa mạch để cung cấp chất xơ. Chất xơ rất tốt trong việc bài tiết chất thải, giúp di chuyển dễ dàng ra khỏi đường ruột. Ngoài ra, bổ sung nhiều chất xơ còn giúp ích cho quá trình trao đổi chất bên trong.
- Bố nên giúp đỡ mẹ bằng những động tác massage vùng bụng để hỗ trợ các nguyên nhân gây táo bón.
- Nước là loại “thần dược” hiệu quả trong việc chữa trị các cơn táo bón. Phụ nữ khi mang thai cần bổ sung nước nhiều hơn người thường, khoảng 3 lít nước mỗi ngày.
- Kết hợp dầu dừa vào những món ăn hằng ngày để làm giảm triệu chứng trên. Dầu dừa có tác dụng bôi trơn và làm mềm chất bẩn, giúp mẹ dễ dàng đào thải ra ngoài.
Nếu như tình trạng táo bón xảy ra nghiệm trọng, mẹ bầu áp dụng các phương pháp trên vẫn không thuyên giảm. Trường hợp bắt buộc, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
Tâm lý biến động
Sự thay đổi của các hormone nội tiết bên trong, cùng với các triệu chứng khó chịu. Tất cả phối hợp làm ảnh hưởng tâm lý mẹ nghiêm trọng. Mẹ bầu thường xuyên cáu gắt, bực bội thậm chí tủi thân. Đôi lúc cảm nhận sự cô đơn, thấy bản thân nhỏ bé và cần sự che chở.
Vai trò của các ông bố lúc này là đồng hành cùng mẹ bầu. Luôn quan tâm đến cảm xúc, để các mẹ thoát khỏi cảm giác tủi thân. Đôi lúc mẹ bầu có hơi quá đáng nhưng các bố hãy cố gắng nhẫn nhịn. Tất cả vì tương lai con em sau này của chúng ta.
Xem thêm: Tâm lý mang thai tháng thứ 3: Mẹ đang gặp nhiều bất ổn?
Phương pháp thai giáo tháng thứ 3 hiệu quả
Thai nhi ở tháng thứ 3 đã biết cảm nhận được âm thanh bên ngoài. Các chuyên gia khuyên rằng, bố và mẹ nên phối hợp các biện pháp thai giáo để em bé phát triển hoàn thiện hơn.
Bố mẹ đối thoại cùng con
Phương pháp này là cách đơn giản mà lại hiệu quả nhất với thai nhi trong bụng. Bố mẹ nên xây dựng một thời gian biểu thích hợp, rồi đều đặn thực hành cùng con. Song song đó khi thực hiện, nên gọi bé bằng cái tên gần gũi mà bố mẹ định đặt sau này, để bé cảm thấy quen thuộc.
Khuyến khích mẹ bầu nên tâm sự với con bằng những câu chuyện hằng ngày. Những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh đời sống, bé dễ dàng cảm thụ hơn. Khi đối thoại không những tai bé nghe được âm thanh, mà các đại não cũng được nhận thấy và phát ra các xung nhịp có ích. Từ đó não bộ “bé yêu” có bước phát triển vượt bậc cho quá trình khôn lớn sau này.
Mẹ có thể tham khảo chi tiết thai giáo tháng thứ 3 tại: Thai giáo 3 tháng đầu: Hình thành liên kết giữa mẹ và bé
Massage bụng nhẹ nhàng
Trong những lúc nghỉ ngơi, mẹ bầu nên kết hợp vuốt ve vùng bụng mình. Lúc này thai nhi đã cảm nhận được từng cử chỉ, hành động va chạm của mẹ. Có thể bé sẽ hợp tác lại bằng một cú đá chân.
Phương pháp này sẽ gia tăng hiệu quả, nếu như bố thường xuyên thay mẹ làm điều đó. Vì tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất, lay động đến trái tim. Thai nhi cảm nhận rõ từng sự ấm áp yêu thương của bố mẹ dành tặng cho mình.
Cho bé nghe nhạc
Mẹ bầu nên tạo thói quen nghe nhạc thai giáo cho con bắt đầu từ tháng thứ 3. Dù hệ thống thính giác chưa được hoàn thiện lắm, nhưng bé đã có thể cảm nhận được âm thanh. Cần lưu ý vì tai bé còn yếu, nên chọn mức âm thanh vừa phải tránh gây tổn thương đến bộ phận này.
Các nghiên cứu chỉ ra, thai nhi được nghe nhạc từ tháng thứ 3 trở đi có lợi cho hệ thần kinh. Nguyên do não bộ tiếp nhận âm thanh và lan truyền đến các bộ phận, nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của các cơ quan. Sau này khi chào đời, tư duy của bé sẽ thông minh hơn, tính cách độc lập, tạo dựng khả năng sáng tạo từ bé.
Bên cạnh đó, khi mẹ cho bé tiếp xúc với âm thanh thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày như tiếng chim, tiếng nước chảy, gà gáy,…qua những bản nhạc du dương. Điều này, giúp thai nhi khi chào đời cảm nhận được thế giới bên ngoài gàn gũi hơn, không còn cảm giác lạ lẫm.
Xem thêm: Nhạc cho thai nhi giúp kích thích phát triển trí não mẹ nên biết
Lời khuyên dành cho mẹ trong tháng thứ 3 thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng
- Dù giai đoạn này rất khó khăn trong việc ăn uống. Nhưng mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà bác sĩ khuyến nghị.
- Bổ sung nhiều nước, các loại nước ép trái cây hằng ngày để tăng sức đề kháng và giảm tình trạng táo bón diễn ra.
- Khả năng sảy thai đã hạn chế. Nhưng vẫn phải cẩn thận trong việc lựa chọn các thực phẩm sử dụng hằng ngày.
Xem thêm: Siêu âm 12 tuần đã biết trai hay gái? Chuyên gia tư vấn
Chế độ sinh hoạt
- Sắp xếp đủ thời gian nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức.
- Phối hợp các phương pháp thai giáo và bài tập vận động nhẹ nhàng để giảm tình trạng nôn nghén, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
- Bụng bầu đã to dần, mẹ bầu cần thay đổi cách ăn mặc. Chọn lựa những trang phục rộng rãi có chất liệu vải an toàn.
- Từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, lướt web để bảo vệ mắt cùng sức khỏe thai kỳ.
- “Nói không” với các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá trong giai đoạn này.
Mang thai tháng thứ 3, em bé đã hoàn thiện đầy đủ và chính thức trở thành một thai nhi hoàn chỉnh. Những tháng tiếp theo, thai nhi tiếp tục phát triển không ngừng để chuẩn bị cho sự chào đời. Vì thế ngoài chế độ dinh dưỡng hằng ngày, mẹ bầu cũng cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ nhằm theo dõi sát sao quá trình phát triển của con.
Mẹ có thể tham khảo
- Thai nhi đã phát triển ra sao ở tháng thứ 4 thai kỳ?
- Cẩm nang mang thai tháng thứ tư
- Bí quyết đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trong tháng thứ 3 thai kỳ
- Chăm sóc cuộc sống cho mẹ bầu ở tháng thứ 3
- Trí não trẻ nhỏ: Cách kích thích giúp bé phát triển toàn diện