Mang thai tháng đầu: Theo dõi sự thay đổi của mẹ và thai nhi

Mang thai tháng đầu là thời điểm rất quan trọng. Mẹ hãy tham khảo để biết tình trạng mẹ và bé diễn biến ra…

Mang thai tháng đầu, cơ thể mẹ còn rất lạ lẫm với những thay đổi bên trong đang diễn ra từng ngày. Để chuẩn bị cho tháng đầu mang thai chu toàn, iPREG đã thiết kế chuyên mục: Cẩm nang mang thai tháng đầu nhằm cung cấp tới mẹ những thông tin mang thai tháng đầu chi tiết nhất.

Ở những tuần đầu, thai nhi chỉ mới phát triển bằng hạt đậu nhỏ. Tuy nhiên, cơ thể mẹ dần có những sự thay đổi nhất định, những triệu chứng lạ diễn ra ngày một nhiều hơn. Mẹ bầu có muốn biết quá trình phát triển của thai nhi trong tháng đầu? Những thay đổi trong cơ thể mẹ như thế nào? Cùng theo dõi đến cuối bài để tìm lời giải.

Cố vấn nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Cách tính tuổi thai theo tuần cực kỳ chính xác mẹ bầu nên biết

Tháng đầu thai kỳ, thai nhi đã phát triển ra sao?

Tuần đầu tiên

 

Tuần đầu tiên, mẹ bầu vẫn đang trong những ngày “rụng dâu”. Lúc này, trứng và tinh trùng vẫn còn là hai cá thể riêng biệt. Đồng nghĩa với việc chưa có sự thụ tinh nào xảy ra. Tất nhiên mẹ vẫn chưa có thai! Nhưng bác sĩ sẽ tính tuần thai đầu tiên bắt đầu, chính là ngày cuối cùng của kỳ “đèn đỏ” đấy nhé!

Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất từ chuyên gia

Tuần thứ 2

 

Đến tuần này, hai loại hormone là ostrogen và progestorone trong cơ thể mẹ bầu bắt đầu tiết ra nhiều hơn. Giờ đây, tử cung người mẹ đã có nguồn dinh dưỡng “màu mỡ” chuẩn bị cho quá trình thụ thai sắp đến. Phải đến cuối tuần thứ 2 thì trứng của mẹ mới bắt đầu chín. Sau đó chui ra khỏi nang, di chuyển theo đường ống dẫn trứng để đến cuộc thi “tuyển chọn” tinh trùng chất lượng.

Tuần thứ 3

 

Vào tuần thứ 3, hàng triệu tinh trùng sau khi xuất tinh, được “lệnh” thi đua tiến thẳng đến tử cung đã di chuyển nhanh chóng. Trong đó, một tinh trùng béo khỏe và gan dạ nhất, đã vượt qua hết tất cả các đối thủ còn lại. Cuối cùng “anh ấy” cũng đã tìm gặp được “một nửa” đời mình và quá trình thụ tinh bắt đầu diễn ra.

Tuần thứ 4

 

Sang tuần thứ 4, sau khoảng 24 giờ đã kết thúc quá trình thụ tinh, hợp tử được tạo ra. Sự phân chia không ngừng để tạo thành những tế bào mới. Phôi thai được hình thành, men theo đường ống dẫn trứng bám vào niêm mạc tử cung.

Những chất dinh dưỡng có trong nội mạc sẽ nuôi lớn thai nhi qua các tuần. Vì thế, phôi thai “chuyển hộ khẩu” ở đó đến suốt thai kỳ.

Theo các chuyên gia, tuần thứ 4 là thời điểm lý tưởng để mẹ xác định tình trạng mang thai bằng que thử thai. Hướng dẫn: Cách sử dụng que thử thai, mẹ hãy truy cập để xem chi tiết.

Mẹ bầu dần cảm nhận được những biến đổi trong cơ thể

Ở tháng đầu tiên, có lẽ mẹ bầu vẫn chưa biết được mình có mang. Mọi hoạt động sống vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên có một số triệu chứng, mẹ bầu dần cảm nhận rõ qua từng ngày.

Thân nhiệt tăng nhanh chóng

 

Có đôi lúc, thai phụ cảm nhận được cơ thể mình rất mệt, sợ lạnh đôi khi nhiệt độ cơ thể tăng làm mẹ bầu lầm tưởng mình bị sốt. Nhưng mẹ bầu biết không? Nhiệt độ cơ thể tăng nhanh là do hormone và progesterone bắt đầu tiết ra. Hai chất này sẽ kết hợp với máu để hình thành nút nhầy, đóng kín cổ tử cung lại và bảo vệ con yêu có môi trường an toàn bên trong.

Để làm giảm tình trạng này mẹ bầu cố gắng ăn thêm nhiều rau quả, bổ sung thêm nước ép để điều hòa thân nhiệt. Có thể sẽ đỡ hơn mẹ nhé. Mẹ có thể tham khảo các loại rau củ tốt nhất khi mang thai tại bài viết: Rau cho bà bầu: Loại rau nào tốt nhất khi mang thai?

Chậm kinh

Khá lâu rồi vẫn chưa “đến ngày”. Đây là dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất mẹ nhé. Nguyên nhân là do các hormone tiết ra và ức chế quá trình rụng của trứng. Nếu thấy mình đã lâu vẫn chưa đến kỳ, mẹ bầu nhớ mua que thử thai để kiểm tra ngay nhé.

Tâm trạng thay đổi

Người ta thường nói tính khí con gái thay đổi như Sài Gòn vậy, “sáng nắng chiều mưa”. Nhưng bà bầu khi mang thai tính cách cũng không khác gì con gái. Có những lúc đang vui vẻ, rồi lại bất chợt nóng giận, buồn tủi ngồi khóc một mình. Các ông bố nhớ lưu ý đến mẹ nhiều hơn.

Thèm ngủ

Những ngày gần đây mẹ bầu thường xuyên buồn ngủ. Dường như có thể ngủ mọi lúc, mọi nơi. Cả ngày chỉ muốn “bên cạnh” chiếc giường và cái gối thân yêu của mình. Ngay cả đến khi đi vệ sinh, cũng ngủ quên mà không hề hay biết. Nguyên nhân đó là do progesterone tiết ra nhiều, làm mẹ bầu mất cân bằng nội tiết. Từ đó gây nên tình trạng uể oải và “thèm” ngủ hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nỗi ám ảnh của hơn 50% bà bầu

Chuột rút

Mẹ bầu sẽ lầm tưởng dấu hiệu này với triệu chứng của ngày kinh thông thường. Tuy nhiên khi mang thai, cổ tử cung sẽ giãn dài thêm. Gây áp lực cho những mạch máu phía dưới, khiến mẹ bầu xảy ra hiện tượng này.

Chuột rút thường xuất hiện trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Hiện tượng này sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ ở một mình. Do đó, trong khoảng thời gian trên mẹ nên sinh hoạt cùng người thân, bạn bè để nhờ sự trợ giúp nhanh nhất có thể.

Ăn nhiều

Có nhiều mẹ bầu ở tháng đầu mang thai tâm trạng rất mệt mỏi, thậm chí chán ăn. Ngược lại, có những mẹ lại muốn ăn cả “thế giới” và thay đổi luôn cả thói quen ăn uống của mình.

Ngày thường chẳng bao giờ chạm đến một miếng bánh ngọt vì sợ tăng cân, hôm nay lại ăn nhiều vô kể. Chỉ ước một mâm bánh xuất hiện để ăn cho “đã đời”. Nửa tiếng trước vừa ăn 2 cái hambuger to bự, chốc lát sau lại đòi phô mai que, bánh tráng nướng.

Mẹ bầu biết tại sao không? Các hormone thay đổi cũng làm thói quen ăn uống của mẹ đảo lộn đấy! Ghi nhớ dấu hiệu này để biết mình đã mang thai nhé.

Ra máu báo

 

Dấu hiệu này chắc chắn 100% mẹ bầu đã mang thai. Tuy nhiên, sẽ có những mẹ không để ý đến và lầm tưởng đó là máu kinh. Thực ra sau khi phôi thai làm tổ, bám vào cổ tử cung khiến lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, xuất hiện máu báo.

Ra máu báo thai là một trong nhiều triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng đầu. Máu này có màu nâu hoặc hồng nhạt, sẽ hết ngay sau 1 đến 2 ngày. Mẹ bầu cần nhận biết màu sắc để không nhầm lẫn với máu kinh nhé.

Đi tiểu liên tục

Không khó để nhận biết dấu hiệu này. Những ngày gần đây mẹ bầu luôn “trực” toilet, cứ nửa tiếng lại vào nhà vệ sinh. Đó là nguyên do phôi thai xuất hiện trong tử cung, làm kích thích bàng quang, gây nên hiện tượng buồn tiểu. Nếu chẳng phải do những bệnh lý khác, chắc chắn mẹ bầu có thai rồi nhé!

Xem thêm: Tiểu són khi mang thai: Bật bí giải pháp xử lý cho mẹ bầu

Vòng 1 có cảm giác ngứa

Thường sau 1 tuần có mang, kích thước ngực có sự thay đổi. Cảm giác căng tức nhận thấy ngực to hơn thường. Núm vú có hiện tượng ngứa, quầng thâm lan rộng ra. Đó là do hormone thai kỳ tăng lên, cung cấp một lượng máu cho ngực.

Những cái áo lót lúc này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và không muốn “đồng hành” cùng chúng nữa. Lựa chọn những chiếc áo xinh xắn, rộng rãi hơn là ý kiến hợp lý lúc này.

Buồn nôn

Ốm nghén chính là những nỗi ám ảnh của các mẹ. Thông thường dấu hiệu này sẽ xuất hiện ở cuối tuần thứ tư và kéo dài đến ba tháng đầu thai kỳ. Nôn ói liên tục làm mẹ bầu hông ăn được gì, cứ ngửi thấy mùi thức ăn là “nôn thốc nôn tháo”. Trở ngại đó làm mẹ bầu bỏ ăn, cảm giác chẳng thiết tha gì với việc ăn uống nữa.

Nhưng mẹ ơi! Lúc này có một thiên thần nhỏ trong bụng và hàng ngày nhận lấy chất dinh dưỡng từ mẹ đấy. Nghĩ đến “bé yêu” phát triển từng ngày, chính là động lực giúp mẹ bầu vượt qua tất cả khó khăn.

Xem thêm: 10 biện pháp giảm ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu

Tạm thời học cách làm mẹ

 

Học cách làm mẹ trong sinh hoạt

Dù chỉ mới là tháng đầu tháng kỳ, thai nhi trong bụng vẫn chưa có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, mẹ bầu phải dần làm quen với việc mình đã là thai phụ và có những kế hoạch chuẩn bị cho quá trình thiêng liêng này. Thay đổi chế độ sinh hoạt, lắp vào đó là chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng, học cách cân bằng lại cảm xúc.

Hạn chế thức khuya lại, đi ngủ trước 10 giờ tối. Dần tránh xa những thiết bị điện tử chứa sóng âm không tốt, gây hại đến thai nhi. Thay vào đó, nên lựa chọn những quyển sách tập làm mẹ, những bản nhạc thai giáo giúp em bé phát triển trí não. Cùng những bài tập yoga cho bà bầu nhẹ nhàng, để lưu thông khí huyết, ổn định tinh thần.

“Tạm biệt” những chiếc váy bó sát cơ thể, lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi vừa thoải mái lại còn tốt cho thai nhi. Cất hết những đôi giày cao gót, thay bằng giày bệt “càng thấp càng tốt”, rất gọn nhẹ lại di chuyển dễ dàng.

Xem thêm: Để có tháng đầu mang thai khỏe mạnh, mẹ cần làm gì?

Trong chế độ ăn uống

Tập cách ăn uống một ngày 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cùng các khoáng chất. Đừng quên ăn thêm những món chứa axit folic, để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Tránh xa những món nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc quá ngọt. Thêm vào đó là những thực đơn nhiều rau ranh với hoa quả tươi. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, lại giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón.

Đừng quên sau khi thấy những triệu chứng lạ, hãy đến ngay bác sĩ để kiểm tra nhé! Các chuyên gia y tế sẽ thăm khám và đưa ra những chẩn đoán hợp lý để giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Không quên nhắc lịch khám thai tháng tiếp theo.

Hành trình làm mẹ là một quá trình thiêng liêng nhất. Hi vọng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức về mang thai tháng đầu. Đừng quên đóng góp ý kiến, cũng như những phản hồi dành cho iPREG nhé. Hẹn gặp lại vào bài viết lần sau.

Mẹ có thể tham khảo

  • Thai nhi đã phát triển ra sao ở tháng thứ hai thai kỳ?
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ hai
  • Khám thai tháng đầu tiên, phát hiện sớm thai ngoài tử cung
  • Chăm sóc tâm lý toàn diện cho mẹ mang thai tháng đầu tiên
  • 12 dấu hiệu có thai sớm nhất sau một tuần có thể mẹ chưa biết
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories