Lê hấp đường phèn là bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả cho bé. Đơn giản, dễ làm, nguyên liệu sẵn có, mẹ…
Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, trẻ thường dễ bị ho, cảm lạnh. Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh, các mẹ có thể áp dụng phương pháp trị ho bằng lê hấp đường phèn. Chỉ cần một chút khéo léo và kiên nhẫn, mẹ sẽ có ngay bài thuốc dân gian chữa ho cho bé rất hiệu quả, vừa an toàn vừa giúp con hết ho đờm, ho khan.
Lê hấp đường phèn là bài thuốc trị ho đã được các chuyên gia đông y chứng minh tính hiệu quả, không chỉ với trẻ em mà ngay cả người lớn. Công thức và cách chưng lê ra sao? Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Cố vấn nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Trẻ bị ho: Nguyên nhân, cách điều trị và thuốc ho cho trẻ
Công dụng của lê hấp đường phèn trong việc trị ho cho bé
Tác dụng của quả lê
Trong Đông Y, quả lê còn được gọi là khoái quả, có tính mát, vị hơi chua. Quả lê có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng huyết, nhuận phế, tiêu đờm và giảm ho ở trẻ em. Ngoài ra, lê còn có tác dụng bổ âm, tốt cho lục phủ ngũ tạng, rất hiệu quả để điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của lê rất dồi dào, bao gồm canxi, chất xơ, phốt pho, axit amin, vitamin và các chất chống oxy hóa, góp phần nâng cao khả năng hệ miễn dịch. Nhờ dược tính tự nhiên vốn có của lê nên ít gây ra tác dụng phụ cũng như độ an toàn cao, rất phù hợp với trẻ nhỏ.
Tác dụng của đường phèn
Đường phèn có vị ngọt, thanh mát và tác dụng giải nhiệt. Đường phèn có chứa các dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ điều trị một số bệnh trong đó làm dịu cơn ho, trị viêm họng hiệu quả. Vì thế, trong bài thuốc Đông Y, người ta hướng dẫn trị ho ở trẻ em bằng cách chưng lê hấp đường phèn, ngoài ra có thể kết hợp đường phèn với tắc (quất) hoặc chanh, lá húng chanh,…
Xem thêm: Mách mẹ: Các bài thuốc dân gian cho trẻ hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách làm lê hấp đường phèn đơn giản
Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh long đờm trong một thời gian dài, nhiều trẻ bị lờn thuốc, cơn ho vẫn dai dẳng làm cho mẹ lo lắng, bồn chồn. Để giúp con hết ho, mẹ có thể sử dụng phương pháp lê hấp đường phèn trị ho rất hiệu quả. Cách chưng lê trị ho cho bé rất đơn giản, bạn có thể tiến hành theo các bước chỉ dẫn như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 quả lê
- 2 muỗng cà phê đường phèn
- 1 nhánh nhỏ gừng
- ½ muỗng cà phê muối hạt
- Mật ong hoặc chanh
Lưu ý: Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì dễ gây ra phản ứng ngược, lúc này chỉ nên dùng chanh.
Cách làm
- Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ xuống, khoét lõi bỏ phần hạt, xắt miếng vừa ăn
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng sợi nhỏ và nhuyễn.
- Cho tất cả nguyên liệu vào chén, cho 2 muỗng cà phê đường phèn, ½ muỗng cà phê muối hạt và đổ mật ong ngập phần lê trong chén.
- Chưng cách thủy trong vòng 30 phút tới khi lê đạt độ mềm và các nguyên liệu đã hòa tan.
Liều lượng sử dụng lê hấp đường phèn trị ho
Sau khi hỗn hợp chín, mẹ cho trẻ uống nước cốt và ăn cái để giảm đau rát cổ, trị ho hiệu quả. Tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh chưa ăn được thì mẹ chỉ cho bé sử dụng phần nước. Tùy thuộc vào độ tuổi mà mẹ sử dụng liều lượng khác nhau như sau:
- Dưới 1 tuổi: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 3ml.
- Từ 2-3 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 5ml.
- Từ 3- 10 tuổi: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10ml.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị
Kết hợp quả lê cùng các dược phẩm khác để làm siro ho cho bé
Ngoài phương pháp lê hấp đường phèn trị ho, các mẹ có thể dùng các cách làm siro ho bằng quả lê khác như sau cũng mang lại hiệu quả không kém. Đó là:
Trị họ bằng quả lê kết hợp với củ cải
Củ cải không còn xa lạ trong thực đơn ăn uống của chúng ta, Theo Đông Y, củ cải có tính bình, có tác dụng chữa ho, tốt cho phổi. Việc kết hợp cách chưng lê trị ho cho bé với củ cải là phương pháp được nhiều người sử dụng, các mẹ có thể tham khảo.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Lê và củ cải rửa sạch diệt vi khuẩn, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ
- Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, lấy phần nước
- Đun sôi hỗn hợp nước ép đến khi đạt độ cô đặc
- Cuối cùng cho mật ong vào rồi khuấy đều và thả một vài lát gừng vào
Với phương thuốc này cơn ho được đẩy lùi, nâng cao sức đề kháng, làm giảm triệu chứng ho rõ rệt, làm sạch vòm họng ở trẻ.
Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Chữa ho bằng quả lê và hạt sen
Hạt sen được đánh giá cao trong việc trị ho lâu ngày ở trẻ. Thành phần hạt sen lành tính, rất tốt cho sức khỏe. Việc kết hợp quả lê và hạt sen mang lại hiệu quả cao nhất là ở trẻ bị ho khan, ho có đờm.
Hướng dẫn cách làm:
- Lê rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn
- Hạt sen bỏ tim, rửa sạch
- Cho lê và sen vào nồi, thêm ít nước và đun sôi
- Sau đó, đợi hỗn hợp sôi, thêm một ít đường phèn vào, khuấy đều và đợi nguội để ăn
Việc thực hiện bài thuốc trị ho bằng quả lê và hạt sen cũng giống như phương pháp lê hấp đường phèn sẽ làm giảm nhanh triệu chứng các cơn ho khó chịu ở vòm họng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần gia giảm liều lượng hạt sen, đừng để bé ăn quá nhiều dễ gây chướng bụng, khó tiêu.
Một vài bài thuốc dân gian hữu ích khác
Quất đường phèn chấm dứt cơn ho ở trẻ
Quả quất có vị chua, mùi thơm, tác dung trị ho, trừ đờm hiệu quả. Để tận dụng dược tính tự nhiên của quả quất bạn có thể chưng với đường phèn. Đây là cách trị ho không gây ra tác dụng phụ, an toàn khá cao cho trẻ nhỏ.
Hướng dẫn cách thức hiện:
- Chuẩn bị 3 hoặc 4 quả quất, đem rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt cho vào chén
- Sau đó bỏ đường phèn vào chén quất và hấp trong nồi cơm khoảng độ 15 phút
- Đợi hỗn hợp nguội, rồi ăn cả nước lẫn cái
- Một ngày dùng bài thuốc này khoảng 2-3 lần, cách tốt nhất nên sử dụng sau bữa ăn
Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?
Chữa ho cho bé bằng quất và mật ong
Ngoài mẹo lê hấp đường phèn trị ho, bạn có thể sử dụng quất và ong kết hợp để chữa ho ở trẻ nhỏ. Mật ong có tác dụng chữa ho như quất, long đờm, làm dịu cơn ho, ức chế các vi khuẩn ở vòm họng, hệ hô hấp.
Cách trị ho bằng quất và mật ong thực hiện như sau:
- 3-4 quả quất tươi, rửa sạch rồi cắt đôi, cho vào chén
- Thêm khoảng 2-3 muỗng cà phê mật ong vào chén rồi đem hấp ở nồi cơm
- Đợi hỗn hợp nguội, rồi chắt lấy nước cho trẻ uống, nếu bé đã lớn có thể ăn cả cái
Lá húng chanh chưng cùng quất và đường phèn
Các mẹ có thể sử dụng lá húng chanh, quất và đường phèn để chưng trị ho ở trẻ.
Cách làm:
- 15-16 lá húng chanh
- 4-5 trái quất, bổ đôi, bỏ hạt, vắt lấy nước
- Cho lá húng chanh, nước cốt quất vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Chưng cất hỗn hợp với đường phèn khoảng 20 phút rồi cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi hết ho
Một vài lưu ý khi sử dụng siro bằng quả lê
Cách làm siro ho bằng quả lê được nêu ở trên phù hợp với bệnh ho cấp độ nhẹ hoặc mẹ kết hợp song song với các cách đặc trị khác. Các loại siro ho tự nhiên thường có tác dụng chậm, không nhanh bằng thuốc tây.
Các bài thuốc chữa ho ở trên có tác dụng làm giảm ho khan, ho đờm, nếu trẻ ho nhiễm khuẩn, cách tốt nhất mẹ nên tuân thủ chỉ định dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, ho có nhiều nguyên nhân khác nhau, xác định đúng để áp dụng bài thuốc cho phù hợp.
Đồng thời việc chữa ho bằng lê hấp đường phèn với các bài thuốc được mô tả ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ. Các mẹ hãy quan tâm tới việc giữ ấm, ăn uống điều độ, uống nhiều nước, súc miệng, vệ sinh mũi thường xuyên trẻ.
Một khi cơn ho kéo dài liên tục, không giảm, hãy đến gặp ngay bác sĩ để chẩn đoán, chỉ định biện pháp điều trị. Một lưu ý mẹ cần quan tâm, nếu trẻ đang bị rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy không nên sử dụng lê hoặc có tiền sử dị ứng với lê và các dược phẩm khác ở trên.
Hy vọng qua các thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn có được bài thuốc dân gian về cách chưng lê hấp đường phèn trị ho hiệu quả, đơn giản. Để đạt hiệu quả tối ưu, mẹ nên áp dụng các bài thuốc dân gian ở trên với cách chăm sóc khoa học, sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để cơn ho ở trẻ được chấm dứt hoàn toàn.
Mẹ có thể tham khảo
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Có sao không? Cách xử lý hiệu quả
- Bé ốm vặt phải làm sao? Mẹ hãy cùng iPREG tìm lời giải
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cảm cúm mẹ chớ xem thường
- Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời
- Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học