Khám thai là công việc cần thiết và quan trọng trong suốt thai kì, tuy nhiên nhiều mẹ không có lịch khám thai cụ…
Sau chế độ dinh dưỡng và vận động thì khám thai là việc quan trọng mà mọi bà bầu cần nằm lòng. Quá trình thăm khám giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng phát triển của thai nhi, nếu có những bất thường sẽ kịp thời phát hiện và có hướng xử lý phù hợp. Để chủ động trong công việc và cuộc sống, các chuyên gia thai sản khuyến nghị mẹ bầu nên tạo lịch khám thai định kỳ cá nhân. Dựa vào thời điểm thăm khám, mẹ và gia sẽ có kế hoạch sắp xếp thời gian khoa học.
Thông thường ở những tháng đầu tiên sản phụ chỉ phải khám thai một lần mỗi tháng. Tần suất thăm khám sẽ tăng dần theo thời gian và đạt đỉnh ở những tuần cuối thai kỳ. Để giúp mẹ dễ dàng trong việc lên lịch khám thai định kỳ, iPREG sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết nhất qua tư vấn của bác sĩ Đặng Thanh Tâm trong nội dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Tư vấn: Cách đọc kết quả siêu âm thai chính xác
Tại sao cần phải khám thai định kỳ?
Trong cuộc sống hối hả hiện đại, do quá bận rộn với công việc và cuộc sống mà phần lớn mẹ bầu thường lơ là hoặc thậm chí quên đi lịch khám thai của mình. Khám thai định kỳ là bắt buộc đối với mọi sản phụ. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm. Chỉ một dấu hiệu bất thường cũng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và bé.
Do đó, khám thai định kỳ giúp mẹ biết được quá trình phát triển của thai nhi diễn ra thế nào. Bên cạnh đó, mẹ sẽ phát hiện được những bệnh lý thai kỳ cũng như những dấu hiệu bất thường làm tăng nguy cơ tử vong ở mẹ và bé.
Khi mẹ khám thai đầy đủ, các bác sĩ sẽ nắm bắt tình hình thai nhi phát triển và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu. Theo nghiên cứu, những thai phụ tuân thủ lịch khám thai định kỳ chuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ, có tỷ lệ xuất hiện biến chứng thai kỳ thấp hơn rất nhiều lần so với những phụ nữ không thực hiện việc này.
Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Kinh nghiệm khi đi khám thai định kỳ cho mẹ bầu
Thông thường khi có lịch khám thai định kỳ các mẹ cần chuẩn bị một số vấn đề như:
- Các giấy tờ và sổ sách liên quan đến mẹ bầu.
- Tìm địa chỉ bệnh viện uy tín và chất lượng để tiến hành thăm khám.
- Đi khám vào buổi sáng, nhớ uống nhiều nước. Không nên ăn sáng để kết quả siêu âm được chính xác nhất.
- Ghi nhớ ngày rụng trứng cuối cùng của mình.
- Ghi ra giấy những câu hỏi thắc mắc cần bác sĩ giải đáp.
Lịch khám thai chi tiết nhất cho mẹ bầu
Khoảng thời gian mang thai đến lúc sinh con của người phụ nữ thường chia làm 3 giai đoạn. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà bác sĩ có thể đưa ra những lịch khám thai hợp lý. Thông thường sẽ có 7 cột mốc khám thai quan trọng cần nhớ.
Lịch khám thai lần đầu (sau khi biết mang thai)
Đây là cột mốc đầu tiên khá quan trọng đối với người phụ nữ mang thai. Sau khi có những triệu chứng như: buồn nôn chóng mặt, trễ kinh, ra máu báo thai hoặc que thử thai xuất hiện hai vạch. Mẹ bầu nên đi đến các phòng khám uy tín để kiểm tra và tiến hành làm các xét nghiệm. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe mẹ bầu cũng như xem thai đã vào tử cung hay chưa. Sau đó, xác định tuổi thai và tính ngày dự sinh bằng những phương pháp sau:
Các bước khám thai cơ bản
- Bước 1: Hỏi thăm thông tin cá nhân tên tuổi gia đình. Lần mang thai thứ mấy.
- Bước 2: Xác định chỉ số BMI dựa trên chiều cao cân nặng.
- Bước 3: Khám tổng quát đo huyết áp, tim mạch để xác định nguy cơ tiền sản giật.
- Bước 4: Khám phụ khoa, âm đạo đo bề cao tử cung phát triển ra sao.
- Bước 5: Xét nghiệm nước tiểu, máu, kiểm tra những bệnh lý bất thường, những bệnh có thể di truyền từ mẹ.
- Bước 6: Xác định tuổi thai và ngày dự sinh
Mẹ có thể xem chi tiết tại: Khám thai tháng đầu tiên: Phát hiện sớm thai ngoài tử cung
Khám thai lần 2 (khoảng tuần 7 – tuần 8)
Sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu ngày khám tiếp theo. Lần này, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm cơ bản như lần một. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ nghe tim thai và xác định chiều dài của thai nhi xem đã phát triển đúng với tuổi thai chưa.
Đối với thai nhi đến tuần 9 vẫn chưa có tim thai, trường hợp xấu nhất là thai đã chết lưu và cần phẫu thuật lấy ra ngoài. Đồng thời bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng ốm nghén của mẹ bầu. Kiểm tra các triệu chứng nôn ói, mệt mỏi diễn ra và đưa ra những lời khuyên thích hợp.
Để có thông tin chi tiết về lần khám thai thứ 2 mẹ có thể tham khảo: Khám thai vào tháng thứ 2 nên chuẩn bị những gì?
Khám thai lần 3 (từ tuần 11 – tuần 13)
Thông thường lần khám này sẽ rơi vào khoảng tuần 11 đến 13 của thai kỳ. Đây là một trong những cột mốc quan trong mẹ bầu nên lưu ý. Trong lần này, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm double test, siêu âm bốn chiều, đo độ mờ da gáy.
Việc làm này giúp sàng lọc ra những dị tật di truyền ở trẻ như: hội chứng Down, dị dạng tim, các chi có vấn đề. Sau đó, quyết định chấm dứt thai kỳ sớm tránh hậu quả không mong muốn. Bác sĩ tiến hành đo độ mờ da gáy cho ra kết quả:
Nếu độ mờ da gáy < 3mm thì xếp vào nhóm có nguy cơ mắc hội chứng Down thấp. Khi kết quả cao hơn ở mức 3.5mm – 4.4mm có tỷ lệ nhiễm sắc thể bất thường 21,1%. Còn khi trường hợp > 6.5mm tỷ lệ nhiễm lên đến 64.5%.
Khám thai lần 4 (từ tuần 14 – tuần 17)
Sau khi có kết quả độ mờ da gáy cao hơn 3.5mm, thì lần 4 này bác sĩ tiến hành chọc ối kiểm tra lại chắc chắn tỷ lệ mắc hội chứng Down. Nếu kết quả bất lợi, bố mẹ cần có hướng giải quyết hợp lý, quyết định bỏ hay tiếp tục quá trình sinh con. Đồng thời nếu “con yêu” vẫn phát triển an toàn thì bố mẹ có thể kiểm tra giới tính của bé. Cùng với thực hiện những bài Triple test để chuẩn đoán các nguy cơ dị dạng ở thai nhi.
Xem thêm: Xem rốn đoán sinh con trai hay con gái chính xác nhất
Khám thai lần 5 (khoảng tuần 22)
Đây cũng là một trong những cột mốc quan trọng của thời kỳ mang thai. Mẹ bầu nên chọn khám siêu âm 4D để có thể phát hiện rõ nhất những dị tật bênh ngoài của trẻ như: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật các cơ quan từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Lần khám này mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiêm phòng uốn ván lần 1, tháng sau tiếp tục lần 2. Nếu những mẹ nào đã tiêm ở lần mang thai trước, lần mang tiếp theo chưa quá 5 năm thì không cần tiêm nữa.
Mẹ xem chi tiết tại: Lịch khám thai đầy đủ ba tháng giữa thai kỳ
Khám thai lần 6 ( rơi vào tuần 32)
Sau khi thăm khám lần 5, các bác sĩ sẽ hẹn lịch cho mẹ bầu tiếp theo. Lần này, sẽ kiểm tra sàng lọc để phát hiện những vấn đề dị tật của thai nhi một lần nữa. Tiếp theo bác sĩ kiểm tra mức độ phát triển chiều dài và cân nặng của thai nhi. Việc kiểm tra giúp mẹ biết con đã phát triển theo đúng tuổi thai hay chưa. Bác sĩ đo lượng ối của mẹ xem có vấn đề bất thường không. Từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp.
Lịch khám thai lần 7 (tuần 36 – tuần 40)
Đây là lần khám định kỳ rất quan trọng để chuẩn bị chào đón thai nhi ra đời. Lần khám này bác sĩ thực hiện tất cả các biện pháp siêu âm. Siêu âm 4 chiều, siêu âm 3D, siêu âm màu để kiểm tra tổng quát các tình trạng của mẹ bầu. Kiểm lượng nước ối, khung xương chậu đã mở đều chưa?
Khi có kết quả, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và tư vấn phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Những trường hợp mẹ bầu phải sinh mổ gồm:
- Xương chậu hẹp, không giãn nở
- Mẹ bầu bị tiền sử các bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch
- Xuất huyết nhiều
- Những mẹ bầu lớn tuổi trên 35 tuổi
- Mang đa thai, thai to.
Xem thêm: Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ: Tư vấn từ chuyên gia
Lưu ý
Những trường hợp thai phụ sẽ đi khám thai lần 8 là do chỉ định của bác sĩ. Nếu trong quá trình kiểm tra có xuất hiện vấn đề chưa phát hiện rõ, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên đi khám lần cuối trước khi tiến hành “vượt cạn”.
Trên đây là tất cả quá trình thăm khám và lịch khám thai định kỳ chuẩn theo bộ y tế đưa ra. Các mẹ bầu và gia đình hãy luôn ghi nhớ thời gian cũng như những cột mốc quan trọng để tiến hành khám thai đúng lúc. Toàn bộ quá trình phát triển của “con yêu” nằm gọn trong quyển nhật kí này. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh và tràn ngập niềm vui.
Nguồn thông tin: Bộ Y Tế Việt Nam
Mẹ có thể tham khảo
- Nhạc cho thai nhi giúp kích thích phát triển trí não mẹ nên biết
- Quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn mang thai
- Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? Bác sĩ tư vấn
- Siêu âm khi mang thai: Các mốc khám, những lưu ý cho mẹ bầu
- Tư vấn: Khoảng cách thời gian giữa hai lần sinh phù hợp