Mang thai tháng thứ 2: Thai nhi phát triển ra sao, mẹ có thay đổi gì?

Quá trình phát triển của thai nhi trong tháng thứ hai thai kì, những lưu ý về dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hữu…

Vậy là mẹ đã vượt qua tháng mang thai đầu tiên thành công. Sang tháng thứ 2, em bé trong bụng đã có những chuyển biến nhất định. Hãy cùng iPREG tìm hiểu quá trình phát triển của thai nhi và những thay đổi ở mẹ khi mang thai tháng thứ 2 nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Cách tính tuổi thai theo tuần cực kỳ chính xác mẹ bầu nên biết

Thai nhi phát triển qua các tuần thai

Sau những tuần đầu có nhiều biến đổi. Sang tháng thứ 2, thai nhi có những bước phát triển vượt bậc cả về kích thước lẫn cân nặng.

Tuần thứ 5

 

“Bé cưng” lúc này đã to bằng hạt táo. Kích thước khoảng 4mm, cân nặng nhẹ chưa đầy 1g. Phôi thai đang trong quá trình phân chia mạnh mẽ để tạo ra các cơ quan. Nồng độ hCG trong cơ thể mẹ lúc này tăng lên rõ rệt. Góp phần thúc đẩy các hormone progestorone và ostrogen sản sinh nhanh chóng.

Tuần thứ 6

 

Nhìn kết quả siêu âm, thai nhi trông giống con nòng nọc. Chiều dài đã lên 6mm. Các cơ quan bên trong cơ thể dần được hình thành. Ống thần kinh xuất hiện, chuẩn bị liên kết với não và tủy sống. Lúc này, thai nhi đã có tim thai. Song song đó, tay chân cũng bắt đầu hình thành.

Tuần thứ 7

 

Giai đoạn này, “bé yêu” đang phát triển mạnh mẽ. Kích thước đã tăng gấp đôi tuần 6 rồi đấy! Các chi như tay chân đã xuất hiện chồi nhỏ. Mẹ vẫn chưa thấy được rõ đâu. Nhưng khi nhìn vào kết quả siêu âm mẹ sẽ thấy những chồi nhỏ này. Các cơ quan bên trong như dạ dày, thực quản đang bắt đầu có sự chuyển biến. Lưỡi và võng mạc cũng sắp được hình thành.

Tuần thứ 8

 

Các cơ quan bên trong đã hình thành gần đủ ở tuần này. Mí mặt xuất hiện nếp gấp. Những bộ phận trên khuôn mặt bé đã hình thành khá hoàn thiện. Tay chân còn biết cử động nữa cơ! Di chuyển nhẹ nhàng bên trong bụng mẹ như đang bơi lội. Thấy được khoảnh khắc này, mẹ sẽ thấy sung sướng vô cùng! Có thể cảm động đến rơi nước mắt.

Cái đuôi nòng nọc phía sau sắp biến mất trong vài tuần tới. Rốn bé quấn chặt lấy ruột mẹ để nhận chất dinh dưỡng. Vì thế, mẹ bầu phải ăn nhiều để con hấp thụ thật tốt.

Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới nhất

Tháng thứ 2 mẹ bầu đã thấy bụng chưa?

Khi bước sang tháng thứ 2, cơ thể mẹ bầu chưa có thay đổi gì đáng kể. Bụng lúc này cũng chỉ to hơn bình thường một xíu. Tuy nhiên, khi vận những chiếc váy bó sát, mẹ sẽ cảm thấy độ chật chội nhất định.

Đối với những mẹ bầu có dáng người cao ráo, bụng sẽ ít nhô về trước hơn. Ngược lại với các mẹ có tướng người thấp, bụng sẽ nhô rõ về phía trước. Đôi khi, có những mẹ bầu vẫn chưa phát hiện rằng mình có mang. Cứ nghĩ vật nhô ra là một “bé mỡ”. Mẹ hãy để ý thật kỹ những dấu hiệu có thai nhằm xác định tình trạng của mình lúc này nhé.

Ngoài sự thay đổi của vòng 2, nội tiết tố bên trong cơ thể sản sinh liên tục cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý mẹ bầu tháng thứ 2 này. Hệ tuần hoàn đang phải làm việc cật lực, hỗ trợ bơm thêm 50% thể tích máu cung cấp cho thai nhi trong bụng. Các triệu chứng cũng bắt đầu hiện rõ qua các tuần thai.

Xem thêm: Chăm sóc vận động cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 2

Những triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng thứ 2

Từ tuần thứ 5 đến tuần 8 thai kỳ. Các triệu chứng khó chịu khi mang thai dần xuất hiện rõ hơn. Mẹ bầu dễ dàng nhận thấy như:

Ngực có sự thay đổi

 

Vòng 1 của mẹ bầu lúc này bắt đầu to ra. Hai bầu ngực có cảm giác căng tức, chạm nhẹ thôi cũng thấy đau rát. Núm vú dường như sậm lại, quầng thâm cũng lan rộng hơn trước. Đồng thời, những mạch máu nổi lên rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện.

