Dinh dưỡng tháng thứ 9: Ăn gì để vượt cạn thành công?

Tháng thứ 9 là mốc thời gian quan trọng của thai kỳ, mẹ cần có phương pháp bổ sung dinh dưỡng hợp lý để…

Mang thai tháng thứ 9, lúc này mọi bộ phận trong cơ thể bé đang hoàn thiện không ngừng để chuẩn bị cho sứ mệnh sắp tới. Đảm bảo dinh dưỡng tháng thứ 9 không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu thai nhi, mà còn giúp mẹ tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải món nào mẹ cũng có thể đưa vào người, ăn theo hướng vô tội vạ. Bởi thế trong bài viết này, chuyên gia dinh dưỡng của iPREG sẽ mách mẹ bí quyết ăn đúng chuẩn để chuẩn bị hành trình “vượt cạn” thành công.

Cố vấn nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem lại: Dinh dưỡng tháng thứ 8: Bà bầu ăn gì để tránh sinh non?

Các chất dinh dưỡng tháng thứ 9 cần thiết nhất

Khi bước vào tháng cuối, cơ thể mẹ không còn nhanh nhạy như trước mà từng bước đi trở nên nặng nề hơn. Trọng lượng gia tăng kéo theo là một số triệu chứng khó chịu tháng thứ 9 khác. Mẹ luôn cảm thấy mình khó đi vào giấc ngủ, cuộc sống từ đó cũng đầy rẫy muộn phiền.

Bởi cơ thể mệt mỏi nên mẹ cũng chẳng còn thiết tha ăn uống. Tuy nhiên bác sĩ dinh dưỡng sẽ không khuyến khích việc làm này, hơn nữa bắt buộc mẹ phải đảm bảo ăn đủ các chất sau:

Bổ sung protein cực kỳ cần thiết

Càng bước gần đến thời kỳ sinh nở thì mức độ tiêu thụ protein càng gia tăng. Bổ sung đủ đạm trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp “bé cưng” tích trữ được lượng chất cần thiết để sản sinh tế bào não. Ngoài ra protein còn giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu sau sinh, giảm nguy cơ sinh non. Hơn nữa còn đảm bảo tuyến sữa hoạt động hiệu quả đáp ứng cho nhu cầu của bé sau này.

Xem thêm: 10 thực đơn lợi sữa sau sinh dễ làm, đầy đủ dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết protein phải được bổ sung xuyên suốt thai kỳ. Quan trọng càng gần cuối thời gian sinh nở thì lượng chất cũng tăng lên đáng kể. Lượng protein cần nạp vào phải đạt khoảng 100g mỗi ngày và duy trì đến sau khi cho con bú. Mặt khác, mẹ phải đa dạng nguồn đạm từ nhiều thực đơn. Không nên chỉ chú trọng một món ăn gây nên tình trạng “dư chất này, thiếu chất kia”.

Lời khuyên của chuyên cho chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9 mẹ có thể tham khảo: 2 quả trứng gà, 50g thịt nạc, 75g đậu tương, 500ml sữa tươi,… Mẹ nên thay đổi liên tục, vừa đa dạng được lượng chất lại không bị ngấy khi ăn.

Bổ sung canxi hiệu quả giai đoạn cuối thai kỳ

Từ những tuần đầu tháng thứ 9 đến sau khi sinh nở, thai nhi cần thêm một lượng lớn canxi để phát triển hệ thống xương, răng. Có nhiều thắc mắc tại sao “nhóc con” lại cần nhu cầu canxi nhiều đến thế.

Điều này có thể giải thích, do canxi được nạp vào không chỉ hình thành nên các cơ quan xương khớp, mà nó còn dự trữ đến sau khi bé ra đời. Khi bé lớn lên hệ xương, răng vẫn phát triển không ngừng để hoàn thiện về cấu trúc, chức năng. Bởi thế nhu cầu canxi khổng lồ là điều quá đỗi bình thường.

Lượng canxi cho bà bầu phải đảm bảo đủ 1200mg/ngày. Mẹ đừng lo, những tháng cuối nạp quá nhiều canxi sẽ khiến đầu bé bị cứng gây cản trở quá trình sinh nở. Cứ bổ sung đủ theo mức cho phép là mọi chuyện vẫn hoạt động bình thường. Mỗi ngày mẹ nên đa dạng thực đơn của mình từ những thực phẩm như: hải sản, cá, sữa, đậu nành,… để lấy nguồn canxi dồi dào.

Lưu ý: Tháng này đặc biệt quan trọng. Do đó mẹ phải đảm bảo lượng canxi tiêu chuẩn. Nếu lượng chất thiếu hụt thì không chỉ hệ xương khớp bị cản trở mà các cơ quan thần kinh, tổ chức collagen cũng bị trì trệ hoạt động.

Xem thêm: 3 món ăn bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả từ chuyên gia

Giai đoạn cuối thai kỳ thiếu sắt là điều không thể

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng đã nằm lòng về lợi ích của sắt đối với phụ nữ mang thai. Hơn nữa khi đi khám thai, bác sĩ cũng luôn đề cập đến vấn đề bổ sung sắt cho bà bầu. Điều đặc biệt, trong giai đoạn cuối nhu cầu sắt phải tăng lên đáng kể, có thể nói là gấp 2 lần bình thường. Bởi lúc này lượng máu đang sản sinh liên tục để nuôi lớn thai nhi trong bụng.

Việc mẹ không cung cấp đủ sắt sẽ khiến thai nhi phát triển không bình thường, hệ miễn dịch kém, nhẹ cân, từ đó dễ gây sinh non. Không những thế, mẹ bầu thiếu sắt còn gặp phải những biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, khó khăn trong quá trình sinh nở, thậm chí thiếu máu dẫn đến tử vong.

Việc quan trọng cần làm là mẹ chú ý đảm bảo lượng sắt đủ theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Nếu quá trình ăn uống bị cản trở, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt từ những thực phẩm chức năng.

Xem thêm: Thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt, tác dụng phụ ra sao?

Bổ sung vitamin C phòng ngừa nguy hiểm khi sinh

Theo kết luận của các nhà nghiên cứu Mỹ, những mẹ bầu bổ sung đều đặn lượng vitamin C ở giai đoạn cuối thai kỳ, thường có hiện tượng vỡ ối sớm thấp hơn hơn những mẹ không bổ sung đến 5%. Bởi vitamin C có công dụng cấu thành collagen trong màng ối, giúp bộ phần này trở nên mềm dẻo.

Ngoài ra vitamin C còn giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Hạn chế tình trạng táo bón, đẩy lùi sắc tố da xấu hiệu quả. Bởi thế bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết là lựa chọn sáng suốt mẹ mà không thể bỏ qua.

Mẹ không cần phải quá vất vả tìm kiếm nguồn vitamin C, vì trong tự nhiên vô vàng thực phẩm chứa loại chất này. Chỉ cần 1 ly nước cam là mẹ có thể đem lại 100mg vitamin C cho mình. Đồng thời loại vitamin này có rất nhiều trong các loại rau quả, đặc biệt những quả có vị chua mẹ nên bổ sung hằng ngày.

Lưu ý: Khi nạp vitamin C, mẹ không được ăn cùng lúc với hản sản vì rất dễ dẫn đến ngộ độc.

Muốn quá trình “vượt cạn” suôn sẻ đừng quên bổ sung kẽm

Kẽm từ lâu được biết đến là chất xúc tác quan trọng góp phần thúc đẩy sự co bóp của tử cung. Nhờ khoáng chất này mà tử cung được làm việc dễ dàng, từ đó em bé được đẩy ra ngoài một cách thuận lợi. Trường hợp mẹ bầu thiếu kẽm ở những tháng cuối thường có nguy cơ sinh mổ nhiều hơn. Bởi lúc này tử cung không có lực để đẩy em bé ra khỏi sản đạo của mẹ.

Để quá trình sinh thường được diễn ra thuận lợi, mẹ cần đáp ứng đủ 30mg kẽm mỗi ngày. Các thực phẩm như: hàu, thịt nạc, gan lợn, lòng đỏ trứng,… chứa nguồn kẽm dồi dào. Mẹ nên chế biến kỹ trước khi sử dụng.

Đối với những mẹ bầu thiếu kẽm, bác sĩ sẽ bổ sung nguồn chất cho mẹ bằng thuốc chức năng. Tại đó, chuyên gia y tế sẽ đảm bảo đủ lượng kẽm tiêu chuẩn mà không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt.

Xem thêm: Bí quyết giúp thai kỳ phát triển toàn diện nhờ thực đơn giàu kẽm

Sắp xếp chi tiết chế độ ăn uống cho mẹ bầu tháng thứ 9

Ăn nhiều thức ăn thanh đạm nhằm đẩy lùi triệu chứng khó chịu

Thay vì thường xuyên ăn những thực phẩm dầu mỡ, mẹ nên chuyển sang thực đơn với những món ăn thanh đạm. Quá đam mê với các loại đồ chiên, rán, thức ăn nhanh sẽ khiến các mạch máu bị cản trở lưu thông. Tình trạng ợ nóng dạ dày cũng từ đó mà ngày càng trở nặng.

Trong thực đơn hằng ngày mẹ nên thay đồ chiên rán bằng các loại canh thanh mát như: canh hẹ, rong biển, canh rau. Hạn chế tối đa sử dụng dầu mỡ trong cách nấu nướng. Mỗi bữa ăn chuẩn bị thêm một ly nước ép, đa dạng theo thực đơn hằng ngày, đảm bảo mẹ vừa có được sức khỏe tốt, em bé sau này sinh ra cũng trắng trẻo, mịn màng.

