Kiêng cữ tốt khi mang thai giúp mẹ khỏe mạnh, phòng tránh các tác động xấu tới sức khỏe mẹ và bé, mẹ sẽ…
Từ xa xưa, ông cha ta luôn có những quan niệm về kiêng cữ khi mang thai. Mục đích của việc kiêng cữ là giúp cho bà bầu giữ được sức khỏe tốt nhất. Đảm bảo sự toàn vẹn trong suốt quá trình mang thai. Hiện nay, khi trình độ y khoa đã có những bước phát triển vượt bậc, kiêng cữ khi mang thai vẫn luôn được đề cao. Vậy mang thai bà bầu cần kiêng cữ những gì? Nếu gặp phải những trường hợp xấu mẹ và gia đình phải xử lý ra sao? Tất cả sẽ được bác sĩ Đặng Thanh Tâm của iPREG chia sẻ trong nội dung dưới đây.
Cố vấn nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Mang thai tuần đầu tiên và những lưu ý quan trọng mẹ cần biết
Tại sao cần kiêng cữ khi mang thai?
Như ông bà ta truyền dạy, phụ nữ khi mang thai không những kiêng cữ để tốt cho mẹ và bé mà còn phải tránh tiếp xúc với những người khắc mệnh nhằm hạn chế những điềm xấu cho gia đình. Những quan điểm này không hề xấu bởi nó được đúc kết từ những kinh nghiệm từ ngàn đời trước.
Cơ thể mẹ bầu lúc mới mang thai rất yếu, sự thay đổi nội tiết tố bên trong khiến mẹ đối mặt với rất nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Lúc này, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tránh vận động và tiếp xúc với môi trường độc hại cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Trong số 100 thai phụ, thì có đến 4 – 6 mẹ có vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, tuân theo những nguyên tắc kiêng cữ khi mang thai là điều bắt buộc. Điều này góp phần vào việc phát triển an toàn của mẹ và bé. Chỉ cần sử dụng sai một loại thực phẩm hay một loại thuốc cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hai mẹ con.
Xem thêm: U xơ tử cung: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị từ chuyên gia
Kiêng cữ khi mang thai qua từng giai đoạn
Như các mẹ đã biết, quá trình mang thai kéo dài 9 tháng 10 ngày, được chia thành 3 giai đoạn chính. Những khoảng thời gian này không phải ngẫu nhiên mà được phân chia như vậy. Nó tương ứng với quá trình phát triển của thai nhi. Kiêng cữ khi mang thai cũng phải tuân thủ theo các giai đoạn này. Cụ thể như sau:
3 tháng đầu thai kỳ
Theo các chuyên gia, 3 tháng đầu là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với phần lớn thai phụ. Những thay đổi và chuyển biến quá lớn của cơ thể khiến nhiều mẹ bầu không kịp thích nghi. Từ đó phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt trong tháng đầu, khi mà mọi thứ còn quá mới mẻ, tình trạng sảy thai, mang thai ngoài tử cung,… luôn trực chờ. Thai nhi lúc này vẫn còn quá non yếu để có thể chống chọi lại những tác động xấu. Chính vì thế, kiêng cữ 3 tháng đầu là đặc biệt quan trọng.
Vận động nhẹ nhàng, ăn uống khoa học. Tránh xa những thực phẩm kích thích tử cung, những chất gây hại, thay đổi môi trường sống,… là những việc quan trọng nhất mà các bác sĩ luôn căn dặn mẹ bầu.
Những thực phẩm cần đặc biệt tránh
- Rau ngót: Papaverin là chất gây co thắt tử cung, nếu mẹ bầu sử dụng loại thực phẩm này nguy cơ sảy thai là điều có thể.
- Rau răm: Aldehyd, polygonacae là hai hoạt chất ức chế sự hình thành ostrogen gây tăng tỉ lệ sảy thai ở mẹ.
- Thực phẩm chứa thủy ngân: Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, thủy ngân là chất gây ảnh hưởng đến trí não thai nhi làm cho bé chậm phát triển, chậm nói,… Những loại thực phẩm chứa thủy ngân như: cá thu, cá kình, cá nhám,… là những thứ mẹ bầu tuyệt đối không được đụng đến.
- Các loại thực phẩm chưa chín: Việc sử dụng các loại thịt tái, hàu sống hay sashimi là điều không được khuyến khích. Bởi chúng rất dễ gây ra ngộ độc, đồng thời gây dị tật ở thai nhi, thậm chí có nguy cơ sảy thai.
Xem thêm: Dinh dưỡng tháng đầu: Mẹ nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?
3 tháng giữa thai kỳ
3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn các cơ quan bên trong thai nhi đang được hình thành, lúc này mẹ bầu cần đi đứng nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh. Đồng thời hạn chế căng thẳng, buồn lo để thai nhi phát triển một cách hoàn thiện.
Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu
Những thực phẩm cần tránh
Mẹ vẫn tiếp tục tránh xa các loại thực phẩm như chúng tôi liệt kê mục trên. Kèm theo đó là các loại thức ăn và đồ uống sau: thức uống có gas gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón; các loại sữa chưa tiệt trùng chưa nhiều vi khuẩn gây hại cho mẹ và bé.
3 tháng cuối thai kỳ
Đây là lúc bé yêu chuẩn bị chào đời, vì thế mẹ bầu cần cẩn thận hơn trong quá trình sinh hoạt vợ chồng để chuẩn bị tinh thần vượt cạn. Cần hạn chế làm việc nhà, những hoạt động mạnh như đi đứng quá nhanh hay cúi lên gập xuống.
Tư thế ngủ nằm ngửa cũng không được khuyến khích bởi sẽ chèn ép, cản trở lưu thông máu gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cần nằm nghiêng sang trái để tuần hoàn máu tốt hơn, giúp thai nhi ổn định và không gây ra tình trạng máu không di chuyển được tới em bé.
Những thực phẩm cần tránh
Khi ăn mặn quá nhiều mẹ bầu có nguy cơ tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật. Dưỡng chất không được hấp thụ qua thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
Những kiêng cữ khi mang thai cần tránh
Kiêng cữ theo quan niệm nhân gian
Bà bầu tránh đi đám tang
Từ xưa ông bà ta đã dạy rằng không cho phụ nữ có thai dự tang, bởi hơi lạnh từ người chết ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Đồng thời, trong đám mang không khí đau buồn, khóc lóc làm sau này em bé sinh ra sẽ khó nuôi, hay khóc quấy.
Không bước qua dây hoặc võng
Theo quan niệm dân gian nếu mẹ bầu có thai mà bước qua dây võng sẽ bị “tràng hoa quấn cổ” có nghĩa dây rốn quấn quanh cổ gây ngạt thở. Tuy nhiên khoa học cho rằng đó là do một số nguyên nhân khác chứ không liên quan đến việc bước qua dây.
Không nên sơn móng tay, chân
Quan niệm xưa cho rằng, khi sơn móng tay, chân ma quỷ sẽ bám theo mẹ bầu gây nguy hại. Đồng thời, hóa chất trong nước sơn còn ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.
Kiêng kị ngồi xổm khi gội đầu
Điều này được giải thích, là khi mang thai, ngồi xổm để gội đầu sẽ chèn ép bụng, gây khó thở cho thai nhi. Đồng thời còn gây chuột rút, căng cơ cho mẹ. Vì thế lời khuyên là các mẹ nên gội đầu ngoài spa, hơn nữa còn được mát xa giúp cơ thể thoải mái hơn.
Bà bầu không nên đeo trang sức
Ông bà ta cho rằng đeo trang sức khi mang bầu, em bé sinh ra sẽ vô duyên thiếu tinh tế và tính tình khoe khoang không khiêm tốn. Do đó, ngày xưa các mẹ sẽ không được đeo trang sức khi mang bầu cho dù rất muốn làm đẹp bản thân.
Không mua đồ sớm cho con
Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng ông bà xưa nói rằng việc mua đồ sớm cho em bé trong bụng là gọi con ra sớm. Mong con ra đời trước thời gian dự sinh khiến mẹ sảy thai. Do đó, việc sắm đồ sớm cho con thường không được cha mẹ xưa khuyến khích.
Xem thêm: Chuẩn bị đồ sơ sinh: Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ bầu
Trên đây là những quan niệm xưa của ông bà ta truyền dạy, có một vài điều ở thời buổi hiện tại nghe có vẻ vô lý. Tuy nhiên: “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” các bậc cha mẹ nên tham khảo nhé.
Kiêng cữ theo khoa học
Ngoài quan niệm dân gian, các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra những điều nên tránh lúc mang thai như:
Không đi đến các nhà máy
Do ở những khu công nghiệp nhà máy, các chất hóa học, bụi bẩn và khí độc rất nhiều. Điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Chú ý có thai đừng nên đi đến địa điểm này nhé.
Kiêng đến phòng tắm, xông hơi
Thực tế chỉ ra rằng, khi mang thai mẹ bầu sẽ có cảm giác khó chịu. Việc lựa chọn tắm hơi lúc này là điều tuyệt vời nhất giúp mẹ bầu thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ cao ở phòng xông hơi gây ra nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Mẹ bầu cần lưu ý.
Bơi lặn
Đây là điều cấm kỵ tuyệt đối cho các mẹ bầu. Những mẹ bầu có thói quen lặn khi mang thai có nguy cơ dị tật cho thai nhi cao hơn những mẹ không có thói quen này.
Kiêng bắt chéo chân, gập gối
Các bác sĩ cảnh báo các mẹ bầu rằng không nên bắt chéo chân lúc mang thai. Việc lượng máu bị cản trở lưu thông gây nên tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở mẹ. Điều đáng nói đây là thói quen thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Do đó, số lượng thai phụ bị chứng suy giãn tĩnh mạch ở nước ta rất cao.
Xem thêm: Huyết áp tăng, giảm khi mang thai ảnh hưởng gì tới sức khỏe bà bầu?
Tự tiện uống thuốc không thông qua hướng dẫn
Khi mang thai, chị em có xu hướng hay đau đầu, nhức mỏi nên sẽ lựa chọn thuốc giảm đau làm cách giải quyết. Tuy nhiên điều này là cấm kỵ bởi thuốc giảm đau có chứa thành phần gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Ngoài ra, thuốc phù nề làm giảm triệu chứng sưng tấy do tích nước ở thai phụ, nên chị em hay sử dụng để làm giảm triệu chứng sưng to ở tay chân gây mất thẩm mĩ. Điều này ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu của em bé và gây cho mẹ đau đầu, buồn nôn. Cấm kỵ việc sử dụng thuốc bừa bãi nhé các mẹ.
Cẩn trọng trong ngôn từ
Lưu ý ở những nhà có phụ nữ mang thai nên tránh những câu nói như: “Bụng chị to quá!”, “Nhìn chị mập mạp nặng nề quá nhỉ!”, “Khi sinh lúc trước em xíu nữa thì…”, “Bụng chị như thế, chắc mang thai đôi phải không?”,… nếu không muốn bị xem là thiếu tế nhị mẹ nhé.
Trên đây là toàn bộ những kiêng cữ khi mang thai mà các mẹ cần biết. Hãy nhớ kiêng cữ trong lúc mang thai là điều bắt buộc ở các mẹ bầu. Vì thế đừng khó chịu mà hãy nghiêm túc thực hiện nhé. Con yêu được sinh ra khỏe mạnh là điều mẹ mong muốn phải không nào? Chúc hai mẹ con có một thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ có thể tham khảo
- Kiêng cữ sau sinh mổ và sinh thường: Mẹ cần lưu ý những gì?
- Chọc ối là gì? Chọc ối có nguy hiểm không?
- Giải đáp: Bà bầu có được ăn trứng vịt lộn không?
- Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
- Quan hệ tình dục an toàn khi mang thai: Những điều cần lưu ý