Đừng lo nhé mẹ bầu. Đây là một biểu hiện rất đỗi bình thường của cơ thể khi mang thai. Những mạch máu này là phương tiện vận chuyển máu đến em bé trong bụng của mẹ đấy.

Buồn nôn, ốm nghén

Giai đoạn ốm nghén thật sự khủng hoảng đối với các mẹ bầu. Tháng thứ 2 này, hiện tượng ốm nghén sẽ xuất hiện dữ dội hơn, do các nội tiết bên trong sản sinh liên tục. Hằng ngày mẹ bầu phải “tâm sự” với nhà vệ sinh thường xuyên.

Những cơn buồn nôn, ốm nghén suất hiện liên tục bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng phải cố gắng vượt qua. Gắng ăn đúng bữa, để nạp đủ dinh dưỡng nuôi lớn thai nhi.

Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì vào tháng thứ 2 để hạn chế tình trạng nôn ói?

Đau lưng nhiều hơn

Mang thai tháng thứ 2, các dây chằng ở lưng bị kéo giãn. Chúng hoạt động mạnh mẽ và liên tục làm mẹ bầu đau lưng dữ dội. Dù bụng chưa to, nhưng khi di chuyển cũng khó khăn hơn bao giờ hết. Các bố lúc này hãy luôn bên cạnh vợ, giúp mẹ xoa bóp, chườm khăn ấm nhằm giảm những cơn đau.

Xem thêm: 6 bài tập giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả nhất

Tâm trạng thay đổi

Một lượng lớn calo đã bị tiêu hao để đáp ứng nhu cầu phát triển của phôi thai, khiến mẹ bầu mệt mỏi. Lúc này cơ thể vừa mệt mỏi, khó chịu cộng thêm sự “ghé thăm” của các cơn nghén. Tất cả giống như một ngọn núi “đè” lên mẹ bầu, khiến tâm trạng luôn rơi vào trạng thái tiêu cực.

Lúc nào cơ thể cũng cảm thấy bực bội, đôi khi lại tủi thân ngồi khóc một mình. Tính khí mẹ bầu bây giờ, còn thay đổi nhanh hơn cả “Sài Gòn”.

Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu

Táo bón

 

Trong tháng thứ 2, quá trình phát triển nhanh của thai nhi trong bụng tạo áp lực lên ruột. Sự cản trở này gây khó khăn cho hoạt động bài tiết khiến mẹ liên tục bị đầy hơi, táo bón. Cũng có nhiều ghi nhận, mẹ bầu nhịn đi vệ sinh quá lâu trong giai đoạn này khiến tình trạng đầy hơi táo bón thêm trầm trọng.

Nhiệt độ cơ thể tăng cao

“Mầm sống” dần hình thành trong bụng báo hiệu cho hormone progestorone tiết ra nhiều hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Chính nội tiết tố này làm thân nhiệt mẹ tăng từ 0,5 đến 1 ℃. Do chưa biết mình đã mang thai, nhiều mẹ lầm tưởng mình bị sốt và sử dụng thuốc hạ sốt. Khi dùng thuốc sai cách, sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bị ốm và cần điều trị bằng thuốc. Hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp sử dụng thuốc phù hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một vài thành phần trong thuốc giảm đau, kháng sinh,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?

Thay đổi sở thích ăn uống

Khi mang thai cũng làm mẹ bầu thay đổi sở thích ăn uống thường ngày. Những món ăn “khoái khẩu” hằng ngày, mẹ bầu chẳng thèm dòm ngó đến chúng nữa. Thay vào đó, các món ăn lúc trước chả bao giờ nhìn đến. Hôm nay, lại thèm chúng như chưa được ăn bao giờ.

Chưa kể, ngoài những mẹ bầu nôn nghén. Các mẹ có cơ địa khỏe mạnh, không bị hành nghén lại có triệu chứng thèm ăn liên tục. Dường như muốn ăn cả thế giới! Pizza, gà rán, bánh tráng trộn, các loại chè,… luôn phải “túc trực” trong tủ lạnh để giải tỏa cơn thèm ăn của mẹ lúc này. Nhưng mẹ bầu cần hạn chế ăn nhiều đồ chiên, cay nóng không tốt cho sức khỏe đâu nhé!

Chuyên mục: Dinh dưỡng khi mang thai sẽ rất hữu ích cho mẹ những thời điểm này. Hãy tham khảo để thật khỏe mạnh khi mang thai.

Xuất hiện triệu chứng đau đầu

Theo nghiên cứu, có khoảng 20% bà bầu khi có mang xuất hiện triệu chứng đau đầu. Do sự thay đổi liên tục của nội tiết tố, gây áp lực lên các mạch máu. Gây ra hiện tượng đau đầu ở mẹ.

Chứng đau đầu thường xuất hiện vào giai đoạn tuần thứ 7 thai kỳ. Mẹ sẽ có cảm giác đau nhẹ, lan khắp cả đầu. Để giảm tình trạng trên, mẹ bầu nên thư giãn bằng cách tắm nước ấm, đi lại nhẹ nhàng, nghe nhạc thai giáo,… Làm như vậy, mẹ bầu sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 2

Mang thai tháng thứ 2 cũng là thời gian khá nhạy cảm. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo một số lời khuyên dưới đây để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

 

Lúc này, thai nhi trong bụng còn yếu nên nguy cơ sảy thai rất cao. Mẹ bầu nên đi lại cẩn thận, tránh vận động mạnh quá mức gây động thai. Những thói quen ngày trước như: thức khuya, luôn tiếp xúc với thiết bị điện tử đều không tốt chút nào trong giai đoạn này. Mẹ nên thay đổi ngay. Ngủ sớm trước 10 giờ tối, không nên để điện thoại quá sát cơ thể. Sóng điện từ phát ra từ đó, rất có hại đến hệ thần kinh của thai nhi.

Cách ăn mặc cũng khác trước. Giờ đây, mẹ bầu sẽ thích hợp hơn với những bộ trang phục rộng rãi, chất liệu vải mềm mịn. Đồ bó sát và giày cao gót tạm thời cho vào “danh sách đen”. Tuy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi được chuyên gia khuyến nghị, mẹ bầu cũng nên đi dạo xung quanh nhà hoặc ngoài ngõ để lưu thông khí huyết. Nằm “lì’ trong phòng khiến mẹ bầu uể oải, cảm thấy mất năng lượng.

Nhà cửa, phòng ốc nên gọn gàng. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, để tránh sự sinh sôi của côn trùng có hại xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của mẹ và bé. Thời gian này, không nên sửa chữa nhà cửa. Các vật liệu sửa nhà, chứa chất độc gây hại, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Xem thêm: Tư vấn: Cách đọc và hiểu kết quả siêu âm thai chính xác

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thực đơn hằng ngày phải chia nhỏ thành nhiều bữa, gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Những mẹ bầu bị ốm nghén, nên cố gắng ăn để thai nhi đủ chất. Những tháng đầu tiên, thực đơn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa DHA, axit folic, các loại vitamin, chất sắt, kẽm…để quá trình trao đổi chất được diễn ra hoàn thiện. Phòng ngừa thiếu máu và các nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để hạn chế táo bón. Uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cần tuyệt đối tránh lúc này. Chúng sẽ gây rất nhiều biến chứng nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Sự quan tâm của các ông bố

 

Điều quan trọng nhất có thể “chiến đấu” với những triệu chứng khó chịu của mẹ bầu lúc này là sự chia sẻ, quan tâm của các ông bố. Người phụ nữ trong giai đoạn mang thai rất nhạy cảm, dễ tủi thân và hay khóc. Các ông bố có trách nhiệm tìm hiểu tâm lý bà bầu qua các trang sách báo, mạng xã hội. Từ đó, vận dụng vào cách chăm sóc vợ bầu.

Luôn bên cạnh chia sẻ, động viên những cơn khó chịu của vợ. Xoa bóp, chườm khăn ấm những chỗ khiến mẹ bầu bị đau. Dành tất cả những thời gian rãnh rỗi để chăm sóc mẹ bầu. Tất cả những việc làm trên, dù chỉ là hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, cũng như tinh thần của phụ nữ mang thai.

Theo nghiên cứu, hơn 70% người phụ nữ có chồng chăm sóc khi mang thai thường không hề có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm và luôn “vượt cạn” thành công. Vì thế, các anh hãy chứng tỏ mình là người đàn ông đích thực.

Cuối bài là lời chúc sức khỏe với mong muốn mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh để tiếp tục đồng hành với iPREG vào những tháng tiếp theo. Đừng quên để lại những ý kiến đóng góp, cùng những thắc mắc cần giải đáp bên dưới phần bình luận. Hẹn gặp lại vào bài viết lần sau.

Mẹ có thể tham khảo

  • Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 3 thai kì
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ ba
  • Chăm sóc đời sống mẹ bầu tháng thứ hai mang thai
  • 4 biến chứng ở tháng thứ 2 nguy hiểm mẹ cần đặc biệt quan tâm
  • Khám thai vào tháng thứ 2 nên chuẩn bị những gì?
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories