Khi đã biết mình mang thai, mẹ nên lên lịch khám thai ngay khi có thể để kiểm tra sức khỏe, và được tư…
Chuyên gia khuyến nghị, ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu có thai chính xác, mẹ cần đăng ký khám thai tháng đầu. Tại sao lại như vậy? Quy trình khám thai tháng đầu như thế nào? Lịch khám thai định kỳ ra sao? Mẹ hãy đọc hết bài viết dưới đây của iPREG để có câu trả lời thỏa đáng.
Cố vấn nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ: Liệu bạn đã có thai?
Nên đi khám thai tháng đầu vào thời điểm nào?
Khi quá trình thụ tinh thành công. Hợp tử sinh ra và tồn tại bên trong nội mạc tử cung. Vài ngày sau đó, các hormone thai kỳ tiết ra làm mẹ bầu có nhiều biến đổi khác thường. Mẹ bầu sẽ nghi ngờ và tiến hành thử thai. Nếu que thử thai xuất hiện hai vạch, xin chúc mừng mẹ bầu nhé!
Việc cần làm tiếp theo, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra chắc chắn. Những xét nghiệm ở bệnh viện giúp mẹ chắc chắn hơn về tình trạng mang thai. Đồng thời, bác sĩ sản nhi sẽ cung cấp thêm những thông tin mang thai cho mẹ một cách khoa học.
Thời gian đi khám thai tháng đầu là 1-2 ngày sau khi mẹ sử dụng các biện pháp xác định mang thai tại nhà. Trong tháng đầu, các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sảy thai, thai ngoài tử cung rất hay xảy đến. Mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Xem thêm: Khám thai vào tháng thứ 2 nên chuẩn bị những gì?
Tại sao khi đã biết có thai lại phải đi khám thai?
Nhiều mẹ bầu sau khi sử dụng que thử thai, nhận thấy hai vạch đỏ và chắc chắn mang thai. Tuy nhiên, không đến bệnh viện để thăm khám mà vẫn để sự việc tiếp diễn. Điều đó rất bất lợi, bởi mẹ bầu sẽ không biết được tình trạng thai nhi lúc đó thế nào và có đủ điều kiện để phát triển khỏe mạnh không.
Lời khuyên đặt ra lúc này, mẹ bầu cần đi khám sau khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai. Tại bệnh viện, các chuyên khoa y tế sẽ thăm khám, thực hiện những xét nghiệm sàng lọc. Từ đó, phát hiện sớm nguy cơ thai ngoài tử cung, các triệu chứng khác thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
Khám thai lần đầu cần chuẩn bị gì?
Những thông tin cần thiết
Trước hết, mẹ bầu cần hỏi về tiểu sử bệnh lý của những thành viên trong gia đình. Xem trước đây họ đã từng mắc bệnh gì chưa.
Thu thập thông tin của bản thân và ghi chú lại những câu hỏi sau: bệnh lý gặp phải trước kia, đã từng thăm khám phụ khoa ở đâu, có mắc bệnh gì không, ngày kinh cuối cùng kết thúc khi nào, trong những tháng gần đây có sử dụng loại thuốc tránh thai nào,…Đó là một số câu hỏi, mà bác sĩ sản khoa sẽ hỏi mẹ bầu trong lần khám đầu tiên.
Tiếp đó, bác sĩ hỏi về những thông tin sinh hoạt hằng ngày bao gồm:
- Đây là lần sinh thứ mấy, khoảng cách qua các lần sinh là bao nhiêu?
- Trước đây có mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, viêm gan B hay những bệnh có khả năng di truyền khác không?
- Trong đời sống có hay gặp những diễn biến phức tạp, trầm cảm hoặc bị stress?
- Những chất kích thích mẹ bầu sử dụng hay chế độ sinh hoạt hằng ngày?
- Mẹ bầu có bị dị ứng với loại thuốc hoặc thức ăn nào?
Xem thêm: Ý nghĩa của việc khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai
Chuẩn bị những câu hỏi thắc mắc
Ngoài những thông tin cần ghi ra để trả lời bác sĩ. Mẹ bầu cũng cần phải ghi chú lại những câu hỏi mà mình cần giải đáp. Từ đó, có sự chuẩn bị cho quá trình làm mẹ. Những câu hỏi mẹ nên soạn ra:
- Ngày dự sinh của mình là khi nào?
- Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra?
- Những chất dinh dưỡng cần bổ sung trong quá trình mang thai?
- Trong khi mang thai tháng đầu cần lưu ý những gì?
- Ăn gì gây hại cho sức khỏe mẹ và bé?
- Trong khi mang thai có được phép quan hệ tình dục không?
- Những biện pháp giúp bé phát triển trí não?
- Có nên tập yoga hoặc các bài thể dục khi mang thai?
- Và những câu hỏi khác nếu mẹ bầu cần giải đáp
Việc cần chuẩn bị những câu hỏi trên rất cần thiết trong quá trình thai nghén. Bởi sau khi đã có các câu trả lời thỏa đáng. Mẹ bầu sẽ tự tin hơn và chọn lựa đúng cho mình cách nuôi con thật khoa học.
Tiêu chí chọn nơi khám thai
Mẹ bầu nên lựa chọn những nơi khám thai gần nhà uy tín, thương hiệu đáng tin cậy. Đội ngũ y tế có sự chuyên nghiệp và tận tình chăm sóc thai phụ. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải quan tâm tới vấn đề chi phí. Bởi vì sau khi sinh con thì có rất nhiều thứ phải chuẩn bị. Tiết kiệm lúc này là thật sự cần thiết mẹ nhé!
Trước khi thăm khám, mẹ bầu nên tìm hiểu qua các trang mạng hoặc các group mẹ bỉm sữa để chọn ra những phòng khám uy tín. Từ đó, sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm.
Xem thêm: Những lưu ý khi lên kế hoạch dự trù tài chính trước khi mang thai
Mặc gì khi đi khám thai tháng đầu?
Khi đi khám thai cần ăn mặc thoải mải, áo quần rộng rãi không bó sát. Thay vì mang giày cao gót, mẹ bầu nên mang giày bệt để dễ dàng di chuyển lại còn tốt cho sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, không nên trang điểm để bác sĩ dễ dàng nhìn rõ sắc mặt.
Một lưu ý khá quan trọng khi đi khám thai mẹ bầu cần nhớ: Nên tạo mối quan hệ tốt đẹp, nói chuyện thật lịch sự và hòa nhã với bác sĩ. Bởi sau này, bác sĩ sẽ là người đồng hành cùng hai mẹ con suốt hơn 9 tháng thai kỳ. Có mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp hai bên dễ dàng trao đổi, thuận lợi cả đôi đường.
Quy trình khám thai tháng đầu
Bước một: Tìm hiểu tiểu sử bệnh lý
Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi những thông tin cơ bản nhất của thai phụ. Tiền sử bệnh lý, lần sinh con thứ mấy, chế độ sinh hoạt hằng ngày. Để tìm hiểu những khả năng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Sau đó kiểm tra toàn thân, tính chỉ số BMI dựa trên chiều cao, cân nặng vừa đo được. Xác định được thể trạng và chế độ dinh dưỡng lúc này của thai phụ.
Tiếp theo, thực hiện thăm khám phụ khoa các khu vực khung chậu, tử cung. Để sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung hay các viêm nhiễm phụ khoa khác.
Bước hai: Siêu âm thai
Kế tiếp, đến bước siêu âm thai để xem hình ảnh thai nhi. Các bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm chụp lại hình ảnh em bé và tử cung của mẹ để tiến hành chẩn đoán. Từ những hình ảnh trên, bác sĩ có thể kết luận được tình trạng thai như mang đa thai hay các biến chứng thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, thai khoảng 9 đến 10 tuần thì kết quả siêu âm có thể chính xác hơn.
Xem thêm: Tư vấn: Cách đọc và hiểu kết quả siêu âm thai chính xác
Bước ba: Thực hiện các xét nghiệm
Sau bước siêu âm sẽ là xét nghiệm máu. Nồng độ hemoglobin được các bác sĩ tiến hành đo. Qua đó, nhằm xác định được thai phụ có bị thiếu máu hay rơi vào nhóm máu đặc biệt, để có ứng biến kịp thời.
Các bài xét nghiệm nước tiểu cũng được thực hiện. Nhằm mục đích kiểm tra lượng đường và protein trong nước tiểu. Từ đó, biết được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cùng với khả năng gặp phải những triệu chứng hành nghén nặng khi mang thai.
Các xét nghiệm để kiểm tra các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm gan B, HIV, giang mai… cũng được tiến hành. Nếu có kết quả dương tính với virus. Bác sĩ sẽ đưa lời khuyên cho thai phụ có nên tiếp tục mang thai hay không. Nếu vẫn giữ thai, thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao và mắc những bệnh di truyền nguy hiểm khác.
Sau khi tiến hành tất cả các xét nghiệm, bác sĩ đưa ra những lời khuyên dành cho mẹ bầu. Nếu thai nhi khỏe mạnh, bác sĩ sẽ liệt kê cho mẹ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thai kỳ hợp lý. Đồng thời đề cập những chi phí cần chi trả, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản. Không quên nhắc lịch khám lần 2.
Những câu hỏi thường gặp của mẹ bầu khi khám thai lần đầu
Lần khám thai đầu tiên có nhiều bỡ ngỡ. Mẹ bầu sẽ gặp phải những câu hỏi vướng mắc như:
Nên đi khám vào thời gian nào?
Thông thường, mẹ bầu nên đi khám thai vào sáng sớm. Lúc đó các hormone trong cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ. Khám lúc này sẽ cho ra những kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
Có nên ăn trước khi đi khám?
Do khi khám thai thực hiện rất nhiều các thủ tục xét nghiệm. Vì vậy, mẹ bầu đừng nên ăn bất cứ gì trước khi đi khám. Lượng đường trong các thực phẩm nạp vào, sẽ làm kết quả kiểm tra không chính xác. Trước khi đi chỉ nên uống nước lọc.
Đi tiểu trước khi đi khám được không?
Nhịn tiểu là việc làm không tốt cho sức khỏe chút nào! Mẹ bầu nếu mắc tiểu cứ thoải mái vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên cần uống nhiều nước sau đó, để dễ dàng lấy nước tiểu tiến hành xét nghiệm.
Khám thai trong tháng đầu tiên mang thai là lần khám rất quan trọng. Do đó, mẹ bầu cần sắp xếp thời gian hợp lý để đi khám sớm nhất có thể. Bên cạnh qua quá trình thăm khám, mẹ bầu còn biết được “con yêu” đã phát triển ra sao và nhờ bác sĩ đưa ra những lời khuyên hữu ích. Vì vậy trước khi đi, mẹ bầu cần chuẩn bị thật nhiều câu hỏi để bác sĩ có thể giải đáp tất cả thắc mắc của mình.
Mẹ có thể tham khảo
- Mẹ bầu nên ăn gì trong tháng đầu tiên để thai nhi khỏe mạnh?
- Những triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng đầu
- Sau khi quan hệ bao lâu sẽ mang thai? Có thể mẹ chưa biết
- Tư vấn: Khoảng cách thời gian giữa hai lần sinh phù hợp
- Cách tính ngày dự sinh biết chính xác ngày con chào đời