Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian cho việc ngủ, tuy nhiên nhiều mẹ không biết làm thế nào để trẻ ngủ sâu…

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ phát triển toàn diện. Để hiểu rõ hơn về giấc ngủ cho bé, các bậc cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của iPREG.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Tại sao bé khóc? Hiểu đúng để nuôi con tốt hơn

Thời gian ngủ ở trẻ sơ sinh

Mỗi một lứa tuổi hay giai đoạn khác nhau, giấc ngủ lại có sự thay đổi về thời gian. Và với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ sẽ được chia làm hai giai đoạn chính:

  • Giai đoạn thứ nhất: Trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi. Ở giai đoạn này gần như bé sẽ ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú khoảng vài tiếng một ngày. Do chưa thể phân biệt rõ giữa ngày và đêm nên trẻ thường ngủ suốt vào ban ngày và tỉnh giấc chủ yếu vào ban đêm.
  • Giai đoạn thứ hai: Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên: Với độ tuổi này, trẻ bắt đầu ngủ suốt đêm (khoảng 6-8 tiếng) mà không thức giấc giữa đêm nữa. Khi đó, cha mẹ cũng không cần phải đánh thức bé dậy để cho bú. Nhưng cũng cần lưu ý rằng không nên để bé ngủ quá 3 tiếng mà không được bú.

Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học

Các giai đoạn trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ cho bé gồm có nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau. Phụ thuộc vào mỗi giai đoạn mà bé có thể nằm yên hay có các cử động. Có 2 loại giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.

Giấc ngủ nhanh (tên khoa học là REM- rapid eye movement): Đây là giấc ngủ nông, trẻ thường xuyên nằm mơ và mắt hình thành cử động nhanh theo chiều trước sau. Kiểu giấc ngủ này chiếm khoảng một nửa thời gian ngủ của bé mỗi ngày nên mặc dù ngủ tới 16 tiếng một ngày nhưng trẻ chỉ thực sự ngủ sâu khoảng 8 tiếng.

Giấc ngủ chậm (tên khoa học là Non-REM- Non-rapid eye movement): Loại giấc ngủ này được chia làm 4 giai đoạn gồm có:

  • Giai đoạn 1: Cảm thấy buồn ngủ, mí mắt cụp xuống hoặc có thể chớp mắt liên tục, ngủ gà ngủ gật.
  • Giai đoạn 2: Ngủ trong trạng thái lơ mơ. Bé vẫn có những cử động cơ thể hay bị giật mình, vặn vẹo liên tục hoặc phát ra tiếng rên.
  • Giai đoạn 3: Trạng thái ngủ sâu. Khi này, bé im lặng và không có bất cứ cử động nào.
  • Giai đoạn 4: Trạng thái ngủ rất sâu.

Giấc ngủ chậm sẽ tiến hành tuần tự theo 4 giai đoạn này. Ngoài ra, trong vài tháng đầu đời trẻ sơ sinh ngủ sẽ thường bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu giấc sang ngủ lơ mơ và rất khó để ngủ trở lại.

Không chỉ có hai loại giấc ngủ kể trên, giấc ngủ cho bé còn có cả giai đoạn tỉnh giấc. Nếu trẻ tỉnh giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì khi đó giai đoạn “tỉnh giấc yên lặng” sẽ bắt đầu. Giai đoạn này trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và có ý thức về môi trường xung quanh.

Sau đó, bé dần chuyển sang giai đoạn “tỉnh giấc hoạt động” và chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh xung quanh mình. Tiếp theo đó là “giai đoạn khóc” trẻ cử động nhiều và mạnh hơn, thậm chí có thể khóc lớn. Cha mẹ có thể bế và dỗ dành để trẻ sớm nín khóc.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả

Những phương pháp giúp bé ngủ sâu và ngon giấc

Một số phương pháp hữu ích giúp giấc ngủ cho bé ổn định gồm có:

Nhận biết dấu hiệu khi trẻ thấy buồn ngủ

Trong 8 tuần tuổi đầu, trẻ không thể thức quá 2 tiếng liên tiếp. Các dấu hiệu buồn ngủ dễ nhận thấy nhất ở trẻ là liên tục chớp mắt, hai mắt lim dim, ngáp liên tiếp hoặc có quầng thâm dưới mắt, Khi đó, cha mẹ hãy để trẻ đi ngủ để đảm bảo sức khỏe.

Dạy cho bé phân biệt giữa ngày và đêm

Một số bé có thói quen thức đêm từ trong bụng mẹ cho tới khi sinh ra cũng vẫn duy trì thói quen ấy. Trong vài ngày đầu sau sinh, cha mẹ không thể thay đổi thói quen này ngay mà chỉ có thể thay đổi cùng trẻ khi bé được 2 tuần tuổi.

Ban ngày khi trẻ tỉnh giấc bạn hãy chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ. Mặt khác cần đảm bảo ánh sáng chiếu vào phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn xung quanh như tiếng tivi, xe cộ,… Đồng thời hãy nhẹ nhàng đánh thức trẻ nếu bé bắt đầu thiu thiu ngủ. Đến buổi đêm cần giữ sự yên lặng, đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh.

Xem thêm: Phương pháp EASY là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?

Tập cho bé cách tự ngủ

Khi bé đủ 6 đến 8 tuần tuổi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt bé vào trong nôi hoặc giường khi buồn ngủ. Đặc biệt, cần tuyệt đối tránh để cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì dễ hình thành thói quen xấu cho trẻ khi đi ngủ.

Cho bé ăn no trước khi ngủ

Cần bảo đảm bé đã ăn đủ no và không bị đói cũng như tỉnh giấc giữa đêm.

Tập cho bé đi ngủ sớm

Cha mẹ hãy tập cho trẻ đi ngủ vào khoảng 8 giờ tối mỗi ngày để tạo thành nền nếp tốt và bảo đảm sức khỏe cho trẻ.

Tránh tạo ra sự kích thích mạnh đến các giác quan khi cho bé đi ngủ

Không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng dịu nhẹ cùng phong cách bày trí nhẹ nhàng sẽ mang lại cảm giác bình yên, khiến hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.

Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn, gối và đệm thật êm

Môi trường ngủ mềm mại, êm ái và thoải mái sẽ tạo cảm giác như bé đang ở trong bụng mẹ. Đồng thời việc giữ ấm cho trẻ suốt đêm cũng được đảm bảo hơn và bảo đảm an toàn cho trẻ không bị rơi xuống đất khi ngủ.

Nếu bé khó ngủ hoặc ngủ không được sâu giấc thì cũng có thể là bị ảnh hưởng từ các bệnh lý. Bố mẹ cần có sự quan sát và theo dõi chặt chẽ về từng biểu hiện của con khi ngủ như: vặn mình, thở khò khè,… Nhờ đó có thể chủ động kiểm soát được tình hình và đưa bé đi gặp bác sĩ sớm nếu thấy có dấu hiệu bất thường.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp các thông tin quan trọng về giấc ngủ cho bé. Hi vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ và tiếp tục ủng hộ các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Mẹ có thể tham khảo

  • Hiểu đúng tiếng khóc của bé để nuôi con tốt hơn
  • Các phương pháp E.A.S.Y 3, 4 cho bé theo từng độ tuổi
  • Máy hút sữa: Top 5 máy hút sữa hiệu quả nhất cho mẹ sau sinh
  • Massage cho mẹ và bé sau sinh đúng cách
  • Cho bé bú như thế nào mới đúng cách – Hướng dẫn chi tiết
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories