Mang thai ngoài tử cung: Dấu hiệu và cách phòng tránh

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm, mẹ cần hiểu rõ để có những biện pháp phòng…

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm. Các dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung thường khá giống với những dấu hiệu mang thai khiến nhiều mẹ bầu khó xác định. Hiểu được vấn đề này, iPREG sẽ cung cấp chi tiết nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh mang thai ngoài tử cung qua tư vấn của bác sĩ Trần Thành Nam. Bạn đọc vui lòng tham khảo chi tiết để có biện pháp xử lý hiệu quả.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam


ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và những vấn đề cần lưu ý

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Như đã biết, ở mỗi một chu kỳ rụng trứng, một “bạn” trứng chín sẽ được buồng trứng giải phóng để thực hiện quá trình duy trì nòi giống. Thông thường, bạn trứng chín sẽ di chuyển tới vòi trứng (còn được gọi là ống dẫn trứng). Ở đây, nếu gặp tình trùng trứng sẽ được thụ tinh tạo thành phôi thai. Nếu không thụ tinh, trứng sẽ “rụng” và lúc này cơ thể nữ giới sẽ xuất hiện hành kinh.

Sau quá trình thụ tinh thành công, phôi thai sẽ không ở ống dẫn trứng mà tiếp tục di chuyển tới tử cung. Không những vậy, phôi còn phải chui vào lớp nội mạc tử cung để làm tổ và phát triển thành hợp tử, kế đến là thai nhi. Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi không làm tổ trung tử cung mà phát triển bên ngoài hoặc các bộ phận khác như: buồng trứng (chửa trứng), ổ bụng, ống trứng, vết sẹo mổ ở lần sinh trước đó,…

Sau hội chứng tiền sản giật, mang thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm. Do không được sự bảo vệ của buồng tử cung, phôi thai rất dễ bị vỡ dẫn đến hiện tượng băng huyết ở sản phụ (chảy máu ồ ạt). Nếu để bà bầu mất máu quá nhiều có thể dẫn tới tử vong.

Từ những phân tích trên, có thể thấy thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm. Nếu mắc biến chứng này, hầu như sản phụ không thể tiếp tục mang thai. Bên cạnh đó, việc điều trị cũng rất phức tạp. Do đó, việc xác định sớm các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung rất quan trọng. Dưới đây là 5 dấu hiệu chính thường gặp.

Xem thêm: Các biến chứng và cách phòng tránh tiền sản giật hiệu quả

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu cơ bản nhất có thể kể đến gồm:

Chảy máu âm đạo

Thông thường ở những tuần đầu thai kỳ sẽ có một lượng máu nhỏ xuất hiện được gọi là máu báo thai. Đây là dấu hiệu có thai sớm thường gặp nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu lượng máu chảy nhiều (ồ ạt hoặc chảy rỉ lâu ngày) thì có thể bà bầu đã bị thai ngoài tử cung.

Chảy máu âm đạo, máu báo thai và máu hành kinh thường khó phân biết nếu nữ giới không cẩn trọng theo dõi. Cách phân biệt cụ thể như sau:

  • Máu báo thai: Chảy với lượng ít, có màu hồng tươi. Thường hết trong 1 – 2 ngày.
  • Máu hành kinh: Lượng chảy nhiều hơn máu báo thai, có màu đỏ đậm. Thường hết sau quá trình hành kinh, từ 5-7 ngày.
  • Chảy máu âm đạo: Lượng máu chảy nhiều ồ ạt, có thể chảy âm ỉ. Kèm theo những cơn đau quặn vòng bụng dưới. Thường kéo dài bất thường.

Nếu không quan hệ mà bị chảy máu, bạn không cần quá lo lắng. Nếu sau khi quan hệ vài ngày máu bắt đầu chảy nhiều, đây là dấu hiệu bất thường và bạn cần đi khám ngay để kịp thời xử lý.

Đau bụng

Đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường gặp nhất. Mức độ đau tỷ lệ thuận với thời gian phát triển của phôi thai. Các cơn đau có thể diễn ra như sau: đau nhói bụng dưới, đau mót rặn như khi bị táo bón, đau âm ỉ kéo dài lâu ngày, đau dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo.

Nhiều ghi nhận cũng xuất hiện trường hợp thai phụ ngoài đau bụng còn cảm thấy đau nhức toàn thân, chân tay bủn rủn không thể đứng vững, mồ hôi ra nhiều, hoa mắt chóng mặt thậm chí bị nhất đột ngột. Nếu cơ thể gặp những trường hợp này mẹ cần mau chóng tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Sẽ rất nguy hiểm nếu bị chảy máu âm đọa ồ ạt.

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Nồng độ hCG không thay đổi

Nếu bạn có thai theo chiều hướng bình thường, lúc này nồng độ hormone hCG sẽ gia tăng liên tục (đạt đỉnh sau từ 7 – 10 ngày). Sử dụng que thử thai sẽ cho kết quả 2 vạch đậm rõ ràng. Tuy nhiên, khi bị mang thai ngoài tử cung, nồng độ hCG sẽ không gia tăng mà giữ ở mức ổn định, đồng nghĩa với việc que thử thai sẽ không cho kết quả 2 vạch.

Kết hợp thêm các hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bụng dưới,… có thể bạn đã mắc bệnh lý. Điều quan trọng là sau khi quan hệ, hãy theo dõi những thay đổi của cơ thể để kịp thời phát hiện thai ngoài tử cung.

Buồn nôn

Một thai kỳ bình thường sẽ có triệu chứng nôn ói. Tuy nhiên, mang thai ngoài tử cung cũng sẽ có triệu chứng tương tự, kèm theo chóng mặt, nhức đầu do huyết áp tụt bất ngờ. Lý giải điều này là do thai phụ bị chảy máu ồ ạt khiến huyết áp bị giảm nhanh chóng.

Xem thêm: 10 biện pháp giảm ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu

Cơ thể mệt mỏi

Đây là một yếu tố khó phát hiện nhất khi mang thai, bởi thai kỳ bình thường thai phụ rất hay mệt mỏi. Nhưng đối với thai ngoài tử cung bạn sẽ kèm theo đau vai gáy, chuột rút, khó thở.

Tóm lại, các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung rất khó để nhận biết nếu bạn không thực sự cẩn trọng với những bất thường của cơ thể. Do đó, bạn cần cẩn trọng lắng nghe những thay đổi bên trong sau khi quan hệ mới kịp thời phát hiện sớm tình trạng thai ngoài tử cung.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Có nhiều yếu tố gây ra thai ngoài tử cung tuy nhiên phải kể đến:

Nguyên nhân chủ quan

  • Vệ sinh không sạch sẽ: Việc không giữ vệ sinh môi trường âm đạo, ngoài gây ra viêm nhiễm phụ khoa, còn có khả năng gây thai ngoài tử cung.
  • Nạo phá thai: Những thai phụ trước đây đã từng nạo phá thai. Sau này khi có mang, nguy cơ gây biến chứng cao như nhiễm trùng âm đạo, băng huyết và nguy hiểm nhất là thai ngoài tử cung.
  • Mang thai quá muộn: Do cơ quan sinh sản đã bắt đầu lão hóa và không còn phát triển mạnh mẽ như trước dẫn đến biến chứng nói trên.
  • Bệnh phụ khoa: Tiền sử mắc bệnh phụ khoa như lậu, giang mai,… Những bệnh này nếu như không được điều trị sớm sẽ gây tắc nghẽn vòi trứng dẫn đến tình trạng thai ngoài tử cung.
  • Dùng những biện pháp hỗ trợ sinh sản: Đặc biệt khi áp dụng những phương pháp như thụ tinh nhân tạo, công nghệ hỗ trợ sinh sản cũng là nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung.
  • Biến chứng của đặt vòng tránh thai: Nếu sau khi đặt vòng vẫn có thai, nhiều khả năng bạn đã mang thai ngoài tử cung do quá trình thụ tinh diễn ra ngay tại ỗng dẫn trứng.

Xem thêm: U xơ tử cung: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị từ chuyên gia

Nguyên nhân khách quan

  • Hút thuốc lá: Ai cũng đã biết thuốc lá gây hại nhiều vô kể. Đặc biệt khi mẹ bầu tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc như hít phải hoắc sử dụng trực tiếp thì nguy cơ mang thai ngoài tử cung gấp 4 lần người thường. Nicotine trong thuốc lá phá vỡ các lông mao trong ống dẫn trứng làm thai nhi di chuyển khó khăn vào tử cung người mẹ. Vì vậy những ông bố cần lưu ý không để mẹ bầu phải tiếp xúc với khói thuốc.
  • Do yếu tố di truyền không bình thường: Việc người mẹ của thai phụ có yếu tố di truyền cũng gây ảnh hưởng đến người sau.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc các loại thuốc tránh thai khác quá liều cũng là nguyên nhân gây tình trạng thai ngoài tử cung.

Xem thêm: Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Chuẩn đoán và điều trị sớm mang thai ngoài tử cung

Chuẩn đoán

Cần khám định kỳ để bác sĩ có thể chuẩn đoán lượng hCG. Bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ hCG tăng thường xuyên để chắc chắn thai kỳ bình thường. Hoặc siêu âm qua âm đạo sẽ thấy được quá trình phát triển và vị trí làm tổ của thai. Từ đó có thể biết chính xác cũng như lên phương án điều trị.

