DHA giúp sáng mắt và tăng cường phát triển trí não cho thai nhi, bên cạnh đó DHA cũng là khoáng chất giúp mẹ…
Bổ sung DHA cho bà bầu là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ. DHA giúp sáng mắt, tăng cường phát triển trí não thai nhi. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, bổ sung DHA cho bà bầu đầy đủ giúp làm đẹp da, giảm nghén hiệu quả.
Vậy DHA là gì? Những lợi ích và cách bổ sung DHA cho bà bầu như thế nào mới hiệu quả? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Omega 3 cho bà bầu: Mẹ cần bổ sung như thế nào mới đúng cách
DHA là gì?
DHA viết tắt của Docosahexaenoic Acid, một dạng axit béo không no thuộc nhóm Omega 3. Theo các nghiên cứu khoa học, DHA đóng góp đến 60% sự hình thành võng mạc mắt và 20% lượng chất xám trong não bộ [*]. Chính vì thế, DHA có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển khả năng thị lực, hình thành cấu trúc não bộ và tim mạch. Việc bổ sung DHA cho bà bầu trong quá trình mang thai là điều vô cùng cần thiết.
DHA tồn tại trong hầu hết các loại thực phẩm hằng ngày như: cá hồi, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, dầu thực vật, các loại rau xanh, trái cây tươi. Để bổ sung DHA cho bà bầu một cách hiệu quả thì việc quan trọng là cần đa dạng thực đơn dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng các loại viên uống chức năng dưới chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lợi ích DHA mang lại cho bà bầu và thai nhi
Cho sức khỏe thai phụ
DHA có lợi ích rất lớn cho sự phát triển thai nhi. Bên cạnh đó, DHA cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sức khỏe chung của mẹ bầu. Việc bổ sung DHA cho bà bầu đầy đủ giúp thai phụ có cơ thể khỏe mạnh. Tránh được những biến chứng thai sản, các bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản, trầm cảm sau sinh. Ngoài ra còn giảm dấu hiệu sinh non đến 50%. Một con số đáng kinh ngạc!
Cho sự phát triển của bé
Giúp hình thành và phát triển não bộ
Nghiên cứu chỉ ra rằng, do DHA chiếm một khối lượng lớn trong việc hình thành não bộ, nên những trẻ được cung cấp DHA từ trong bụng mẹ sẽ có chỉ IQ cao hơn. Kéo dài từ lúc mới sinh đến 5 năm sau đó, bé vẫn có trí não và hệ thần kinh vận động vượt bậc hơn những bạn cùng trang lứa. Nếu kết hợp thêm vài yếu tố khác có thể bé sẽ là một người tài năng trong tương lai.
Phát triển khả năng thị lực
Nhiều tài liệu cho thấy, DHA đóng góp đến 60% sự hình thành võng mạc. Chính vì vậy, bổ sung DHA cho bà bầu là điều rất cần thiết giúp bé có đôi mắt sáng tinh anh. Tuy nhiên, chỉ DHA thôi là chưa đủ. Mẹ cần bổ sung thêm vitamin A song song với quá trình hấp thụ DHA.
Hai loại vitamin và khoáng chất này tương tác qua lại hiệu quả. Giúp quá trình hình thành võng mạc diễn ra thuận lợi. Bà bầu bổ sung DHA và vitamin A sớm, có thể rút ngắn thời gian hình thành các cơ quan thị lực và não bộ thai nhi.
Tốt cho sự phát triển tim mạch
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những nước có số lượng người béo phì cao. Việc bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày 2700mg DHA trong 10 tuần (khoảng 400mg/ngày), đã làm tăng chỉ số Omega 3, giảm được nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch.
Chính vì vậy, nếu mẹ bổ sung đủ lượng DHA cần thiết trong quá trình mang thai. Những triệu chứng tim mạch thai nhi sau sinh sẽ được phòng ngừa tối đa.
Giúp trẻ tăng cân đều đặn
Bổ sung DHA với lượng vừa đủ còn giúp trẻ tăng cân đều đặn trước và sau sinh. DHA thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Điều này khiến sự cho quá trình phát triển của thai nhi diễn ra nhanh hơn. Các chỉ số chiều dài và cân nặng thai nhi vì thế mà luôn được đảm bảo ngay cả khi chào đời.
Thiếu DHA gây ảnh hưởng gì?
Cũng như đã đề cập ở trên, việc bổ sung DHA cho bà bầu là vô cùng cần thiết. Nếu thai kỳ thiếu DHA, cả mẹ và bé đều dễ gặp những biến chứng nguy hiểm dưới đây.
- Trẻ chậm nhớ, kém thông minh: DHA cấu thành não bộ nên nếu thiếu DHA sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến trí não. Đặc biệt trong giai đoạn sau sinh, trẻ sẽ kém thông minh, chậm nhớ. Rất khó phân biệt được hình ảnh cũng như những cử chỉ mà ba mẹ truyền đạt.
- Làm tăng lượng Triglycerid trong máu: Nếu thiếu hụt DHA, lượng Triglycerid trong máu tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến nhịp tim bị rối loạn gây chứng khó thở.
- Thai phụ dễ sinh non: Nếu mẹ không bổ sung đủ lượng DHA cần dùng, có nguy cơ sinh non, tiền sản giật. Đồng thời, dễ bị trầm cảm sau sinh.
Bổ sung DHA cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
DHA mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Tuy nhiên, DHA chỉ thực sự có lợi khi được bổ sung một cách khoa học. Thừa hay thiếu đều gây những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Mẹ nên nhớ để có phương pháp bổ sung hiệu quả. Dưới đây là những khuyến nghị từ chuyên gia.
Ba tháng đầu thai kỳ
Tam cá nguyệt thứ nhất là khoảng thời gian nhạy cảm. Việc cần bổ sung dinh dưỡng nói chung cũng như DHA nói riêng một cách khoa học, sẽ là tiền đề cho sự phát triển sau này của cả mẹ và bé. Vì vậy, đừng vì đây là giai đoạn mới mà “phớt lờ” việc chăm sóc bản thân.
Trong khoảng 2 tháng đầu thai kỳ, thai nhi hầu như không sử dụng dinh dưỡng từ mẹ. Tuy nhiên không vì thế mà mẹ bỏ qua việc bổ sung DHA. Hãy tạo thói quen chăm chút dinh dưỡng. Nó sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều ở những tháng tiếp theo.
Lượng DHA mà chuyên gia khuyến nghị cho mẹ trong giai đoạn này ở mức 200-250mg/ngày [**]. Nhưng vì ốm nghén, mẹ rất khó bổ sung DHA thông qua các thực phẩm thường nhật. Lựa chọn lý tưởng là dùng các loại thực phẩm chức năng. Có thể kể đến như viên uống tổng hợp hoặc thuốc Omega 3 cho bà bầu.
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, DHA và Omega 3 giúp mẹ giảm tình trạng ốm nghén rất hiệu quả. Hãy sử dụng ngay hôm nay mẹ nhé.
Xem thêm: Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Ba tháng giữa thai kỳ
Ở giai đoạn này, mẹ bầu nên ăn uống theo nguyên tắc: 1 đạm, 3 béo, 6 bột. Đây là cách được chuyên gia khuyến nghị, được rất nhiều chị em sử dụng. Nguyên tắc ngày vừa giúp mẹ đủ chất lại hạn chế tối đa tình trạng tăng cân quá mức.
Thai nhi ba tháng giữa có sự phát triển mạnh mẽ. Cơ thể dần được hình thành đầy đủ, đặc biệt là não bộ. Chính vì thế, lượng DHA cần bổ sung sẽ cao hơn những tháng trước. Cụ thể, chuyên gia khuyến nghị mẹ nên bổ sung khoảng 250-350mg/ngày [**].
Ba tháng cuối thai kỳ
Chiều dài và cân nặng của thai nhi trong khoảng thời gian này gia tăng nhanh chóng. Bé đã biết hóng chuyện, cảm nhận những tâm tư của mẹ một cách rõ ràng. Để các phương pháp thai giáo 3 tháng cuối mang lại hiệu quả tối đa, mẹ nên song song bổ sung DHA với lượng từ 350-500mg/ngày [**].
Ngoài việc giúp mẹ có thân hình gọn gàng, làn da tươi trẻ. Bổ sung DHA cho bà bầu ở 3 tháng cuối còn giúp mẹ hạn chế đáng kể chứng trầm cảm sau sinh. Đây là một bệnh lý gây ra nhiều hệ lụy tới cuộc sống.
Bổ sung DHA đúng cách
Theo FDA (Hoa Kỳ), lượng bổ sung DHA cho bà bầu ở mức: từ 200-500mg/ngày. Ngoài những thực phẩm giàu Omega 3, các mẹ còn có thể tìm đến viên uống chứa DHA. Mẹ nhớ lựa chọn kỹ nguồn gốc cũng như xuất xứ.
Những thực phẩm giàu DHA
Cũng giống như các loại axit béo khác, cơ thể không thể tự tổng hợp DHA. Do đó cần bổ sung chúng từ những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Có thể kể đến như:
Lòng đỏ trứng gà
Trứng gà đặc biệt tốt cho bà bầu. Ngoài cung cấp canxi, sắt, vitamin,… Một quả trứng gà có chứa 17mg DHA. Vì thế mẹ bầu không được bỏ qua nhé. Muốn lượng DHA không bị hao hụt quá nhiều sau khi chế biến, mẹ có thể luộc trứng để sử dụng. Ngoài ra, kết hợp lòng đỏ trứng gà làm các loại bánh cũng là lựa chọn hay.
Cá hồi
Cá hồi là một loại thực phẩm rất giàu Omega 3-6-9. Do đó, đây là lựa chọn tuyệt vời hơn cả nếu mẹ muốn sử dụng để bổ sung DHA. Hiện nay, cá hồi được bày bán rất nhiều tại các siêu thị, mẹ dễ dàng tìm mua.
300g/tuần là lượng cá hồi chuyên gia khuyến nghị mẹ nên sử dụng. Đừng ăn quá nhiều mẹ nhé. Thông thường, cá hồi sẽ chỉ ngon miệng, giữ được lượng DHA tối ưu trong 2-5 ngày sau khi chế biến thành phẩm. Trước khi mua mẹ nên hỏi nhân viên để biết rõ thời gian sử dụng.
Các món ăn ngon miệng từ cá hồi có thể kể đến như: cá hồi xông khói, cá hồi áp chảo với bơ tỏi,… Cá hồi đặc biệt ngon khi ăn kèm các món lẩu. Lưu ý phải ăn chín uống sôi mẹ nhé. Ngoài ra, nếu mẹ bận rộn với công việc, ruốc cá hồi là lựa chọn rất phù hợp. Ruốc cá hồi đóng hộp được bán rất nhiều trong các siêu thị. Mẹ hãy mua ngay 1 lọ để sử dụng mỗi ngày.
Xem thêm: Thực đơn giàu Omega 3 giúp mẹ bầu luôn xinh đẹp, khỏe mạnh
Thịt gà
Vào những ngày hè nóng nực, một bát canh gà hầm thuốc bắc là một lựa chọn hay. Ngoài giúp mẹ bầu thanh nhiệt giải cảm, còn cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào. Một trong số đó có DHA.
Thịt gà chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có thể kể đến như: protein, sắt, canxi,… Ngoài việc cung ứng đủ nhu cầu DHA cho bà bầu, thịt gà còn được biết đến là loại thực phẩm giúp mẹ hạn chế tăng cân.
Mẹ có thể ăn gà luộc, gà hầm thuốc bắc. Cần hạn chế gà chiên rán do dầu mỡ sẽ cản trở quá trình tiêu hóa. Thịt gà công nghiệp không được khuyến khích sử dụng vì loại thực phẩm này có thể chứa nhiễm sắc thể biến đổi gây hại cho thai nhi.
Các loại hạt
Những loại hạt như: mắc ca, óc chó, hạnh nhân,… có chứa một lượng lớn axit limolenic. Loại axit hữu cơ này sẽ được chuyển hóa thành DHA, cung cấp cho bà bầu sau khi ăn. Nhóm thực phẩm này là một lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu đang trong giai đoạn ốm nghén.
Trong tam cá nguyệt cuối, khi mà nhu cầu ăn uống của mẹ đang đạt đỉnh. Để hạn chế tăng cân quá mức, các loại hạt là một lựa chọn sáng suốt. Ngoài ra, nếu mẹ thèm ăn buổi đêm, loại thực phẩm này sẽ giải quyết tốt nhu cầu của mẹ. Vừa ngon miệng lại không phải lo đến tình trạng chướng bụng đầy hơi khiến mẹ mất ngủ.
Xem thêm: Bật mí 9 loại hạt đem đến lợi ích tuyệt vời nhất cho mẹ bầu
Sữa chua
Ngoài chứa các loại men có lợi cho quá trình tiêu hóa, sữa chua còn chứa một lượng lớn DHA và vitamin có lợi khác. Sữa chua giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đảm bảo mẹ và bé hấp thụ dưỡng chất một cách tối đa.
Hai hộp sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn 30 phút là liều lượng mà chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên sử dụng. Ăn sữa chua thường xuyên giúp mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tránh được những triệu chứng khó chịu như: đầy hơi, táo bón, chướng bụng rất hay xảy đến khi mang thai. Ngoài ra, sữa chua còn là thực phẩm giúp mẹ cải thiện làn da hiệu quả.
Tôm, cua
Từ thời xưa, cá loại thực phẩm như: tôm, cua,… được biết đến như một loại “thần dược” bổ sung canxi cũng như DHA hiệu quả. Khi mà những loại thuốc canxi cho bà bầu chưa phát triển, nhóm thực phẩm này là lựa chọn tối ưu.
Hiện nay vẫn vậy, tuy xuất hiện nhiều loại viên uống tổng hợp nhưng tôm cua vẫn được các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu sử dụng. Loại thực phẩm này vừa chứa nhiều dinh dưỡng, lại rất dễ chế biến thành các món ăn ngon miệng.
Mẹ cần lưu ý, lựa chọn tôm cua còn sống để chế biến. Tôm rang thịt, canh cua mồng tơi là những món ăn thanh đạm, ngon miệng, giàu dinh dưỡng. Đừng quá cầu kỳ trong chế biến, có thể khiến lượng DHA bị hao hụt.
Các loại hải sản thường dễ gây kích ứng, trước khi sử dụng mẹ nên thử một ít để thăm dò biểu hiện của cơ thể. Nếu có triệu chứng xấu, hãy dừng lại và tham vấn ý kiến từ chuyên gia.
Sữa tươi, sữa bà bầu chuyên dụng
Thêm sữa tươi không đường vào khẩu phần ăn hằng ngày là lựa chọn đúng đắn, được các bác sĩ khuyên dùng. Trong sữa tiệt trùng có rất nhiều canxi, protein, các vitamin A, B, D giúp thai nhi phát triển mạnh khỏe.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng sữa cho bà bầu chuyên dụng. Được nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm kỹ càng. Sữa công thức cho bà bầu giúp bổ sung DHA rất hiểu quả. Các thương hiệu uy tín có thể kể đến như: Vinamilk, Similac, Nestle,…
Để có thông tin chi tiết về các loại sữa, mẹ tham khảo tại: Tư vấn: Top 5 loại sữa bà bầu tốt nhất thị trường Việt Nam
Bổ sung DHA trong thực phẩm chức năng
Ngoài việc bổ sung DHA qua những loại thực phẩm chúng tôi liệt kê phía trên, mẹ có thể dụng các loại thực phẩm chức năng trong nước hoặc nhập khẩu. Một số thương hiệu uy tín được sử dụng rộng rãi như: Bio Island DHA, Nataboost Pure, Oceans mom Prenatal DHA, Nordic Naturals Prenatal DHA, Beanstalk mom DHA,…
Mẹ nên chọn nhà cung cấp uy tín để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng. Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm chức năng nào, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ qua mỗi lần khám thai định kỳ.
Xem thêm: Phương pháp bổ sung thực phẩm chức năng theo từng giai đoạn mang thai
Tác dụng phụ khi bổ sung DHA
DHA có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên cần phải chú ý nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Một số triệu chứng phụ có thể kể đến như buồn nôn, mẩn ngứa, tiêu chảy, rối loạn tim mạch. Vì thế cần cẩn thận trước khi sử dụng.
Qua bài viết trên, các mẹ có thể thấy DHA là một dưỡng chất rất cần thiết cho cả mẹ và bé. Vì thế cần bổ sung DHA cho bà bầu hợp lý để thai nhi khỏe mạnh, thông minh và phát triển vượt bậc mẹ nhé!
[*] Số liệu thống kê từ FDA Hoa Kỳ năm 2015
[**] Đây là con số trung bình, liều lượng cụ thể của mỗi người là khác nhau. Trước khi lên phương án bổ sung DHA, mẹ cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Mẹ có thể tham khảo
- Bổ sung kẽm cho bà bầu, những lưu ý và liều lượng phù hợp
- Bổ sung vitamin B2 cho bà bầu, liều lượng, thực phẩm giàu B2
- Dinh dưỡng tháng đầu: Mẹ nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?
- Mang thai tháng thứ 3: Thai nhi phát triển nhanh chóng
- Mang thai tháng thứ 6: Theo dõi sự phát triển của con yêu