Vẫn tạo dựng thói quen ăn nhiều bữa trong ngày

Khoảng thời gian này mẹ chỉ cần tăng 0,5 đến 1,2kg mỗi tuần là đạt chuẩn. Không cần phải ép cân quá mức, vì nếu mẹ có tăng cân mà em bé trong bụng chẳng hấp thụ được thì cũng không hợp lý chút nào. Tốt nhất mẹ cứ đảm bảo thực đơn đúng chuẩn, chia ra nhiều bữa ăn trong ngày kèm theo bữa phụ.

Những bữa phụ lượng thức ăn không cần quá cầu kỳ như bữa chính. Chỉ cần một cốc nước ép hoặc một ly sữa chua cũng cung cấp đủ năng lượng cho mẹ. Mỗi buổi tối trước khi ngủ, mẹ nên uống thêm một ly sữa tách béo bởi đây là nguồn cung cấp canxi dồi dào.

Xem thêm: Tư vấn: Top 5 loại sữa bà bầu tốt nhất thị trường Việt Nam

Ăn socola có thể khiến tinh thần em bé vui hơn

Theo nghiên cứu của một nhóm người ở Hà Lan, những mẹ bầu khi mang thai có thói quen ăn socola con họ sinh ra thường rất hay cười, mức độ lanh lợi cũng nhỉnh so với những đứa trẻ khác. Hơn nữa bé cũng không ngại khi phải va chạm với người lạ.

Những em bé hay cười và có thói quen cười, sau khi lớn lên thường có xu hướng thông minh, dạn dĩ, phong thái cũng tự tin hơn những bạn cùng trang lứa. Bởi thế mẹ hãy thử ăn socola mỗi ngày để con mình sau khi sinh ra vui vẻ, hoạt bát. Đồng thời tâm lý mẹ bầu tháng thứ 9 nhờ đó cũng được kích thích, tâm trạng tiêu cực khi mang thai cũng được giảm bớt phần nào.

Ăn chút đồ vặt khi chán ăn, ngại gì không thử

Một số mẹ bầu những tháng cuối thường gặp phải tình trạng chán ăn, hầu như chẳng muốn cho bất cứ thứ gì vào miệng. Tuy nhiên trường hợp này vô tình làm chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9 của mẹ bị thiếu hụt trầm trọng. Mách mẹ bí quyết luôn để bên mình một ít thức ăn vặt để sử dụng, vừa tiện lợi lại không gây thiếu hụt dưỡng chất cho con.

  • Quả óc chó: Óc chó từ lâu đã nổi tiếng tốt cho phụ nữ mang thai bởi loại quả này giàu hormone auxin giúp móng tay, chân trở nên săn chắc. Ngoài ra óc chó còn giúp “bé cưng” phát triển trí não tốt hơn. Vì thế mẹ đừng quên bỏ món đồ này vào túi của mình nhé.
  • Táo tàu: Trong táo tàu chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất có ích, mỗi khi buồn miệng mẹ cứ ngậm vài quả. Vừa kìm hãm cơn đói, lại cung cấp lượng khoáng chất thiết yếu cho mình.

Xem thêm: Bật mí 9 loại hạt đem đến lợi ích tuyệt vời nhất cho mẹ bầu

Cuối thai kỳ đừng quên những món ăn lợi sữa

Tam cá nguyệt thứ 3 tuyến vú của mẹ đã bắt đầu tiết sữa. Tuy đây chỉ là sữa non nhưng đó cũng là bước đệm cho quá trình nuôi con bằng sữa của mẹ sau này. Cho nên ngay từ bây giờ, mẹ lưu ý tìm ăn những món lợi sữa nhằm kích thích quá trình gọi sữa về một cách hiệu quả.

Những món lợi sữa mẹ nên tham khảo như: Đủ đủ nấu sườn, thịt bò xào măng tây, cháo đậu xanh nấu sườn, canh sung nấu chân giò, xương bò hầm đậu đỏ, cháo cá chép….

Trải qua những tháng ngày gian nan giờ đây là lúc chuẩn bị đón nhận thành quả, vì thế mẹ hãy nhớ chăm sóc bản thân cẩn thận. Tránh ăn phải những món gây hại như đồ cay nóng, chứa chất kích thích, đồ tái sống. Ngoài ra đảm bảo đủ 8 ly nước mỗi ngày là việc làm hết sức cần thiết. Một chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9 khoa học sẽ đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ có thể tham khảo

  • Bật bí những bài tập vận động cho mẹ bầu vượt cạn thành công
  • Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ: Tư vấn từ chuyên gia
  • Ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên ăn gì để chuẩn bị tinh thần “vượt cạn”?
  • Mẹ nên ăn gì sau sinh để sữa nhanh về, cải thiện chất lượng sữa?
  • Ăn gì để sinh con trai, bé gái? Tư vấn hữu ích từ chuyên gia
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories