Chuyên gia tư vấn: Dinh dưỡng cho bà bầu thời kỳ đầu mang thai

Tư vấn của chuyên gia về dinh dưỡng cho bà bầu thời kỳ đầu mang thai, mẹ hãy xem ngay để có chế độ…

3 tháng đầu thai kỳ, việc sản sinh các loại hormone mới (đặc biệt là hCG) khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén,… Chính vì vậy, bổ sung dinh dưỡng thời kỳ đầu mang thai hợp lý sẽ giúp bạn trải qua giai đoạn khó khăn nhất một cách nhẹ nhàng.

Nội dung bài viết tập trung vào vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu thời kỳ đầu mang thai, hãy xem thêm bài viết của iPREG: “Chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hiệu quả nhất cho bà bầu đầu thai kỳ” để lựa chọn một chế độ nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp nhất với thể trạng của bạn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Vitamin và dưỡng chất thiếu yếu cho mẹ bầu thời kỳ đầu mang thai

Ngoài lúc sinh, thời kỳ đầu mang thai là khoảng thời gian vất vả nhất cho các mẹ. Thể trạng, tâm sinh lý thay đổi một cách chóng mặt (thậm chí ở một vài chị em, sự thay đổi này có thể tính theo từng ngày). Do đó theo các chuyên gia, dinh dưỡng là yếu tố then chốt giúp các mẹ yên tâm hơn cho việc mang thai.

Các loại dinh dưỡng chính cần phải bổ sung gồm: Protein, các loại Vitamin, Sắt, Canxi; các dưỡng chất phụ như: DHA, Iot, Cholin, axit Folic,… Dưới đây là bảng kê dinh dưỡng tương ứng với các loại thực phẩm thường ngày.

Bảng kê nhu cầu dinh dưỡng thời kỳ đầu mang thai chi tiết

Dinh dưỡng Liều lượng Thực phẩm
Protein 70-80g Cá, thịt, các loại tinh bột,…
Canxi 1000-1300mg Sữa và các thực phẩm làm từ sữa, cá mòi, cá hồi,…
Sắt 15-30mg Gan động vật, đậu nành, nho, hàu,…
Kẽm 15mg Sữa, thịt, các loại hạt, trứng, cây họ đậu,…
DHA (Omega-3) 300mcg Cá hồi, tôm, cua, mực, cá ngừ, lòng đỏ trứng gà,…
I-Ốt 175-200mcg Cá biển, cua biển, rau chân vịt, rau cần, muối ăn, cải thảo, cải xoong, trứng gà,…
DHA (Omega-3) 300mcg Cá hồi, tôm, cua, mực, cá ngừ, lòng đỏ trứng gà,…
Vitamin B1 600mcg Chuối, bơ, cà chua, yến mạch, bí đỏ, rau dền,…
Vitamin B2 1.4mg Thịt, cá thu, nấm, hạnh nhân, súp lơ xanh, hạt mè, pho mát,…
Axit Folic 600mg Rau diếp, xà lách, ngũ cốc, gan bò, súp lơ, bông cải,…
Vitamin A 800mcg Gan động vật, lươn, cá biển, gấc, cà rốt, rau diếp, xà lách, quả bơ, cải bẹ xanh,…
Vitamin E 10-15mg Cá, rau, trái cây,…
Vitamin C 70-90mg Kiwi, dâu tây, ổi, cam, ớt,…
Vitamin D 10mcg Cá hồi, cá trích, cá mòi, dầu gan cá, hàu, tôm, lòng đỏ trứng,…

Lưu ý

Liều lượng chúng tôi đưa ra được tính theo ngày, tất cả số liệu đều có tính chất tương đối, mẹ cần làm các xét nghiệm dinh dưỡng để có kết quả chính xác nhất với thể trạng hiện tại.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Khẩu vị và chế độ dinh dưỡng của từng mẹ là khác nhau. Có mẹ thích ăn chay, có mẹ lại thích ăn đồ ăn sẵn vì thiếu thời gian. Do đó, một phương án thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý là cần thiết, giúp chị em luôn đảm bảo chất và lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Bạn sẽ đủ năng lượng đồng thời cung cấp kịp thời dinh dưỡng thời gian đầu thai kỳ cho bé.

Thay đổi thói quen ăn uống với nhiều người là dễ nhưng một số khác lại rất khó bởi do áp lực công việc và thời gian, bạn hầu như không có khái niệm “Ăn giờ, ngủ đúng cữ”. Tuy nhiên để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và con. Hãy giảm bớt áp lực từ cuộc sống và tìm hiểu thật kỹ nội dung dinh dưỡng chúng tôi cung cấp phía dưới. Một chế độ ăn khoa học giúp bé phát triển khỏe mạnh cả về thể trạng lẫn trí tuệ.

Phương án thay đổi thói quen ăn uống được các chuyên gia khuyến nghị là: “Thay đổi dần dần theo ngày”, kết hợp với việc bổ sung các kiến thức dinh dưỡng chính xác. Hãy tạo ngay cho mình một bảng kê các loại thực phẩm lành mạnh và một thực đơn hấp dẫn theo từng bữa, từng ngày cụ thể. Ở cuối bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp một vài thực đơn phù hợp cho cả những chị em có quá ít thời gian.

Xem thêm: Thay đổi gì trong cuộc sống và công việc trước khi mang thai?

Cần ăn gì với lượng bao nhiêu là hợp lý?

Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng:

  • Rau củ: Cà rốt, rau xanh được nấu chín, bí, khoai lang, rau chân vịt, ớt chuông,… bổ sung vitamin A và Kali.
  • Trái cây: Mơ, chuối, dưa lưới, bưởi, xoài, cam, mận, cà chua,… bổ sung các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe thai kỳ.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Bạn nên sử dụng sữa ít hoặc không đường. Sữa cung cấp một lượng lớn Canxi, vitamin A, D giúp bé phát triển tốt nhất ở giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Ngũ cốc và các loại hạt khô: Giúp bổ sung thêm sắt và axit Folic rất cần thiết cho sự hình thành thai nhi.
  • Protein: Đậu, đậu Hà Lan, thịt bò nạc, thịt cừu, thịt lợn, các loại hạt ngũ cốc, thịt gia cầm, cá hồi, cá trích, cá mòi,… giúp bổ sung thêm các loại amino axit.

Dinh dưỡng tháng đầu mang thai

Trong hai tuần đầu tiên, cơ thể bạn đang có những thay đổi nhất định nhưng với phần đa các chị em, sự thay đổi này chưa nhiều. Do vậy, đây là khoảng thời gian vô cùng quý báu để bạn tạo cho mình phương án thay đổi thói quen ăn uống hợp lý. Thay đổi luôn là thử thách với tất cả chúng ta, nhưng hiệu quả mà nó mang lại sẽ rất lớn nên hãy mạnh dạn lên bạn nhé.

  • Từ tuần thai tứ 3 trở đi, ốm nghén có thể bủa vây bạn. Do vậy, các thực phẩm giàu protein như: thịt, cá và các loại tinh bột sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải bổ sung sữa vào buổi sáng và tối nhằm cung cấp thêm canxi cho sự phát triển ban đầu của bé.
  • Chậm kinh, ra máu báo thai,… sẽ làm cơ thể bạn mất máu rất nhiều nên những thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cơ thể bạn cân đối lượng máu đã mất. Sắt có rất nhiều trong các loại thịt nạc như thịt bò, thịt lợn,… Hãy bổ sung các loại thực phẩm này ngay trong những bữa ăn hằng ngày của bạn.
  • Hãy bổ sung thêm các loại vitamin có nhiều trong những sản phẩm nguồn gốc thực vật như: rau xanh, hạt ngũ cốc,…

Xem thêm: Dinh dưỡng tháng đầu: Mẹ nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?

Dinh dưỡng cho tháng thứ hai

Thời gian này, để tránh sự lười ăn do những cơn buồn nôn và mẫn cảm với mùi, bạn cần làm phong phú thực đơn hàng ngày của mình. Việc làm phong phú thực đơn không những giúp bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nó còn giúp quá trình thay đổi thói quen ăn uống của bạn trở nên dễ dàng hơn.

  • Thời điểm này bạn cần tiếp tục bổ sung thêm sắt có nhiều trong các loại thịt nạc. Đặc biệt bạn cần phải tăng lượng axit Folic bằng việc sử dụng các loại hạt khô như hạt óc chó, hạnh nhân,…
  • Rau xanh, các loại củ như bí, khoai lang,… cũng hết sức quan trọng trong bữa ăn ở thời gian này của bạn. Hãy lựa chọn các loại rau củ có nguồn gốc rõ ràng bạn nhé.
  • Các cơn nôn ói diễn ra khá nhiều ở tháng thứ hai này, do đó bạn đừng quên bổ sung thêm nước để cơ thể cân bằng lượng đã mất.

Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì vào tháng thứ 2 để hạn chế tình trạng nôn ói?

Dinh dưỡng cho tháng thứ ba

Tháng thứ ba, tình trạng ốm nghén của bạn đã được cải thiện đáng kể. Đây là lúc bạn cần tái cân bằng năng lượng thông qua việc ăn uống hàng ngày. Thời gian này, thai nhi có sự phát triển rất nhanh, do đó dinh dưỡng bổ sung cần lớn hơn hai tháng đầu.

  • Hãy uống thêm sữa và đặc biệt là bổ sung đầy đủ lượng nước hằng ngày.
  • Ăn thêm thật nhiều các loại rau xanh và củ như: bí đỏ, cà rốt, khoai lang, măng tây, các loại rau cải,…
  • Với các mẹ không có nhiều thời gian chuẩn bị cho bữa ăn, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại vitamin tổng hợp dưới sự tư vấn chi tiết từ bác sĩ.

Xem thêm: Dinh dưỡng chuẩn cho mẹ bầu tháng thứ 3, thoát khỏi nỗi lo thiếu chất

Các loại thực phẩm không được sử dụng thời kỳ đầu mang thai

Theo các chuyên gia, dinh dưỡng thời gian đầu thai kỳ là hết sức quan trọng, cơ thể bạn đang chuyển dịch để thích nghi với những thay đổi từng ngày. Bạn sẽ trở nên rất mẫn cảm, nhiều loại thực phẩm có thể gây hiện tượng co cơ trơn tử cung rất dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn cần tránh:

Thực phẩm gây co cơ trơn tử cung

Rau dăm, rau dăm, ngải cứu, rau sam. Tuy các loại rau này sẽ chỉ ảnh hưởng khi bạn sử dụng nhiều nhưng chúng tôi khuyến nghị, tốt nhất bạn nên loại bỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn của mình để tránh các biến chứng không mong muốn. Ngoài ra đu đủ và long nhãn cũng không được phép sử dụng do chúng cũng có những tác động tương tự.

Thực phẩm từ nội tạng động vật

Gan, lòng, dạ dày,… bạn cũng cần tránh xa. Đặc biệt là gan, tuy chứa nhiều vitamin A nhưng hàm lượng lại quá lớn gây mất an toàn cho thai nhi, bên cạnh đó gan cũng chứa rất nhiều Cholesterol là nguyên nhân khiến bạn mắc các bênh tim mạch hay huyết áp.

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Đồ ăn nhanh được chế biến sẵn

Có thể kế đến như: xúc xích, lạp xưởng, ruốc (chà bông),… Các loại thực phẩm này tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có hại rất dễ gây nên tình trạng ngộ độc cho cả mẹ và bé. Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào sử dụng nhiều dầu mỡ động vật, thậm chí là dầu thực vật.

Đồ uống có gas và cồn

Rượu, bia, đồ uống ngọt có gas,… Những loại đồ uống này có khả năng gây ngộ độc rất cao. Bên cạnh đó, đồ uống có gas chứa rất nhiều đường công nghiệp, khiến bạn dễ mắc tiểu đường thai kỳ rất nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn khi mang thai.

Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi sẽ hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn tới bạn và em bé. Một chế dinh dưỡng thời kỳ đầu mang thai hợp lý không những đảm bảo sức khỏe giúp bạn vượt qua giai đoạn ốm nghén mà còn tạo ra năng lượng tích cực cho sự phát triển của thai nhi trong những tháng tiếp theo.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Một vài thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Xem chi tiết tại đây: Gallery dinh dưỡng cho bà bầu

Trên đây là tư vấn chi tiết về dinh dưỡng thời kỳ đầu mang thai cho bà bầu. Mẹ hãy tham khảo thật kỹ để có phương án bổ sung hiệu quả. 3 tháng đầu rất quan trọng, là tiền đề cho những tháng tiếp theo. Do đó, hãy thay đổi thói quen ăn uống, kịp thời bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu ngay hôm nay.

Mẹ có thể tham khảo

  • Các loại thực phẩm cần đặc biệt tránh khi mang thai.
  • Vitamin thiết yếu cho bà bầu mang thai.
  • Tư vấn: Top 5 loại sữa bà bầu tốt nhất thị trường Việt Nam
  • Rau cho bà bầu: Loại rau nào tốt nhất khi mang thai?
  • Lịch khám thai ưu việt nhất cho mẹ bầu trong suốt thai kì
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay