Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất

Để giúp con phòng tránh các bệnh nguy hiểm một cách hiệu quả, mẹ hãy tham khảo lịch tiêm chủng chi tiết nhất cho…

Các chuyên gia cảnh báo nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh, trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại dị tật suốt đời. Theo WHO, vắc xin đã giúp hàng triệu trẻ em toàn cầu chào đời và phát triển khỏe mạnh đến khi trưởng thành. Vì vậy, trang bị kiến thức về lịch tiêm chủng cho trẻ là điều bố mẹ nên làm từ khi có ý định manh thai. Hãy cùng iPREG cập nhật thông tin tiêm chủng qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Bệnh tim bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tại sao bố mẹ cần biết lịch tiêm chủng cho trẻ?

Nguyên nhân khách quan từ môi trường

Lịch tiêm chủng cho trẻ luôn được cập nhật mỗi năm bởi các trung tâm tiêm phòng uy tín bởi sự thay đổi môi trường làm xuất hiện nhiều bệnh dịch lạ. Thời gian qua, Việt Nam xuất hiện dày đặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em như: cúm, thủy đậu, sởi, tay chân miệng,…

Biến đổi khí hậu trên toàn cầu cùng với môi trường sống ngày càng ô nhiễm khiến bệnh dịch xảy ra dễ lây lan và bùng phát. Dù trẻ được tăng cường sức đề kháng nhờ sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng thì việc sống trong môi trường thiếu lành mạnh vẫn có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Vì vậy, tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng cho trẻ em là biện pháp an toàn bảo vệ trẻ trước các bệnh nguy hiểm.

Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học

Nguyên nhân chủ quan từ trẻ

Trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch kém, chủ yếu được nhận từ các kháng thể của mẹ. Sự miễn dịch này chỉ kéo dài từ tối đa 6 tháng sau sinh và không ngăn ngừa được mọi loại bệnh truyền nhiễm. Theo nhiều chuyên gia mỗi ngày trẻ sẽ tiếp xúc với rất nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Trường hợp mẹ sau sinh có sức khỏe yếu, không có sữa cho con bú, bé phải dùng sữa công thức thay thế sữa mẹ thì hệ miễn dịch vốn non yếu của bé sẽ ngày càng giảm chức năng.

Như vậy, sức đề kháng/hệ miễn dịch có vai trò quan trọng giúp trẻ chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường ngoài. Lá chắn này sẽ được củng cố bằng các vắc xin phòng bệnh, cho nên việc bố mẹ quan tâm đến lịch tiêm chủng cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Bảng kê lịch tiêm chủng cho trẻ chi tiết

STT Độ tuổi trẻ Mũi tiêm 1 Tiêm nhắc lại
1 Dưới 1 tháng tuổi
  • Viêm gan B
  • Lao
2 1 tháng tuổi Viêm gan B mũi 2 [*]
2 Từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi
  • Viêm phổi
  • Viêm màng não
  • Viêm tai giữa
  • Tiêu chảy Rota
  • 6 trong 1 [*]
Viêm gan B mũi 2
3 3 tháng tuổi
  • Viêm tai giữa mũi 2
  • 6 trong 1 mũi 2
  • Viêm phổi mũi 2
  • Viêm màng não mũi 2
  • Tiêu chảy Rota liều 2
  • Viêm gan B mũi 3
4 4 tháng tuổi
  • Viêm gan B mũi 4
  • Tiêu chảy Rota liều 3
  • 6 trong 1 mũi 3
  • Viêm phổi mũi 3
  • Viêm màng não mũi 3
  • Viêm tai giữa mũi 3
5 5 tháng tuổi Bổ sung thêm vắc xin bại liệt nếu không 5 trong 1 (thay thế 6 trong 1)
6 6 tháng tuổi
  • Cúm
  • Viêm màng não do mô cầu B, C
1-2
7 9 – 12 tháng tuổi
  • Sởi
  • Quai bị
  • Rubella
  • Viêm não nhật bản IMOJEV
Nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ
8 12 – 24 tháng tuổi
  • Jevax
  • Thủy đậu
  • Viêm gan A
  • Thương hàn
  • Viêm não nhật bản IMOJEV mũi 2
  • 6 trong 1 mũi 4
  • Nhắc lại theo chỉ định của bác sĩ

[*] Vắc xin 6 trong 1 (hoặc 5 trong 1) gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản do Haemophilus influenzea (hoặc bỏ bại liệt để thành 5 trong 1).

Lịch tiêm chủng chi tiết cho trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi

Trẻ dưới 1 tháng tuổi

Trẻ giai đoạn này cần tiêm hai mũi quan trọng là vắc xin viêm gan B (mũi 1) và vắc xin lao (mũi 1). Trong đó vắc xin viêm gan B tiêm nên được tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh, hiệu quả nhất là trong vòng 24 giờ đầu. Còn vắc xin bệnh lao thì nên tiêm trong vòng 30 ngày đầu sau sinh.

Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời

Trẻ được 1 tháng tuổi

Giai đoạn này tiếp nối giai đoạn đầu bé sẽ tiêm vắc xin viêm gan B (mũi 2) nếu mẹ mang virus viêm gan B. Nếu không mũi tiêm thứ 2 sẽ được thực hiện lúc bé được 24 tháng tuổi.

Trẻ được 6 tuần đến 2 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, theo lịch tiêm chủng cho trẻ, bé cần được tiêm các loại vắc xin sau:

  • Tiêm vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não và viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1) khi bé đã trên 6 tuần tuổi.
  • Tiêm vắc xin viêm gan B (mũi 2) nếu mẹ không nhiễm virus viêm gan B khi bé dưới 1 tháng tuổi. Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản do Haemophilus influenzea (mũi 1).
  • Bé cần uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 1)

Bố mẹ có thể cho bé sử dụng vắc xin 5 trong 1 và vắc xin phòng bại liệt (liều 1) theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trẻ được 3 tháng tuổi

Giai đoạn này bé cần uống vắc phòng xin tiêu chảy do Rotavirus (liều 2) và tiêm các vắc xin sau:

  • Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu mũi thứ 2.
  • Vắc xin viêm gan B (mũi 3) và vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản do Haemophilus influenzea (mũi 2).

Bố mẹ có thể cho bé sử dụng vắc xin 5 trong 1 và vắc xin phòng bại liệt (liều 2) theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bố mẹ cần chú ý tuân thủ đúng lịch tiêm chủng cho trẻ để vắc xin phát huy được công dụng của mình.

Xem thêm: Nứt đốt sống là gì? Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Trẻ được 4 tháng tuổi

Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em, giai đoạn này bé cần uống vắc phòng xin tiêu chảy do Rotavirus (liều 3) nếu sử dụng vắc xin Rotateq của Hoa Kỳ và tiêm các vắc xin sau:

  • Vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu mũi thứ 3.
  • Vắc xin viêm gan B (mũi 4) và vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản do Haemophilus influenzea (mũi 3).

Bố mẹ có thể cho bé sử dụng vắc xin 5 trong 1 và vắc xin phòng bại liệt (liều 3) theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trẻ được 5 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ chỉ cần tiêm vắc xin phòng bại liệt nếu những giai đoạn trước đó bé sử dụng vắc xin 5 trong 1 và uống vắc xin bại liệt theo Chương trình tiêm chủng quốc gia tại địa phương.

Trẻ được 6 tháng tuổi

  • Trẻ ở tuổi này cần được tiêm vắc xin phòng cúm (mũi 1). Sau đó 1 tháng sẽ tiêm mũi 2, còn các mũi còn lại sẽ được thực hiện hằng năm. Bố mẹ cần theo dõi sát lịch tiêm chủng cho trẻ để không bỏ lỡ những lần nhắc lại này.
  • Bé cũng cần được tiêm vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu B, C. Hai mũi này cần được tiêm cách nhau ít nhất là 6 – 8 tuần, thời gian tối ưu thường là 2 tháng.

Trẻ được 9 – 12 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ được tiêm khá nhiều vắc xin bào gồm:

  • Vắc xin phòng sởi hoặc vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella (MMR mũi 1). Nếu mũi 1 này nên được tiêm sau mũi sởi hoặc nên tiêm mũi vắc xin sởi, quai bị, rubella 6 tháng, nhắc lại sau 4 năm. Khi dịch sởi bùng phát, vắc xin phòng sởi MVVAC có thể được tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (IMOJEV), vắc xin này có thể được tiêm từ 9 tháng tuổi, tiêm 2 mũi nên cách nhau 1 – 2 năm. Nên tiêm vắc xin này sau vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella ít nhất 1 tháng.

Xem thêm: Hội chứng Down: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Trẻ được 12 – 24 tháng tuổi

Theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 2 tuổi, giai đoạn cuối của lộ trình này trẻ cần được tiêm các vắc xin sau:

  • Vắc xin phòng viêm não Nhật bản B, có thể chọn 1 trong 2 loại vắc-xin nếu chưa tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản IMOJEV (mũi 1) ở giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi.
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (IMOJEV) mũi 2, nhắc lại sau 1 – 2 năm.
  • Vắc xin Jevax (mũi 1), 2 tuần sau tiêm mũi 2, 1 năm sau tiêm mũi 3. Sau đó 3 năm/1 lần, tiêm 1 mũi đến khi đủ 15 tuổi hoặc hơn.
  • Vắc xin phòng thủy đậu mũi thứ nhất. Sau 4 năm tiêm mũi 2.
  • Vắc xin phòng viêm gan A mũi đầu tiên. Sau từ 6 đến 12 tháng tiêm mũi 2.
  • Vắc xin phòng viêm gan B và bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm màng não mủ viêm phế quản do Haemophilus influenzea lúc 18 tháng và hoàn thành trước khi 24 tháng.
  • Vắc xin phòng thương hàn khi trẻ đúng 2 tuổi. Sau 3 năm tiêm mũi 2.

Những đối tượng trẻ em không được tiêm vắc xin

Trước khi cho bé tiêm vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng cho trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu con mình có thuộc một trong những đối tượng không thể tiêm vắc xin sau đây hay không. Trẻ sơ sinh không tiêm phòng hoặc trì hoãn tiêm phòng khi có những biểu hiện:

  • Sốt cao trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
  • Nhịp tim đập bất thường, ngủ li bì, bú sữa kém, bỏ bú.
  • Cân nặng giảm xuống dưới 2kg.
  • Một số các trường hợp đặc biệt khác theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn

Trẻ em không tiêm phòng hoặc tạm hoãn việc tiêm phòng khi có những biểu hiện

  • Đã tiêm chủng trước đó và xuất hiện phản ứng sốc, dị ứng nặng với vắc xin.
  • Đang mắc các bệnh cấp mãn tính, đang hoặc mới kết thúc điều trị corticoid/gammaglobulin.
  • Sau khi tiêm vắc xin lần đầu thì xuất hiện các biểu hiện viêm não như bạch hầu, ho gà, uốn ván mà không do các nguyên nhân khác thì không được tiêm bổ sung vắc xin chứa thành phần ho gà.
  • Đối với vắc xin sống, trẻ bị suy giảm miễn dịch chống chỉ định.
  • Sốt cao trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
  • Nhịp tim, nhịp thở bất thường, tri giác kém.
  • Một số trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của bác sĩ.

Những lưu ý quan trọng bố mẹ cần quan tâm khi tiêm vắc xin cho trẻ

Trước khi tiêm chủng

Trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng, bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói vì có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm. Bố mẹ cũng cần vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau tiêm. Ngoài ra, sẽ thuận tiện cho các nhân viên y tế tiêm phòng nếu trẻ được mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.

Bố mẹ cũng cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sổ khám sức khỏe, đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ về điều kiện sức khỏe của trẻ, có thuộc đối tượng không được tiêm phòng hay không. Nếu trẻ đã đi tiêm ngừa trước đó thì bố mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ để lần tiêm sau không bị sai thời gian.

Sau khi tiêm chủng

Sau khi cho bé tiêm phòng theo lịch tiêm chủng cho trẻ, không nên đưa bé về nhà ngay mà hãy ở lại điểm tiêm thêm 30 phút đến 1 tiếng phòng khi trẻ xuất hiện phản ứng sốc hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác.

Sau khi về nhà, trường hợp bé bị sốt nhẹ, quấy khóc, chỗ tiêm bị sưng đỏ là hoàn toàn bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng. Các hiện tượng này có thể biến mất sau 6-8 tiếng. Tuy nhiên, cần theo dõi kỹ các biểu hiện của bé, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để theo dõi kịp thời.

Sau năm đầu tiên, bố mẹ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của các nhân viên y tế. Nếu không tiêm ngừa theo đúng lịch tiêm chủng cho trẻ, tiêm không đủ mũi, vắc xin sẽ không phát huy tác dụng.

Xem thêm: Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Tư vấn liều lượng, cách dùng hiệu quả

Trung tâm tiêm phòng cho trẻ uy tín nhất hiện nay

VNVC (Vietnam Vaccine JSC)

VNVC (Vietnam Vaccine JSC) là trung tâm tiêm phòng cho trẻ uy tín thuộc Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017, hiện nay đã trở thành hệ thống tiêm chủng cao cấp nhất Việt Nam với hơn 50 trung tâm khắp cả nước. Được lựa chọn là địa điểm tiêm phòng uy tín của nhiều bậc phụ huynh, VNVC sở hữu những ưu điểm sau:

Trung tâm có các loại vắc xin được nhập chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín hàng đầu thế giới với hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP, đảm bảo nhiệt độ bảo quản từ 2-8°C. Kho lạnh – nơi bảo quản vắc xin được trang bị rất nhiều thiết bị hiện đại như thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động, hệ thống cảnh báo khi nhiệt độ vượt ngưỡng,… đảm bảo vắc xin được sử dụng luôn trong trạng thái tốt nhất.

Áp dụng nhiều dịch vụ tiêm chủng như tiêm yêu cầu, tiêm lẻ đồng thời cũng cung cấp gói vắc xin cho trẻ em với giá cả phải chăng, đặc biệt bố mẹ có thể mua gói này trả góp không lãi suất trong 6 tháng, vô cùng tiện lợi.

Xem thêm các trung tâm khác tại: Trung tâm tiêm chủng tại Hà Nội: 6 địa chỉ vàng mẹ cần biết

Quy trình tiêm tại VNVC

Ban đầu trung tâm sẽ khám sàng lọc và tư vấn lộ trình tiêm vắc xin miễn phí cho bé. Ngoài ra, sẽ được đội ngũ y bác sĩ uy tín đưa ra những lời khuyên bổ ích về tiêm phòng, về lịch tiêm chủng cho trẻ.

Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Trong khi tiêm sẽ áp dụng các cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng. Trẻ tiêm chủng cũng sẽ được theo dõi sức khỏe trước khi ra về. Bác sĩ cũng được đào tạo để xử lý các trường hợp trẻ bị sốc phản vệ hoặc gặp các vấn đề khác.

Lịch tiêm chủng cho trẻ tại VNVC được cập nhật theo từng năm nên dễ dàng cho bố mẹ theo dõi và đưa con mình đi tiêm chủng theo từng giai đoạn.

Trung tâm được trang bị cơ sở hạ tầng chất lượng bao gồm cả khu vui chơi trong nhà dành cho bé và khu thay bỉm tã khi cần cho bố mẹ. Phòng khám, phòng tiêm cũng được trang bị các dụng cụ y tế cần thiết sẵn sàng cho mọi tình huống xấu xảy ra.

Bố mẹ có thể truy cập website chính thức của VNVC Việt Nam tại: https://vnvc.vn/ để tìm hiểu thêm.

Lịch tiêm chủng cho trẻ là một trong những vấn đề quan trọng mà bố mẹ cần trang bị kiến thức ngay khi có con. Tiêm vắc xin đúng lộ trình và đủ mũi sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hại. Ghi nhớ điều này sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ được toàn diện hơn.

Mẹ có thể tham khảo

  • Lê hấp đường phèn: Bài thuốc trị ho đơn giản mà hiệu quả
  • Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách phòng tránh
  • Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu
  • Hiểu đúng tiếng khóc của bé để nuôi con tốt hơn
  • Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories