Dinh dưỡng tháng thứ 8: Bà bầu ăn gì để tránh sinh non?

Tháng thứ 8 yêu cầu dinh dưỡng lớn, mẹ dễ rơi vào trạng thái tăng cân quá mức hoặc sinh non. Cùng tìm hiểu…

Mang thai tháng thứ 8, dường như tất cả mọi thứ đang đi vào giai đoạn nước rút. Mẹ sẽ bắt đầu bận rộn hơn khi phải chuẩn bị kế hoạch đón “con yêu” chào đời. Tuy nhiên đừng vì thế mà quên đi chế độ dinh dưỡng tháng thứ 8, bởi lúc này thai nhi đang trong quá trình tăng tốc mạnh mẽ.

Mẹ hãy cùng iPREG điểm danh các loại dưỡng chất cần thiết, những phương pháp ăn uống khoa học mà các chuyên gia bật mí qua bài viết dưới đây nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem lại: Dinh dưỡng tháng thứ 7: Bà bầu nên ăn gì để con hấp thụ tốt nhất

Dưỡng chất cần thiết nhất cho chế độ dinh dưỡng tháng thứ 8

Giai đoạn tam cá nguyệt cuối là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng, vì lúc này mọi thứ mẹ nạp vào đều được truyền thẳng đến thai nhi. Chỉ cần mẹ lơ là khi chọn lựa thực phẩm hoặc bổ sung thiếu chất đều gây ra tác động xấu đến em bé trong bụng.

Vậy các chất không thể thiếu trong chế đội dinh dưỡng tháng thứ 8 là gì?

Protein thúc đẩy sản sinh hormone

Protein là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cuối. Nó góp phần vào quá trình cấu tạo tế bào, giúp cơ săn chắc. Không những thế, protein còn tham gia vào hoạt động trao đổi chất, thúc đẩy sự hình thành hormone. Bà bầu được bổ sung protein đầy đủ sẽ giảm nguy cơ thiếu máu sau sinh.

Theo các chuyên gia, thai phụ ở tháng thứ 8 cần bổ sung khoảng 100g protein mỗi ngày mới đủ đáp ứng cho nhu cầu thai nhi. Các loại thực phẩm từ: thịt, cá, trứng, sữa, đậu hà lan,… chứa nguồn chất đạm dồi dào. Mẹ nhớ lựa chọn kỹ nguồn gốc xuất xứ và làm sạch chúng trước khi sử dụng.

Carbohydrat giúp duy trì năng lượng

Khoảng thời gian này cũng là lúc mẹ đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu tháng thứ 8. Bởi thế, mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng. Bổ sung đủ 400g carbohydrat mỗi ngày không những giúp mẹ phục hồi lượng calo đã mất, mà còn hỗ trợ quá trình sinh trưởng của bé.

Ngoài ra carbohydrat còn thúc đẩy tế bào não hoạt động mạnh mẽ. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung lượng dưỡng chất từ các thực phẩm như: lúa mạch, ngũ cốc, bánh mì, trứng,… Đây đều là các loại thực phẩm dễ kiếm, mẹ nên sử dụng đều đặn mỗi ngày.

Lưu ý: Nếu mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ cần hạn chế ăn quá nhiều tinh bột cùng lúc. Thay vào đó, sử dụng gạo lứt, bánh mì nguyên cám là lựa chọn hợp lý cho chế độ dinh dưỡng tháng thứ 8 này.

Xem thêm: Canxi cho bà bầu: Bổ sung canxi đúng cách như thế nào?

Vitamin đẩy lùi triệu chứng khó chịu

Ở giai đoạn nước rút, bổ sung đủ vitamin cho bà bầu là việc làm quan trọng hơn bao giờ hết. Các loại vitamin có vai trò hỗ trợ mẹ bầu trong việc xoa dịu các cơn đau, đẩy nhanh quá trình hoạt động tế bào. Hơn nữa, chúng còn giúp tăng sự ngọn miệng và phòng ngừa táo bón.

Tuy nhiên mẹ cần nạp với số lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá nhiều trong các loại thuốc chức năng. Bổ sung vượt mức có thể khiến bé tăng cân nhanh chóng, gây khó khăn trong lúc chuyển dạ.

Bổ sung đồng phòng ngừa sinh non

Đồng không thể tự dự trữ bên trong cơ thể, bởi thế mẹ phải bổ sung chúng mỗi ngày. Nếu quá trình ăn uống thiếu đồng sẽ tác động xấu đến thai nhi khiến bé sinh ra dễ bị dị tật, kém phát triển trí não. Hơn nữa làm tính đàn hồi của nước ối giảm, dễ gây vỡ ối dẫn đến sinh non.

Thật chẳng ai muốn sự cố không may xảy ra. Các nghiên cứu cho thấy, 2 tháng cuối thai nhi cần lượng đồng lớn hơn 4 lần bình thường. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 8, mẹ phải bổ sung lượng đồng nhiều hơn thường lệ. Gan động vật, hải sản, rong biển, socola,… chứa lượng đồng dồi dào. Mẹ đừng bỏ qua nguồn thực phẩm này nhé!

Mẹ có thể tham khảo: Sắt cho bà bầu: Liều lượng bổ sung hiệu quả từ chuyên gia

Bà bầu ăn gì và ăn như thế nào trong tháng thứ 8

Chuẩn chỉnh cân nặng, hạn chế tăng cân quá mức

Nhiều khảo sát cho biết, có đến hơn 80% bà bầu cảm thấy thèm ăn vượt mức vào những tháng cuối. Trong tam cá nguyệt thứ 3, quá trình hoạt động bên trong diễn ra liên tục làm tăng cảm giác đói. Lúc này mẹ phải giải tỏa cơn đói của mình bằng cách ăn thỏa thích.

Tuy nhiên, điều đó vô tình làm mẹ tăng cân nhanh chóng, các triệu chứng khó chịu xuất hiện dày đặc hơn. Ngoài ra, trọng lượng quá khổ còn khiến mẹ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.

Lời khuyên cho mẹ nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng tháng thứ 8, đảm bảo mỗi tuần tăng từ 0,5 đến 1kg là hợp lý. Nếu cảm thấy cân năng vượt mức tiêu chuẩn, mẹ nên kế hoạch lại khẩu phần ăn. Đồng thời, chia nhỏ thực đơn thành nhiều bữa trong ngày để làm giảm cơn đói.

Khi đã sử dụng hết mọi cách nhưng cân nặng vẫn tăng vù vù, điều cần làm lúc này mẹ nên tham khảo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng. Tại đó, bác sĩ sẽ cho mẹ thực đơn chuẩn, đảm bảo lượng chất mà vẫn cản trở được tình trạng tăng cân.

Lưu ý: Đừng vì không thể khống chế cơn thèm mà ăn quá mức. Điều đó không những gây nhiều tác hại mà còn khiến mẹ gặp nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ.

Xem thêm: Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để vượt cạn thành công?

Cá là “thần dược” giúp mẹ hạn chế nguy cơ sinh non

Theo kết luận trong một nghiên cứu của FDA (Hoa Kỳ), những bà bầu thường xuyên ăn cá có tỉ lệ sinh non rất thấp chỉ 1,9%. Ngược lại, các mẹ không có thói quen này thì nguy cơ chuyển dạ sớm đến 7,1% [*].

Lời khuyên dành cho mẹ nên bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn từ cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. Đặc biệt, các loại cá chứa nhiều Omega 3 như: cá hồi, cá cơm, cá ngừ,… không những phòng tránh sinh non hiệu quả, mà còn giúp cân nặng của “bé cưng” được duy trì ổn định.

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, cá mua về phải được chế biến kỹ lưỡng, hạn chế ăn cá sống (sashimi) hoặc chín tái. Những loại vi khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn sẽ xâm nhập vào trong, chúng tác động và gây nguy hiểm cho các cơ quan của con mới được hình thành.

Thực phẩm giải nhiệt giúp mẹ giải tỏa cơn nóng rát

Khi mang thai thân nhiệt của mẹ tăng lên nhanh chóng. Chính điều này khiến cơ thể lúc nào cũng nóng bức, tâm trạng tăng tính bực dọc, khó chịu. Để làm giảm tình trạng, mẹ nên ăn những thực phẩm có tính mát nhằm kìm hãm lại cơn nóng gây ra như: chuối, bí đỏ, dưa hấu, nước dừa,…

Ở diễn biến khác, có vài mẹ bị các cơn nghén “ghé thăm” khiến quá trình ăn uống bị cản trở. Mẹ nên chế biến những thực phẩm giải nhiệt thành nước ép, sinh tố. Phương pháp này không những giúp mẹ dễ dàng đưa thực phẩm vào trong, mà nó còn lấn át mùi khó chịu, mẹ sẽ không cảm thấy trở ngại khi ăn.

Ăn những thực phẩm kích thích tâm trạng mẹ bầu

Vào giữa tam cá nguyệt cuối, những nỗi bất an xuất hiện nhiều vô số kể. Bận tâm đến các vật dụng cần thiết cho con, tiếp đến lo lắng về quá trình sinh nở, cộng thêm những cơn đau nhức hành hạ mỗi ngày. Tất cả khiến tâm trạng mẹ tháng thứ 8 vô cùng mệt mỏi. Nếu tình trạng bất ổn tâm lý kéo dài rất dễ khiến mẹ mắc nguy cơ trầm cảm.

Theo nghiên cứu, có hơn 60% mẹ bầu bị mắc bệnh trầm cảm vào những tháng cuối thai kỳ. Bởi thế, lời khuyên của chuyên gia mẹ nên tích cực bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày những món ăn góp phần thúc đẩy tâm trạng.

Xem thêm: Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu

Một số thực phẩm hữu ích mẹ không thể bỏ qua

  • Chuối: Tyroshi trong chuối có chức năng tăng cường khả năng sáng tạo, thúc đẩy phát triến trí não. Trytophan trong loại quả này giúp nâng cao tinh thần. Ngoài ra, hormone hạnh phúc serotonin được chuyển hóa làm tâm trạng mẹ vui tươi, tràn đầy hứng khởi. Bởi thế mẹ bầu nên ăn chuối thường xuyên để không bỏ qua lợi ích tuyệt vời mà loại quả này mang đến.
  • Socola: Các nhà khoa học chỉ ra lợi ích tuyệt vời mà socola mang đến là kích thích các dây thần kinh vui vẻ hoạt động mạnh mẽ. Từ đó làm tâm trạng con người trở nên phấn chấn yêu đời. Do vậy, mỗi khi cảm thấy khó chịu, mẹ nên ăn một ít socola để làn dịu tâm trạng. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng để tránh gây tác dụng ngược.
  • Cherry: Quả cherry (hay còn gọi anh đào) được nhắc đến ưu tiên vì công dụng giảm đau đầu, nhức mỏi cơ bắp. Hơn nữa, cherry còn giúp tâm trạng trở nên tích cực. Bởi thế trong tủ lạnh ở nhà, mẹ đừng quên để thật nhiều loại quả “chế tạo niềm vui” này để không bỏ phí những lợi ích tuyệt vời mà nó đem đến.

Thực phẩm giúp mẹ bầu cải thiện làn da

Trong thời gian mang thai sự gia tăng hormone nhanh chóng khiến da mẹ trở nên đen sạm, nỗi mụn, hình thành nám. Vấn đề này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng chúng khiến mẹ tự ti khi tiếp xúc với người đối diện. Để đẩy lùi nỗi lo thẩm mỹ, chuyên gia sẽ mách mẹ những thực phẩm bổ dưỡng nhằm lấy lại làn da tươi trẻ.

  • Cà chua: Như ai cũng biết, cà chua được ví đến là loại quả đa năng với nhiều công dụng bổ ích. Hơn thế nữa, trong cà chua còn chứa năng lực chống oxy hóa gấp 100 lần so với vitamin E. Nhờ vậy, “thần dược” này sẽ làm chậm quá trình lão hóa, giảm mờ các sắc tố xấu, đem đến cho mẹ làn da mịn màng, căng bóng.
  • Kiwi: Những mẹ bầu mang thai 8 tháng thường xuyên tiếp xúc với máy tính sẽ gây tổn hại nhiều đến thần kinh, mắt và đặc biệt cho da. Mách mẹ bí quyết là nên ăn nhiều kiwi mỗi ngày, bởi trong kiwi chứa nhiều vitamin C, E làm giảm phản ứng peroxy do bức xạ máy tính gây ra. Từ đó hạn chế ảnh hưởng đến làn dạ nhạy cảm của mẹ.

Xem thêm: Bà bầu bị ngứa da: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Lời khuyên cho mẹ bầu trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 8

Tinh bột, ngũ cốc cần ăn với số lượng vừa phải

Dù biết rằng các lương thực thô như ngũ cốc, lúa mạch đem đến giá trị dinh dưỡng rất cao cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều chất xơ sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của các chất khác. Chẳng hạn, ăn yến mạch với số lượng lớn làm cản trở sắt đi vào cơ thể.

Bởi thế, chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên ăn thực phẩm thô với số lượng vừa phải. Song song đó, khi ăn cần uống nhiều nước để đường ruột làm việc trơn tru hơn. Lưu ý không nên ăn lương thực thô chung với các loại thuốc chức năng. Bổ sung cách nhau khoảng 1 giờ là lựa chọn hợp lý.

Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây sinh non

Đến thời kỳ quan trọng, lúc này tử cung đã co giãn ở mức độ nhất định. Vì thế không còn chịu được áp lực quá mạnh tác động lên. Điều quan trọng mẹ cần làm là tránh xa những thực phẩm gây ảnh hưởng đến vùng nhạy cảm, nhằm hạn chế nguy cơ sinh non ở mức tối đa. Những món ăn cần tránh mẹ nên lưu ý là: thịt baba, rau sam, sơn trà,…

Mẹ có thể tham khảo thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Giai đoạn cuối thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm. Bất cứ món ăn nào mẹ nạp vào người đều được truyền thẳng và ảnh hướng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Do đó, ăn uống hằng ngày mẹ phải hết sức cẩn thận, đồng thời nạp đủ dưỡng chất cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ. Việc chăm sóc kỹ lưỡng sức khỏe lúc này sẽ giúp mẹ bước qua tháng thứ 8 khỏe mạnh, sẵn sàng bước đến hành trình quan trọng cuối cùng.

[*] Số liệu tham khảo từ FDA (Food and Drug Administration)

Mẹ có thể tham khảo

  • Dinh dưỡng khoa học nhất cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 9
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ 9
  • Cuộc sống mẹ bầu mang thai tháng thứ 8, chú trọng từ những điều nhỏ nhặt
  • Dinh dưỡng tháng thứ 6: Bà bầu ăn gì để vào con?
  • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh: Chế độ ăn uống khoa học từ chuyên gia
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories