10 biện pháp giảm ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu

Ốm nghén gây nhiều phiền toái tới cuộc sống và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu, tìm hiểu 10 biện pháp…

Ốm nghén là một trong những dấu hiệu chính xác nhất báo rằng bạn đang mang thai, tình trạng này thường xuất hiện ở phần đa các chị em phụ nữ (có tới 60% bà bầu mắc hiện tượng ốm nghén). Tuy chưa có một nghiên cứu chính xác nào được công bố nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng, nguyên nhân hiện tượng ốm nghén là do sự thay đổi các loại hormone, nội tiết, cơ quan tiêu hóa… của mẹ khi mang thai.

Tình trạng ốm nghén có thể xảy đến với bất kỳ bà bầu nào, lần đầu, lần hai thậm chí lần thứ 3 mang thai. Do vậy, để có thể hạn chế tình trạng ốm nghén gây suy nhược cơ thể, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn giảm ốm nghén của iPREG dưới đây.

Cố vấn nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Dinh dưỡng tháng thứ 2: Mẹ bầu nên ăn gì để giảm nôn ói?

Uống nhiều nước và nạp thêm năng lượng

Ốm nghén thường đi kèm với hiện tượng buồn nôn, nôn khan,… Nếu không có những liệu pháp hiệu quả, tình trạng ốm nghén kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, rơi vào tình trạng trầm cảm khi mang thai, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé. Thường ốm nghén sẽ xuất hiện từ tuần thứ 4-8 và kết thúc ở tuần thứ 14-16. Nếu bạn ốm nghén khác khoảng thời gian trên, hãy tìm sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

 

Ốm nghén cộng thêm buồn nôn khiến cơ thể bạn mất nước nghiêm trọng, do vậy việc đầu tiên bạn cần làm là bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Khuyến cáo từ chuyên gia là bạn cần thêm tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, hãy uống nước bất kỳ lúc nào có thể. Nước cũng giúp hòa tan, trung hòa các loại vitamin cần thiết, tránh hiện tượng sỏi thận khi mang thai gây nguy hiểm.

Nạp thêm năng lượng qua các bữa ăn chính, ăn vặt hoặc uống các loại vitamin tổng hợp là liệu pháp giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh khi ốm nghén. Omega 3 sẽ giúp bạn giảm hiện tượng trầm cảm do ốm nghén gây nên. Canxi, sắt sẽ giúp bạn bổ sung kịp thời lượng máu thiếu hụt, tăng khả năng hấp thụ các loại dưỡng chất khác đồng thời giúp bé phát triển ổn định.

Ăn từng chút một và tăng dần số lượng

Sự thay đổi các hormone (đặc biệt là hCG) khiến bạn đặc biệt nhạy cảm với các loại mùi của thức ăn. Do vậy, để đảm bảo bạn không bỏ bữa hay chán ghét những món ăn bổ dưỡng cho thai kỳ, hãy ăn các món nhẹ nhàng trước từng ít một và tăng dần số lượng theo ngày.

Hãy khởi động với các món luộc, hấp sau đó chuyển dần qua các món nướng hoặc xào. Nhiều mẹ cứ ăn vào là nôn, lúc này bạn cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để kịp thời bổ sung các dưỡng chất thiếu yếu thông qua những thực phẩm chức năng dạng thuốc uống.

Kiểm soát chế độ ăn uống tốt là tiền đề để bản quản lý quá trình tăng cân thai kỳ sau này. Rất nhiều bà bầu tăng cân chóng mặt sau thời gian ốm nghén, điều này là nguy hiểm khiến bạn dễ mắc các bệnh lý nghiêm trọng sau: tiểu đường thai kỳ, béo phì, tăng giảm huyết áp, … hãy thật cẩn trọng trong chế độ ăn uống của mình.

Mẹ có thể tham khảo: Chế độ dinh dưỡng khoa học cho mẹ mang thai tháng đầu tiên

Vận động nhẹ nhàng

 

Nhiều mẹ lầm tưởng rằng vận động là không tốt đặc biệt là vào khoảng thời gian đầu mang thai. Các chuyên gia chỉ khuyến cáo không được vận động mạnh có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng như: vươn vai, tập cổ tay, chân, hoặc chuẩn bị bữa sáng là liệu pháp thư giãn hiệu quả giúp bạn vượt qua những cơn ốm nghén thường xuất hiện ở thời gian này.

Bên cạnh đó, việc dậy sớm vận động nhẹ nhàng sẽ tạo cho mẹ thói quen vận động có ích, điều này giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh đồng thời giúp quá trình sinh nở sau này của mẹ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tập những bài thể dục nhẹ phù hợp với thể trạng, hít thở bầu không khí trong lành mỗi sáng sẽ giúp tinh thần bạn trở nên thoải mái.

Xem thêm: Yoga cho bà bầu: Những lợi ích đáng kinh ngạc mẹ nên thử

Tìm kiếm các loại thực phẩm an toàn, dễ ăn

 

Phần lớn mẹ bầu sẽ không ăn được các loại thịt, các món ăn nhiều dầu mỡ với những mùi đặc trưng. Lúc này một mẩu bánh ngọt, một miếng bích quy sẽ là lựa chọn phù hợp giúp bạn kịp thời bổ sung năng lượng cần thiết.

Đa số những thực phẩm chế biến sẵn này thường có mùi dễ chịu và bạn hoàn toàn có thể sử dụng để thay thế tạm thời các món ăn chính. Để tăng khả năng hấp thụ, bạn có thể sử dụng kèm một cốc nước cam hay môt ly sữa tươi tiệt trùng.

Xem thêm chuyên mục: Dinh dưỡng thai kỳ để có thông tin dinh dưỡng khoa học khi mang thai.

Vờ quên đi những cơn nghén

Liệu pháp này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả với phần đa mẹ bầu. Hãy tạo cho mình thói quen bận rộn, đặc biệt khi cơn nghén xuất hiện, bạn có thể tập trung tinh thần của mình vào một việc nhẹ nhàng nào đó như đọc một mẩu truyện hấp dẫn, trao đổi công việc quan trọng với đồng nghiệp hoặc nghe một bản nhạc hay nào đó,…

Theo các chuyên gia tâm lý, quên đi cơn nghén không có nghĩa là bạn sẽ hết nghén mà nhằm đánh lừa não bộ rằng bạn không nghén tại thời điểm đó. Có thể bạn vẫn sẽ nôn ói nhưng khi nôn xong, bạn lại tập trung vào một việc nhất định, não sẽ ghi nhận rằng việc nôn của bạn không do ốm nghén và do thế tinh thần mẹ sẽ cực kỳ thoải mái.

Một biện pháp vờ cơn nghén hiệu quả nữa là tích cực trò chuyện, giao tiếp với mọi người đặc biệt là người thân của bạn. Một mẩu truyện cười cùng ông xã sẽ giúp bạn quên hẳn mình đang bị ốm nghén.

Xem thêm: Thai giáo 3 tháng đầu: Hình thành liên kết giữa mẹ và bé

Ngửi dầu thơm

 

Sự nhảy cảm với mùi có nguyên nhân chính do lượng estrogen sản sinh quá lớn trong thời gian mang thai. Khi ngửi phải một mùi mà bạn không thích như mùi rác, mùi cơ thể của đồng nghiệp, mùi thức ăn ôi thiu,… bạn sẽ lập tức có cảm giác buồn nôn.

Giải pháp hiệu quả lúc này là ngửi mùi thơm từ một chai tinh dầu chanh, hoặc xả. Bên cạnh đó, hãy mở cửa sổ để đón những mùi hương tự nhiên thơm mát. Phương pháp này sẽ giúp bạn tạm thời vượt qua cảm giác buồn nôn. Hãy chuẩn bị cho mình một vài lọ tinh dầu nhỏ trong túi mỗi khi ra ngoài hay khi đi làm.

Thêm một chút gừng vào nước hoặc các món ăn hằng ngày

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gừng có tác dụng kiềm chế những cơn nôn rất hiệu quả. Hãy thưởng thức ngay một tách trà thêm vài lát gừng tươi, hoặc ngậm một viên kẹo gừng không đường khi bạn cảm thấy buồn nôn, điều này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng ốm nghén của mình.

Tuy nhiên, gừng lại chứa Gingerol – một chất gây hiện tượng đông máu, máu vón cục rất nguy hiểm. Do đó, bạn không được làm dụng quá nhiều gừng để giảm nôn, chúng tôi khuyến nghị bạn nên sử dụng 2 viên kẹo ngậm hoặc 2 tách trà gừng mỗi ngày.

Hạn chế sử dụng máy tính và điện thoại

 

Máy tính và điện thoại có ánh sáng xanh, gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, nếu mẹ tập trung quá nhiều vào màn hình máy tính hay điện thoại, hệ thần kinh sẽ bị tổn thương gây hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.

Giải pháp hiệu quả là hãy thay đổi góc nhìn với màn hình máy tính, không nên tập trung vào màn hình mà hãy dành thời gian giải lao, thư giãn khi công việc cho phép. Đặc biệt với điện thoại, hãy dừng sử dụng điện thoại cách 1 tiếng trước khi ngủ để có một giấc ngủ sâu, đủ giấc.

Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nỗi ám ảnh của hơn 50% bà bầu

Chia sẻ kinh nghiệm với các mẹ đã sinh con

Chắc hẳn trong cơ quan nơi mẹ làm việc đã có các chị em sinh con, họ là kho kiến thức hữu hiệu nhất giúp bạn trải qua thời gian ốm nghén một cách nhẹ nhàng. Tích cực trò chuyện, trao đổi những kiến thức với mọi người vừa giúp bạn quên đi cơn nghén lại tích lũy được nhiều thông tin hữu ích cho việc sinh nở, chăm sóc con cái sau này.

Việc trao đổi sẽ giúp quan hệ đồng nghiệp trở nên vui vẻ hơn, bạn sẽ là một mẹ bầu hòa đồng, công việc qua đó cũng thuận lợi. Hãy cởi mở với mọi người, tình trạng ốm nghén của mẹ sẽ cải thiện đáng kể.

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi là liệu pháp giúp bạn giảm thiểu tình trạng ốm nghén, hãy nghỉ ngơi bất kỳ khi nào có thể. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, hay thư giãn bên ông xã vào buổi tối sẽ là giải pháp hiệu quả cho bạn thời gian này.

Theo các chuyên gia, chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý là vô cùng quan trọng cho mẹ khi mang thai. Dù công việc có bận rộn thế nào, hãy dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Mẹ có thể tham khảo

  • Bật mí bí quyết ổn định tâm lý cho bà bầu ở tháng thứ 2 thai kỳ
  • Chăm sóc đời sống mẹ bầu tháng thứ hai mang thai
  • Mẹ bầu ăn gì giúp con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?
  • Để có tháng đầu mang thai khỏe mạnh, mẹ cần làm gì?
  • Sảy thai: Các nguyên nhân sảy thai dễ gặp nhất mẹ cần biết
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories