Dinh dưỡng cho bé ăn dặm như thế nào? Hẳn nhiều bậc phụ huynh đang rất quan tâm. Hãy cùng iPERG tìm hiểu dinh…
Ăn dặm là bước ngoặt quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới ở trẻ. Ngoài nguồn sữa mẹ, đây là thời điểm để bé bổ sung các dưỡng chất từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, điều làm cho các ông bố bà mẹ lăn tăn, lo lắng làm thế nào để đáp ứng dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng phát triển thể lực và trí tuệ ở trẻ. Cùng iPREG theo dõi tới cuối bài viết để tìm hiểu bố mẹ nhé.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Cho trẻ ăn dặm: Phương pháp khoa học, mẹ nhàn tênh
Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Khi bước sang tháng thứ 6 là thời điểm thích hợp để bé tập ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các nguồn thực phẩm như: trứng, thịt, cá…
Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước 6 tháng dễ làm cho trẻ chán sữa mẹ, bú ít đi. Điều này dẫn đến cơ thể của trẻ nhỏ thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển sau này.
Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm sau 6 tháng nhiều trẻ chậm cân, đứng cân, lúc này sữa mẹ không đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé. Vì khi bé được 6 tháng tuổi, 1 ngày trẻ cần khoảng 700 kcal, còn sữa mẹ chỉ cung cấp đủ khoảng 450 kcal/ ngày.
Dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm
Trong giai đoạn ăn dặm ở bé, mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa ít nhất mỗi ngày 3-4 lần. Chế độ dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cần đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm như sau:
Nhóm chất bột đường
Gạo, khoai lang, bắp, yến mạch,… là nhóm chất bột đường, có tác dụng hỗ trợ sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Mẹ có thể dùng các loại bột ngũ cốc cho trẻ được đóng gói sẵn bởi các thương hiệu nổi tiếng. Hoặc phụ huynh có thể tự nấu bột yến mạch cho bữa ăn bé thêm phong phú.
Nhóm chất đạm
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ nhớ bổ sung thực phẩm giàu chất đạm như: thịt nạc lợn, thịt gà, lòng đỏ trứng gà,… sau đó cho bé ăn thịt bò, cua, tôm, cá,… Trong giai đoạn phát triển của bé, chất đạm đóng vai trò quan trọng cung cấp các axit amin thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào.
Dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm mẹ không nên để trẻ ăn quá nhiều chất đạm, dễ gây hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt ở nhóc tì nhà bạn. Để kích thích vị giác ở trẻ, mẹ có thể kết hợp hài hòa giữa đạm động vật (thịt, cá,…) với đạm thực vật (các loại đậu đỗ,…) giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Nhóm rau, củ và trái cây
Rau, củ và trái cây là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể bé yêu. Không chỉ cung cấp năng lượng mà nhóm dưỡng chất này còn giúp cho nhóc tì không bị táo bón, hạn chế các vi khuẩn có hại cho đường ruột. Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể băm hoặc tán thật nhuyễn trái cây để bé dễ ăn.
Nhóm chất béo
Dầu, mỡ, bơ và phô mai,… là nhóm dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm cung cấp chất béo, đóng vai trò là dung môi giúp cơ thể bé hấp thu vitamin A, D, E, K,… Chất béo động vật (mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê,…) là các axít béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol. Còn chất béo thực vật (dầu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…) không có cholesterol, là các axít béo cần thiết, giàu vitamin E.
Mẹ cần cho trẻ ăn cả dầu thực vật kết hợp với dầu động vật xen kẽ các bữa theo tỉ lệ 1:1. Riêng dầu gấc một tuần mẹ cho bé ăn 1-2 lần, không nên ăn nhiều cơ thể trẻ thừa tiền vitamin A, gây vàng da.
Xem thêm: Vitamin D cho trẻ sơ sinh: Cách bổ sung an toàn từ chuyên gia
Các thực đơn ăn dặm lý tưởng cho bé
Sau đây là các thực đơn ăn dặm cho bé bắt đầu tập làm quen với thực phẩm ngoài sữa mẹ, phụ huynh có thể tham khảo.
Chuối nghiền
Thành phần dinh dưỡng chuối chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, B6, A, sắt, magie, kali, protein, chất xơ,… hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón ở bé.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Chuối: 15g
- Sữa chua không đường: 15g
Cách làm
Chuối nghiền nhuyễn trộn đều với sữa chua có thể cho bé ăn dặm ngay. Rất đơn giản, tiết kiệm thời gian chế biến, phù hợp với các mẹ bỉm. Không nên cho bé ăn chuối quá nhiều, mỗi ngày ăn từ 1-3 muỗng.
Mẹ nên chọn chuối chín, đảm bảo an toàn, không nên cho trẻ ăn trong lúc bé đang đói, trẻ bị tiêu chảy,… Đây là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm.
Bột gạo lứt
Thành phần bột gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cung cấp canxi, sắt, photpho, kẽm, kali, chất xơ, protein,… tốt cho giai đoạn ăn dặm của bé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- ¼ cup bột gạo lứt
- 1 cup nước
Cách làm
Cho bột gạo lứt và nước vào trong nồi, khuấy đều, đợi hỗn hợp sôi rồi sau đó nhỏ lửa trong 10 phút. Muốn kích thích vị giác ở trẻ, mẹ có thể gia thêm sữa mẹ, hoặc sữa công thức, hay nước ép hoa quả như táo,… Khuyến khích mẹ cho bé ăn bột gạo lứt khi còn ấm.
Cháo cà rốt
Cà rốt nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất được mẹ sử dụng nhiều trong giai đoạn ăn dặm của trẻ. Thành phần cà rốt chứa nhiều vitamin như A, K, B6, Kali, Natri, chất xơ… Dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm từ cà rốt tốt cho thị lực của bé, ngăn ngừa táo bón, da bé trở nên tươi sáng…
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo tẻ: 50g
- Thịt lợn thăn: 35g
- Cà rốt: ½ củ
Hướng dẫn cách thực hiện
- Thịt lợn rửa sạch, thái mỏng, xay nhuyễn.
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và băm nhuyễn,
- Gạo tẻ nấu thành cháo trắng. Sau đó, cho thịt lợn và cà rốt băm nhuyễn vào nồi, ninh cho thật nhừ. Muốn kích thích vị thơm món cháo, mẹ có thể cho thêm chút hành ngò.
Bơ nghiền
Bơ giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, omega 3,… giúp bé phát triển khỏe mạnh trong những tháng đầu đời. Mẹ có thể chế biến bơ trở thành món ăn dặm cho bé như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- ½ quả kiwi
- ½ quả chuối
- ¼ quả bơ
Cách làm
Chuối chín dầm cho nhuyễn. Tiếp theo kiwi cũng nghiền cho nát. Bơ cũng làm tương tự như chuối và kiwi. Nếu muốn cho trẻ ăn thô, tự tư duy thì mẹ có thể cắt các loại quả trên thành miếng nhỏ và dầm sơ qua để bé tập nhai.
Hướng dẫn cho bé ăn dặm khoa học
Để đảm bảo bé ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thụ dưỡng chất tốt, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Phương pháp ăn dặm cho trẻ
Lượng ăn cho bé bắt đầu ăn dặm ngay từ khi bắt đầu mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều. Khuyến khích cho bé ăn khoảng ½ thìa cà phê thức ăn. Để tạo hứng thú cho bé khi ăn, mẹ vừa trò chuyện vừa đút. Để bé dễ dàng tập ăn nên cho bé bú một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức trước rồi mới cho trẻ ăn.
Quá trình dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm đòi hỏi mẹ kiên trì, nhẫn nại,. Nếu bé bặm miệng, phì thức ăn ra ngoài thì nên dừng, đừng ép bé ăn. Nên cho trẻ ngồi thẳng trong quá trình ăn, ăn từng muỗng, giữa các lần đút nên nghỉ ngơi và dừng lại khi trẻ đã no hoặc chán ăn.
Lượng thực phẩm ăn dặm cho bé
Bạn nên cho trẻ ăn với lượng thực phẩm phù hợp với sức ăn của bé. Thời kỳ đầu tập ăn dặm, một ngày có thể cho bé ăn 2 lần là đủ. Mỗi bữa ăn cách ít nhất 2 giờ đồng hồ. Sau bữa ăn, mẹ có thể cho bé bú thêm sữa nếu trẻ ăn ít.
Dụng cụ ăn dặm cho trẻ
Khi mới tập ăn, tránh gây tổn thương cho bé, mẹ đút trẻ bằng muỗng nhựa. Dụng cụ ăn dặm của trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, tráng hoặc hấp nước sôi sạch vi khuẩn.
Xem thêm: Ghế ăn dặm cho bé: Cách chọn mua và sử dụng từ chuyên gia
Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm
Bố mẹ cần lưu một vài điều khi tập cho bé ăn dặm, đó là:
- Thức ăn nấu chín, nghiền nhỏ: Bé mới bắt đầu ăn dặm chưa có phản xạ nhai. Trước khi cho trẻ ăn, bạn nên kiểm tra thức ăn đã được nghiền nhỏ hay chưa.
- Kết hợp với nhiều loại thực phẩm: Giai đoạn ăn dặm của trẻ cần phải cân đối đầy đủ dưỡng chất của 4 nhóm thực phẩm ở trên. Đừng lặp đi lặp lại một loại thức ăn làm cho trẻ dễ chán, cơ thể thừa chất này lại thiếu chất kia.
- Tập cho trẻ ăn đúng giờ: Để dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm, mẹ tập thói quen cho trẻ ăn uống đúng được thực hiện một cách nghiêm túc. Điều này giúp cho quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra tốt hơn.
- Tạo cho trẻ hứng thú khi ăn: Để gây sự chú ý cho trẻ, mẹ nên chọn loại chén, muỗng, yếm,… có hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương và nhiều màu sắc. Khi ăn hãy để bé ngồi chung với các thành viên trong gia đình tạo cảm giác vui vẻ, kích thích trẻ ăn. Trong quá trình đút cho bé ăn, mẹ vừa vừa đút vừa trò chuyện.
- Đảm bảo thực phẩm an toàn: Mẹ chọn mua thực phẩm cho bé ăn dặm tươi ngon, rõ nguồn gốc. Trước khi chế biến thực phẩm phải rửa sạch sẽ, tuân thủ nguyên tắc nấu chín, uống sôi.
Kết luận
Những gia đình có con lần đầu sẽ rất bỡ ngỡ không biết chọn thực phẩm nào cho bé ăn dặm. Hi vọng trên đây là các thông tin hữu ích về dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm, giúp bạn củng cố về kiến thức giúp cho việc trẻ ăn dặm được nhàn tênh, phát triển thể chất và trí tuệ.
Mẹ có thể tham khảo
- Ăn dặm kiểu Nhật: Tư vấn ăn dặm cho trẻ từ chuyên gia
- Mách mẹ: 10 loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất từ 6-24 tháng tuổi
- Thực đơn giản cân sau sinh: Mẹ hết mỡ thừa, bé khỏe mạnh
- Phương pháp E.A.S.Y là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?
- Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh: Chế độ ăn uống khoa học từ chuyên gia