Mang thai đôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mẹ cần làm gì khi mang thai đôi? Cùng bác sĩ Đặng Thanh Tâm của iPREG…
Một lúc có hai thiên thần đáng yêu chắc hẳn mẹ bầu mừng vui khôn tả. Tuy nhiên đằng sau niềm hạnh phúc ấy là vô vàn mối lo ngại. Mang thai đôi có nhiều khó khăn và nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn bình thường.
Do đó, việc cần làm là mẹ nên chuẩn bị hành trang kiến thức để quá trình mang thai đôi trôi qua một cách dễ dàng. Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Cách tính ngày rụng trứng chính xác từ chuyên gia
Thai đôi được hình thành như thế nào?
Theo tự nhiên, quá trình thụ tinh chỉ xảy ra bởi 1 trứng từ người mẹ và 1 tinh trùng từ người bố. Nhưng nếu trong quá trình hình thành, hợp tử bỗng tách đôi và phát triển thành 2 phôi thai riêng biệt thì mẹ mang thai đôi cùng trứng. Thai nhi sinh ra sẽ giống nhau hoàn toàn về ngoại hình lẫn cấu trúc gen.
Mặt khác, nếu quá trình rụng trứng của mẹ có đến 2 quả trứng được giải phóng và mỗi quả trứng được phối hợp với 1 tinh trùng, thì có 2 hợp tử được hình thành. Trường hợp này mẹ mang thai đôi khác trứng. Em bé sinh ra sẽ khác nhau về ngoại hình lẫn tính cách (có thể giống nhau ở một số đặc điểm).
Xem thêm: Dinh dưỡng hợp lý để có nguồn tinh trùng khỏe mạnh
Những nguyên nhân nào làm mẹ tăng tỉ lệ mang thai đôi?
Theo nghiên cứu của chuyên gia, mẹ bầu trước đây đã từng dùng thuốc tránh thai thì tỉ lệ mang thai đôi cao gấp hai người thường. Đồng thời bổ sung axit folic quá liều cũng dẫn đến xác xuất sinh đôi không nhỏ.
Bên cạnh đó, những mẹ bầu ngoài 35 tuổi cũng rơi vào nhóm dễ mang thai đôi, bởi nội tiết tố của các mẹ này thay đổi và lượng trứng sẽ rụng nhiều hơn bình thường.
Xem thêm: Giải đáp: Độ tuổi lý tưởng nhất để mang thai cho bố mẹ
Mẹ mang thai đôi có dấu hiệu gì?
Mang thai đôi cũng có những dấu hiệu mang thai như thông thường nhưng hơi khác biệt ở một số điểm sau:
Nồng độ hCG tăng cao
Khi mang thai nồng độ hCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng nhanh, nhưng đối với mẹ mang song thai thì nồng độ này còn tăng nhiều hơn bình thường. Bởi hCG là hormone sản sinh từ nhau thai, nên người mẹ càng nhiều nhau thai thì nồng độ hormone này càng nhiều.
Xem thêm: Sử dụng que thử thai đúng cách, có thể mẹ chưa biết?
Tăng huyết áp
Huyết áp cao là tình trạng dễ nhận thấy ở những mẹ mang thai đôi, đặc biệt huyết áp hay tăng ở giai đoạn đầu. Nếu mẹ cảm nhận mình thường xuyên đối mặt với triệu chứng này thì nên suy nghĩ đến trường hợp mang đa thai.
Tăng cân nhanh chóng
Bởi trong bụng tồn tại một lúc hai “ sinh linh” nên trọng lượng mẹ tăng nhanh là điều dễ hiểu. Ngoài ra bụng mẹ cũng sẽ to hơn bình thường, ngay khi chỉ mới những tuần đầu thai kỳ.
Khó thở
Mang thai đôi khiến dịch ối tích tụ nhiều, chính nguyên do đó làm không gian bụng trở nên chật hẹp. Lúc này phổi vô tình bị chèn ép và làm cho mẹ khó thở. Những mẹ mang thai thai đôi cùng trứng sẽ dễ gặp tình trạng này hơn so với mẹ mang thai khác trứng.
Ngoài ra, mẹ mang song thai còn gặp một số triệu chứng như: đi tiểu thường xuyên, đau lưng, mất ngủ, trầm cảm, tim đập nhanh,….
Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và chế độ ăn khoa học
Những rủi ro khi mẹ mang thai đôi
Tuy mang thai đôi sẽ làm mẹ đỡ vất vả hơn khi không phải mất thời gian sinh con nhiều lần, nhưng rủi ro gặp phải cũng không nhỏ. Vì thế mẹ cần cân nhắc và chuẩn bị tâm lý kỹ càng.
Khả năng sinh mổ cao
Hơn 80% trường hợp mang thai đôi đều phải trải qua phương pháp sinh mổ để lấy con. Bởi tử cung mẹ không thể nở đủ để sinh con như bình thường, đồng thời cơn co thắt cũng ít xuất hiện.
Mặt khác, những trường hợp song thai em bé thường nằm ngược nên cũng gây khó khăn cho mẹ. Nếu mẹ vẫn kiên quyết sinh thường, khả năng bé ngạt nước ối là rất cao.
Nguy cơ biến chứng tiền sản giật
Tiền sản giật là mối lo ngại hàng đầu của những mẹ mang song thai. Bởi trọng lượng thai tăng nhanh chóng, khiến các bộ phận chưa kịp thích nghi dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó, phù nề, khó thở, tay chân tím, nồng độ protein trong nước tiểu cũng khiến mẹ gặp nguy cơ này.
Qua số liệu nhận thấy, mẹ bầu mang thai đôi thường gặp biến chứng tiền sản giật cao gấp 3 người thường. Ngoài ra mẹ cũng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ do số lượng nhau thai làm tăng đề kháng với insullin.
Nguy cơ sinh sớm
Hơn 60% mẹ bầu sinh non do mang song thai là con số được bệnh viện phụ sản ghi nhận được. Đa phần đều sinh trước tuần 37 và trọng lượng tương đối nhẹ, dưới 2,5kg. Tất nhiên khi sinh sớm như vậy các cơ quan bên trong vẫn chưa hoàn chỉnh nên cơ thể còn yếu ớt. Một số trường hợp không thể hòa nhập được với môi trường bên ngoài, do đó cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt.
Kết luận còn chỉ ra, những mẹ mang thai đôi sinh non vào tuần 37, thì 10% em bé trong số đó có nguy cơ tử vong. Vì nguyên nhân này nên đây là điều đáng lo ngại của tất cả mẹ bầu.
Xem thêm: Sinh non: Những nguy hiểm, dấu hiệu và biện pháp phòng tránh
Hội chứng truyền máu song thai
Khoảng 15% mẹ bầu mang song thai thường mắc hội chứng truyền máu song thai. Nguyên nhân là do máu từ mẹ không được phân bổ đều sang phôi thai (mất cân bằng mạch máu), tức là một thai quá nhiều máu, thai còn lại quá ít máu.
Khi rơi vào tình trạng này, một trong hai bé sẽ khó nhận đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường, vì thế nằm trong nhóm có tỉ lệ tử vong cao. Đây cũng là lời giải thích cho câu hỏi “Vì sao mang thai đôi thường hay mất một bé?”
Mẹ mang thai đôi phải lưu ý những vấn đề gì?
Phỏng vấn từ chị N.T (28 tuổi, Hà Nội):
Mang thai đôi thật sự rất nguy hiểm, lúc có thai tôi mệt mỏi vô cùng, đã vậy còn mắc tiểu đường thai kỳ. Khi sinh vì tiền sản giật mà tôi mất hết một bé. Tôi phải mất khá lâu mới ổn định được tinh thần. Bởi thế tôi khuyên các mẹ mang thai đôi nên cẩn thận và tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan.
Dinh dưỡng góp phần quan trọng
Chế độ dinh dưỡng của những mẹ mang thai đôi cần được chú trọng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), mẹ bầu mang thai đôi phải tăng mức năng lượng lên 300 kcal so với bình thường. Đặc biệt mẹ không để mình rơi vào tình trạng đói.
Thực đơn hằng ngày mẹ cần đáp ứng đủ 2400 kcal, mục đích giúp song thai tăng cân khỏe mạnh. Những món ăn nạp vào phải đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu, lời khuyên từ chuyên gia là mẹ nên thêm 1mg axit folic mỗi ngày. Ăn kiêng là hành động tuyệt đối không được khuyến khích đối với nhứng mẹ mang thai đôi.
Lưu ý: Khi ăn no mẹ sẽ hơi cảm thấy khó chịu do dạ dày bị chèn ép bởi thai nhi và thức ăn. Vì thế mẹ nên ăn những món lành mạnh, dễ tiêu, đồng thời chia thực đơn làm nhiều bữa trong ngày.
Uống đủ nước cũng là việc làm cần thiết, bởi nước hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi. Đồng thời giúp cơ thể thanh lọc chất độc một cách tốt nhất. Mẹ hãy duy trì 2 – 2,5 lít nước, không uống cùng lúc mà chia nhỏ thành 8 ly nước mỗi ngày, phân bổ từ sáng đến tối.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Mang thai đôi đồng nghĩa mẹ sẽ đối mặt với nhiều mệt mỏi, các triệu chứng khó chịu cũng kéo đến nhiều hơn. Chính vì thế mà tâm lý mẹ trở nên bất ổn, stress, hình thành bệnh trầm cảm thai kỳ. Cách tốt nhất mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cố gắng để đầu óc thoải mái nhất có thể, tìm niềm vui cho bản thân và chia sẽ áp lực với người chồng bên cạnh.
Song song đó mẹ cũng nên ngồi thiền, tập yoga…để máu huyết lưu thông ổn định. Tránh các động tác mạnh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo dõi tình trạng sát sao
Mẹ bầu mang thai đôi cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên, vì khả năng gặp phải biến chứng cao hơn bình thường. Đặc biệt, những tháng cuối lịch khám thai của mẹ sẽ trở nên dày đặc, đảm bảo phát hiện sớm những biến chứng xảy ra.
Vào những tuần cuối, nếu có điều kiện mẹ nên tiến hành nhập viện sớm. Tại đó bác sĩ có thể thăm khám mỗi ngày và phòng ngừa tối đa những bất trắc.
Bên cạnh đó, mẹ nên chuẩn bị trước tâm lý đối mặt với nguy cơ sinh non và sinh mổ khi “vượt cạn”. Đừng vì những vấn đề đó mà tạo áp lực cho bản thân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mẹ bầu mang song thai tuy gặp trở ngại nhiều hơn bình thường. Nhưng nếu biết cách bảo vệ tốt thì sẽ không đáng sợ như mẹ nghĩ. Vì thế mẹ hãy để cảm xúc thoải mái nhất, đừng quá lo lắng hay nghĩ ngợi điều tiêu cực. Thay vào đó tích cực chăm sóc sức khỏe, bồi bổ dinh dưỡng để con phát triển hoàn thiện. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và hạ sinh được hai thiên thần kháu khỉnh, đáng yêu!
Mẹ có thể tham khảo
- 4 biến chứng ở tháng thứ 2 nguy hiểm mẹ cần đặc biệt quan tâm
- 4 dị tật thai nhi thường gặp: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Ăn gì khi mang thai tháng thứ 5, tư vấn từ chuyên gia
- Các loại vitamin và thuốc tốt nhất trước khi mang thai
- Dinh dưỡng khoa học cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 8