Dùng thuốc điều trị

Việc phát hiện sớm mang thai ngoài tử cung, do thai nhi có kích nhỏ tim thai chưa phát triển. Khi đó bác sĩ sẽ kê thuốc ngăn chặn sự phân chia tế bào, thai được cơ thể hấp thụ, đảm bảo thai nhi vẫn an toàn.

Phương pháp dùng thuốc tỷ lệ thành công cao, tránh được phẫu thuật bảo vệ được vòi trứng, giữ được khả năng sinh sản và có thể điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên thời gian theo dõi lâu, tỷ lệ thất bại khoảng 15%, tác dụng phụ của thuốc, có thể gây biến chứng.

Xem thêm: Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?

Phẫu thuật

Quy trình của việc phẫu thuật là bác sĩ phải cắt đi vòi trứng chỗ phôi thai. Mục đích giữ lại vòi trứng để sau này vẫn có khả năng mang thai.

  • Ưu điểm: Dễ phục hồi, giảm khả năng dính ruột sau mổ.
  • Nhược điểm: Lấy thai chưa hết dẫn đến ảnh hưởng tái phát sau này. Tuy nhiên cần phát hiện sớm nếu quá muộn, rất khó khăn trong việc điều trị.

Một số lời khuyên sau khi điều trị thai ngoài tử cung

Mẹ hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau

  • Giữ ấm cơ thể và vệ sinh vết thương bằng nước ấm, không dùng nước lạnh rửa vì sẽ gây các triệu chứng phụ.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong 6 tháng đầu.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ tránh viêm nhiễm.
  • Không sử dụng chất kích thích cũng như khói thuốc lá.
  • Tránh mang thai trong quá trình 1 năm sau khi đã điều trị.
  • Hạn chế hoạt động mạnh gây tổn thương đến những vùng liên quan.
  • Không được dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen.
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường.

Một số thực phẩm cần hạn chế

Ngoài những việc cần phòng tránh nói trên chị em cần phải tránh xa những thực phẩm này sau khi điều trị:

Các thực phẩm mẹ cần hạn chế để tránh mang thai ngoài tử cung

  • Rau muống, nếp, tôm, cua bởi trong chúng có mủ gây viêm, sưng tấy, sẹo lồi.
  • Những thực phẩm cay nóng vì chúng làm vết thương lâu lành ngoài ra còn khiến mưng mủ, viêm lỡ loét.
  • Trong gừng có chất làm cọ thắt tử cung vì vậy không được ăn gừng sau khi điều trị.

Thai ngoài tử cung rất khó phát hiện vì triệu chứng cũng gần giống như biểu hiện của việc mang thai bình thường. Phải siêu âm mới biết chính xác được biến chứng. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Để có thông tin chi tiết mẹ vui lòng tham khảo: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Phòng tránh mang thai ngoài tử cung?

  • Quan hệ tình dục an toàn, không “yêu” với nhiều bạn tình, cần có biện pháp “bảo hộ” để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Vệ sinh sạch sẽ ở nam và nữ đồng thời cần sạch sẽ đối với nữ trong những ngày hành kinh.
  • Những bạn gái đang và trong độ tuổi sinh sản cần thăm khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lí về sinh sản và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Tập luyện thể thao có chế độ sống tích cực lành mạnh.
  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn nhiều rau, cá giúp cung cấp omega 3, omega 6 và các khoáng chất khác tốt cho máu.

Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở tháng đầu. Đồng thời cũng là nỗi lo sợ nhất của nhiều chị em phụ nữ đã và đang trong qua trình thai nghén. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội. Đội ngũ y bác sĩ hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần vào việc điều trị kịp thời của biến chứng, giảm bớt phần nào nỗi lo cho chị em.

Lời khuyên đưa ra cần khám thai định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện kịp thời cũng như điều trị chính xác để không gây ra hậu quả đáng tiếc. Chân thành cảm ơn các bạn đã đón đọc hẹn gặp lại vào chủ đề tiếp theo. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Nguồn nội dung và số liệu tham khảo: Medlineplus – Ectopic pregnancy

Mẹ có thể tham khảo

  • Mang thai tuần đầu tiên và những lưu ý quan trọng mẹ cần biết
  • Lịch khám thai định kỳ: Mốc khám và những lưu ý quan trọng
  • 10 loại bệnh cần được chữa trị kịp thời trước khi mang thai
  • Loại bỏ độc tố trong cơ thể trước khi mang thai
  • Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới nhất
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories