Bác sĩ giải đáp: Mang thai bụng nhỏ có sao không?

“Mang thai bụng nhỏ có sao không?” là một câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm, hãy cùng bác sĩ Đặng Thanh Tâm…

Khi mang thai, nhiều mẹ thường thắc mắc tại sao bụng người này nhỏ, người kia lại to. Đôi khi ngẫm nghĩ không biết bụng nhỏ có sinh được em bé khỏe mạnh bình thường? Vậy thì ngay trong bài viết này, chuyên gia sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi “Mang thai bụng nhỏ có sao không?” Các mẹ hãy cùng iPREG theo dõi tới cuối bài để tìm câu trả lời nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

 


ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Giải đáp: Bà bầu có được ăn trứng vịt lộn không?

Tại sao mẹ mang thai bụng nhỏ?

Đa phần mẹ bầu có bụng nhỏ thường cảm thấy bất an hơn những mẹ có bụng to. Mẹ hay tự nhủ mình ăn thiếu chất hoặc “bé yêu” gặp vấn đề, nên kích thước vòng 2 mới nhỏ như vậy.

Hơn nữa mọi người xung quanh cứ hay xầm xì, thậm chí phê phán vòng bụng của mẹ làm mẹ lo lắng hơn gấp bội phần. Tuy nhiên không phải như vậy mẹ nhé! Bụng bầu nhỏ có thể do những yếu tố sau:

Mẹ bầu sinh con lần đầu

 

Những mẹ lần đầu mang thai có vòng bụng tương đối săn chắc. Do vậy khi phôi thai bắt đầu phát triển, thì vòng bụng sẽ không bị co giãn nhiều. Đó là lời giải vì sao bụng mẹ nhỏ hơn những mẹ khác.

Mẹ bầu có thân hình cao, thon thả

Chắc chắn rằng khi mẹ bầu là một người với ngoại hình cao, lưng có kích thước dài thì vòng bụng lúc mang thai sẽ nhỏ hơn những người khác. Bởi khoảng không gian bụng lúc này tương đối rộng rãi nên em bé mẹ không bị chèn ép. Tử cung chỉ việc kéo dài xuống, thay vì đẩy ra ngoài như những mẹ thấp bé.

Thân hình thon thả là điều kiện lý tưởng nhất cho mẹ khi mang thai. Bởi chế độ rèn luyện tiền thai kỳ tốt, mẹ có đủ sức khỏe để gồng gánh thêm con yêu. Đừng quá lo lắng mẹ nhé!

Lượng nước ối ít

Thể tích nước ối cũng là yếu tố quyết định đến kích thước vòng 2 của mẹ. Nếu nước ối trong bụng ít, đồng nghĩa vòng bụng mẹ cũng sẽ nhỏ hơn bình thường, ngược lại to hơn nếu lượng ối nhiều.

Tuy nhiên, nước ối đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và tồn tại của thai nhi. Sau các lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm để biết mẹ có bị thiếu nước không? Trong trường hợp mẹ không đủ nước ối, chuyên gia sẽ tư vấn cho mẹ cách khắc phục qua chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học. Mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Xem thêm để có thông tin chi tiết: Rỉ nước ối khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Mẹ bầu tập thể thao

Những mẹ có thói quen vận động, tập thể hình khi mang thai thì vòng bụng cũng nhỏ hơn bình thường. Vì lúc này các cơ mẹ săn chắc, mỡ ngay phía bụng rất ít. Phần đa các mẹ mang thai ăn uống không thực sự khoa học, dẫn đến kích thước bụng bầu lớn hơn tiêu chuẩn.

Với các mẹ hay tập thể thao chúng tôi có lưu ý: Đừng tạo áp lực quá mạnh, bởi sẽ “làm phiền” trực tiếp đến em bé trong bụng. Mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tập để lấy lại vóc dáng hãy chờ đến sau sinh mẹ nhé!

Tại sao có mẹ bầu bụng to

Một số mẹ bầu dù chỉ mới mang thai tháng thứ 5, nhưng nhìn vào mọi người cứ nghĩ rằng mẹ sắp sinh đến nơi. Đôi khi có người lại hỏi: “Bụng to như thế sinh đôi hay sinh ba vậy?” Và trăm nghìn câu hỏi khác đặt ra khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Nhiều lúc mẹ cũng khá hoang mang “Tại sao kích thước vòng 2 mình lại phát triển như thế. Không biết em bé bên trong có gặp vấn đề gì?”

Những nguyên nhân dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc vì sao bụng mình lại to hơn mức bình thường.

Mẹ sinh con lần hai

 

Số lần mang thai cũng ảnh hưởng đến kích thước vòng bụng của mẹ. Nếu như mẹ đã sinh con trước đó, thì các cơ bụng đã bị giãn nở phần nào và chúng không thể hoàn toàn hồi phục. Do đó khi mẹ mang thai lần kế thì khả năng bụng to hơn lần trước rất nhiều lần.

Xem thêm: Tư vấn: Khoảng cách thời gian giữa hai lần sinh phù hợp

Mẹ có thể trạng thấp bé, mũm mĩm

Vòng bụng mẹ to cũng có thể là do bởi yếu tố dáng người, cân nặng của mẹ. Thông thường mọi người nhìn vào sẽ thấy mẹ bầu thấp người, hơi tròn thì vòng bụng to hơn. Nguyên do được giải thích bởi vòng eo ngắn, đồng nghĩa em bé trong bụng mẹ ít không gian, vì thế tử cung phải đẩy ra phía ngoài để nới rộng nơi ở cho bé.

Yếu tố di truyền

Nếu bố hoặc người thân bé có thể trạng cao lớn, xương to, thì tỉ lệ  bé sẽ thừa hưởng gen trội đó từ người thân ở mức rất cao. Lúc này xương bé phát triển cứng cáp, nhanh hơn mức bình thường nên bụng mẹ sẽ to cho dù mới tam cá nguyệt giữa.

Xem thêm: Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Mẹ mang thai đa

Một lý do chắc chắn rằng bụng mẹ to hơn bình thường chính là mẹ mang thai đôi hoặc thai đa. Bởi cơ thể mẹ lúc này đang tồn tại cùng lúc hai sinh linh bé nhỏ, nên kích thước vòng bụng “đồ sộ” là điều không tránh khỏi. Nhưng nếu không phải lý do này mà người khác vẫn trêu mẹ mang thai đa thì mẹ cũng đừng buồn nhé! Có thể là do những nguyên nhân trên thì sao!

Mẹ mang thai bụng nhỏ có sao không?

 

Sau khi đọc hết những nguyên nhân bụng to, nhỏ phía trên, chắc hẳn phần nào mẹ cũng tìm thấy được câu trả lời. Chúng tôi xin khẳng định với mẹ lần nữa là mang thai bụng nhỏ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé.

Kích thước vòng bụng mỗi người đều tùy thuộc vào thể trạng và những yếu tố khác nhau. Do đó không thể nhìn vào vòng bụng của một người mà vội đánh giá tình trạng sức khỏe em bé bên trong. Thậm chí có người dù mang thai 7 tháng, nhưng nhìn bụng chỉ khoảng 3 tháng. Ngược lại có người mang thai 3 tháng, nhưng vòng 2 nhìn như sắp sinh đến nơi.

Chuyên gia thai sản đã khẳng định chắc chắn không phải bụng to thì con mới phát triển khỏe mạnh và không phải bụng nhỏ thì em bé sinh ra sẽ yếu ớt. Nếu mẹ bầu có bụng nhỏ, nhưng đi khám thai bác sĩ thông báo cân nặng bé phát triển tốt, lượng ối, tim thai, cơ quan đều hoạt động bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm.

Lời khuyên cho mẹ đừng nghe bất cứ lời bàn tán nào mà ảnh hưởng đến tâm lý. Những câu nói như: Bụng nhỏ con không phát triển, bụng như vậy chắc sinh con nhẹ cân,… hay vô vàn bình luận tương tự mẹ có quyền bỏ ngoài tai. Nếu mẹ để tâm đến thì không những chẳng mang đến lợi ích gì mà còn làm tâm trạng mẹ bất an thêm.

Xem thêm: Cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái chính xác

Khám phá chu vi bụng mẹ qua từng giai đoạn

 

Những khẳng định trên đã chắc chắn rằng mang thai bụng nhỏ không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Nếu mẹ muốn theo dõi sự thay đổi của vòng bụng qua từng tháng thai kỳ, mẹ có thể dùng thước dây đo chu vi bụng và so sánh với bảng sau.

Tháng thai kỳ Vòng bụng tối thiểu (cm) Vòng bụng tiêu chuẩn (cm) Vòng bụng tối đa (cm)
5 76 82 89
6 80 85 91
7 82 87 94
8 84 89 95
9 86 92 98

Chu vi vòng bụng mẹ sẽ tăng dần từ tuần 20 trở đi, mỗi tuần tăng khoảng 2cm. Đến những tháng cuối thai kỳ, tốc độ tăng vòng bụng bắt đầu giảm dần xuống 1,2cm mỗi tuần.

Mẹ có thể theo dõi, nếu chu vi bụng từ tuần 16 đến hết thai kỳ tăng khoảng 23cm. Đồng thời, cân nặng từ lúc mang thai đến khi sinh tăng khoảng 11 – 18 kg thì tốc độ tăng ở mức tiêu chuẩn. Tuy nhiên số liệu chỉ mang tính chất tham khảo và hoàn toàn không chính xác tuyệt đối, nên mẹ cũng đừng quá lo nếu thực tế không đúng như trên.

Kết luận

Sau khi theo dõi hết bài viết trên, chắc hẳn mẹ đã giải đáp được câu hỏi “Mang thai bụng nhỏ có sao không?” rồi chứ. Từ giờ mẹ cứ yên tâm nếu bụng mình nhỏ nhé! Hãy nhớ thoải mái, lạc quan và tăng cường ăn uống nhằm đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho “bé yêu” trong bụng. Ngoài ra mẹ cũng đừng quên lịch khám thai định kỳ để chắc chắn rằng sức khỏe hai mẹ con vẫn phát triển ổn định.

Nếu có câu hỏi thắc mắc nào nữa mẹ nhớ nhanh tay để lại bình luận tại đây. Hẹn gặp lại vào chủ đề lần sau!

Mẹ có thể tham khảo

  • Sau một tuần quan hệ, liệu bạn đã có thai?
  • Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Chiều dài, cân nặng thai nhi theo bảng chuẩn quốc tế
  • Bài tập giảm mỡ bụng cho bà bầu giúp thai kỳ khỏe mạnh
  • Bật bí những bài tập vận động cho mẹ bầu vượt cạn thành công
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories