Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: cùng iPREG tìm hiểu nguyên nhân, thời gian đau, những nguy cơ và cách điều trị…
Đau bụng râm ran, đặc biệt là phần bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu là một biểu hiện hết sức bình thường trong tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, do chưa hiểu được bản chất của hiện tượng đau bụng 3 tháng đầu mà mẹ thường cảm thấy bất an. iPREG nhận được không ít thắc mắc của mẹ bầu như:
Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có nguy hiểm? Triệu chứng này có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, mang thai ngoài tử cung hay không?
Để giải đáp được những câu hỏi này, bạn và các mẹ hãy cùng bác sĩ Đặng Thanh Tâm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà ở bài viết dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?
Nguyên nhân mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng
Hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng lâm râm là hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, cảm giác tưng tức bụng càng rõ rệt hơn. Nguyên nhân là do lúc này phôi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Tình trạng đau bụng âm ỉ này sẽ kéo dài trong khoảng 2-3 ngày. Sau đó, cảm giác đau sẽ giảm dần rồi mất hẳn.
Theo ghi nhận của ACOG (American Congress of Obstetricians and Gynecologists), có tới 75% bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng dưới. 80% trong số này sẽ hết ở tháng thứ nhất, 18% kéo dài tới hết tháng thứ 2, cá biệt 2% bị đau bụng dưới tới cuối tháng thứ 3 thai kỳ.
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian và mức độ đau bụng dưới sẽ khác nhau. Chị em có thể trạng tốt trước khi mang thai sẽ đau ít hơn, ngắn hơn những mẹ có thể trạng yếu. Nguyên nhân là do quá trình thụ tinh, hình thành phôi thai nhanh hơn. Các giai đoạn hình thành thai nhi trong tam cá nguyệt đầu diễn ra nhanh làm cơn đau bụng dưới kết thúc sớm.
Điều này thể hiện việc vận động, rèn luyện cơ thể tiền thai kỳ là hết sức quan trọng. Chúng tôi cũng xin được nhắc lại, mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học trước khi mang thai ít nhất 6 tháng, vận động hợp lý trước 3 tháng. Bên cạnh đó là thực hiện khám tổng quát, tiêm phòng vắc xin trước khi thụ thai tối thiểu 1 tháng.
Mức độ và thời gian đau bụng
Mức độ đau bụng trong giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào sự co bóp của xương chậu và cổ tử cung. Các cơn đau sẽ xuất hiện bất ngờ và điều này khiến bạn thấy khó chịu và gây ra những cảm xúc tiêu cực.
Thông thường, với mẹ có thể trạng tốt mức độ với thời gian đau sẽ ít hơn những mẹ có thể trạng yếu. Như chúng tôi phân tích phía trên, mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng thường kéo dài hết tháng thứ nhất. Cá biệt nhiều trường hợp khi nhận đau bụng hết tháng thứ 3. Nếu có những bất thường như chúng tôi liệt kê phía dưới, hãy tới bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Bạn cần biết rằng, đau bụng dưới là triệu chứng hết sức bình thường của thai kỳ. Hãy vượt qua cơn đau một cách lạc quan để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân cũng như sức khỏe của bé.
Xem thêm: Những triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng đầu
Khi nào bạn nên lo lắng nếu bị đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ?
Tuy mang thai tháng đầu bị đau bụng là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu nó đi kèm với những triệu chứng sau thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được theo dõi sức khỏe kịp thời.
- Nếu mẹ bị đau bụng kèm theo những triệu chứng như đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu thì rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.
- Nếu cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên, đau kéo dài, liên tục và luôn có cảm giác buồn nôn thì bạn đang bị tiền sản giật.
- Mẹ bị đau tức bụng dưới, khu vực bàng quang và có dấu hiệu nóng rát khi đi tiểu thì nguy cơ cao là bị nhiễm trùng đường tiểu.
- Nếu gặp phải cơn đau quằn quại, dữ dội, đau không giảm, ra nhiều máu tươi vào tháng đầu tiên thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa gấp để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bị sảy thai sớm.
Xem thêm: Lịch khám thai định kỳ: Mốc khám và những lưu ý quan trọng
Làm gì khi mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng
Để tình trạng mang thai tháng đầu bị đau bụng không còn là nỗi lo sợ của bà bầu nữa, các mẹ có thể thực hiện những phương pháp sau đây:
Thực hiện những bài tập thể dụng nhẹ nhàng
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để giúp cho các cơ được thư giãn và cổ tử cung không bị chịu áp lực quá lớn. Điều này không chỉ giúp cho tinh thần của bạn trở nên thoải mái mà còn làm cho cơn đau bụng 3 tháng đầu biến mất nhanh chóng hơn.
Nhiều ghi nhận, massage bụng dưới cũng giúp những cơn đau bụng thuyên giảm. Bác sĩ khuyến nghị, mẹ nên massage bụng ít nhất 3 lần mỗi ngày, 20 phút/lần. Các động tác massage không cần quá cầu kỳ cũng như không cần thêm những chất dẫn. Đơn giản là mẹ chỉ cần xoa bóp nhẹ, thực hiện liên tục 2-3 ngày để làm giảm các cơn đau.
Lưu ý
Tháng đầu mẹ sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ như sảy thai, thai ngoài tử cung, sinh non,… Nguyên nhân một phần do chế độ vận động phản khoa học. Cơ thể mẹ lúc này khá nhạy cảm do những thay đổi mới mẻ của thai kỳ, nếu gặp những tác động xấu trong quá trình vận động, mẹ rất dễ rơi vào trạng thái tiêu cực.
Sau khi biết mình mang thai qua những dấu hiệu có thai hoặc dùng que thử thai, mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện khám thai ngay. Bác sĩ sẽ giúp mẹ có chế độ dinh dưỡng, vận động thời kỳ đầu mang thai một cách khoa học nhất, đảm bảo sự toàn vẹn của thai phụ.
Uống nhiều nước
Khi cơ thể của các mẹ được cung cấp đủ nước sẽ tránh được các hiện tượng mệt mỏi, đau bụng 3 tháng đầu mang thai. Như các bạn đã biết, nước là chất điện giải quan trọng nhất mà cơ thể cần mỗi ngày.
Bác sĩ khuyến nghị, lượng nước đủ cho mẹ thời kỳ đầu mang thai là từ 2-3 lít/ngày. Mẹ nhớ uống đủ, đừng uống quá nhiều hay quá ít đều sẽ gây ra những biến chứng khó chịu có thể kể đến như: tình trạng tiểu són khi mang thai.
Ngoài nước, mẹ cũng nên dùng thêm sữa như một phương án thay thế hữu hiệu. 95% sữa là nước, do đó uống sữa cũng là cách bổ sung nước hiệu quả. Sữa còn giúp mẹ tăng cường nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết nhất khi mang thai những tháng đầu.
Mẹ có thể dùng sữa tươi (dùng sữa không đường hoặc ít đường để tránh tiểu đường thai kỳ hay xuất hiện từ tháng thứ 5 trở đi), hoặc sữa hộp. Để biết thêm thông tin sửa và cách sử dụng phù hợp, vui lòng tham khảo bài viết: Tư vấn: Top 5 loại sữa bà bầu tốt nhất thị trường Việt Nam
Bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết
Mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất vào thực đơn hàng ngày của mình để có thể tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe và bé phát triển tốt. Ngoài ra, mẹ bầu không nên sử dụng các thực phẩm và đồ uống như: rau ngót, rau ngải cứu, đu đủ, cà phê, nước có ga,…bởi vì chúng chính là thủ phạm chính gây ra những cơn đau bụng dữ dội và sảy thai.
Chuyên mục: Dinh dưỡng khi mang thai của chúng tôi đã liệt kê rất nhiều những kiến thức dinh dưỡng hữu ích, mẹ hãy tham khảo để có phương pháp ăn uống khoa học.
Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
Trên đây là những lý giải cho hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng. Hi vọng với những chia sẻ của iPREG sẽ giúp cho mẹ có thêm thông tin bổ ích và có thể vượt quá được tháng đầu thai kỳ một cách dễ dàng.
Mẹ có thể tham khảo
- Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế mới nhất
- Bác sĩ giải đáp: Mang thai bụng nhỏ có sao không?
- 7 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thai kỳ
- Quá trình phát triển của thai nhi trong tháng đầu mang thai
- Cẩm nang mang thai tháng thứ nhất: Mẹ đã là thai phụ