Sinh non ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hồi phục của mẹ sau sinh và quá trình phát triển của bé sau, vậy nguyên…
Với người mẹ, mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Trong thai sản, sinh non là một trong những vấn đề mẹ bầu không hiếm gặp, gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Hãy cùng iPREG tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề chuyển dạ sinh non và các dấu hiệu sinh non. Qua đó, mẹ và gia đình sẽ có những chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ vượt cạn sắp tới.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh, chuyển dạ dễ nhận biết mẹ không thể bỏ qua
Sinh non ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé
Sinh non là tình trạng chuyển dạ ba tuần trước ngày dự sinh. Thường thì tình trạng sinh non sẽ diễn ra trong khoảng từ tuần 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ.
Trẻ sinh non sẽ gặp phải những rủi ro nhất định bởi khoảng thời gian bé sinh ra quá sớm, cơ thể và sức khỏe yếu ớt của bé chưa đủ để chống chọi với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Em bé sinh sớm thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những bé sinh trước tuần thai thứ 34.
Sinh ra trong thời gian này, trẻ dễ mắc phải những khiếm khuyết về nhận thức, bại não, các bệnh lý ( thiếu máu, bệnh đường hô hấp, nhiễm khuẩn), các vấn đề tâm lý, thể trạng và thị lực,… Những di chứng này ảnh hưởng cả khi trẻ đã trưởng thành, gây áp lực cả về tâm lý lẫn tài chính cho gia đình. Tình trạng nghiêm trọng của sinh non còn tùy thuộc vào thời gian bé sinh và chế độ chăm sóc sau sinh
Một số nguyên nhân chính gây sinh non có thể kể đến như: đa thai, vỡ ối non, thai dị dạng, mẹ bị cao huyết áp. Nhưng hầu hết các trường hợp sinh non đều không rõ nguyên nhân.
Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh, các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia và vận động quá sức cũng khiến tình trạng sinh non xảy ra. Ngoài ra, các vấn đề về nhau thai: nhau tiền đạo, thiểu năng nhau, bong nhau non cũng được coi là những nguyên nhân gây tình trạng sinh non.
Xem thêm: Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Cần lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng khi sinh non
Để phòng tránh tình trạng sinh non, mẹ bầu cần lưu ý một số dấu hiệu dưới đây:
Đau vùng bụng dưới
Cơn đau bụng dưới có cảm giác như đau khi sắp đến thời kỳ kinh nguyệt. Trong những tuần cuối thai kỳ, nếu cảm nhận thấy những cơn đau bụng dưới, hãy chủ động thăm khám vì đó có thể là một trong những dấu hiệu của sinh non.
Dịch tiết âm đạo bất thường
Khi mang thai, mẹ bầu không mấy lưu tâm tới tình trạng dịch tiết âm đạo vì coi đó là biểu hiện bình thường. Nhưng trong thời gian nhạy cảm này, khi vùng kín ra máu bất thường hoặc tiết quá nhiều dịch nhầy, đây là một trong những dấu hiệu khi mắc viêm nhiễm phụ khoa. Nguy hiểm hơn, đây là một trong những dấu hiệu của sinh non mà rất cần được lưu tâm.
Cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng
Mang thai không thể tránh khỏi các cơn đau nhức mệt mỏi của cơ thể. Nhưng trong thời gian cuối mang thai, khi hiện tượng đau âm ỉ dưới thắt lưng kéo dài, các mẹ cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe thai kỳ.
Cơn đau vùng xương chậu
Trước tuần 37, khi mắc các dấu hiệu sinh non, thai nhi sẽ di chuyển xuống phía dưới, đè nặng, tạo tác động mạnh lên vùng xương chậu. Lúc này, mẹ bầu sẽ có cảm giác vô cùng nặng nề thật chí là rất đau buốt vùng xương chậu. Khi có dấu hiệu này, mẹ bầu cần cẩn thận, hạn chế vận động mạnh và đặt lịch thăm khám trong thời gian gần nhất.
Các dấu hiệu bất thường của cơ thể
Từ tuần 20, mọi biểu hiện bất thường của cơ thể đều được coi là dấu hiệu sinh non. Cảm giác đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn đều nhắc nhở tình trạng thai kỳ xấu, không ổn định, khả năng sinh non cao sẽ xảy ra.
Xem thêm: Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp
Phòng ngừa sinh non cho mẹ bầu
Chuyển dạ sinh non là điều có thể xảy đến với bất kỳ ai. Dù không thể ngăn ngừa tình trạng sinh non, những những biện pháp dưới đây sẽ góp phần hạn chế tối đa tình trạng đó:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Ngay từ khi có ý định chuẩn bị mang thai và trong suốt thai kỳ, bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu là điều hoàn toàn cần thiết đối với mẹ bầu. Chế độ ăn đủ chất, ăn nhiều chất béo không bão hòa (PUFA) cũng làm giảm đáng kể nguy cơ sinh non.
Các chuyên gia khuyến cáo, sản phụ nên ăn nhiều các loại hạt, quả hạch, cá và dầu hạt bởi đây là nhóm thực phẩm giàu axit Folic, vitamin và PUFA.
Thay đổi thói quen sống
Ngủ đủ giấc, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi tác động một phần không nhỏ tới sức khỏe người mẹ. Có chế độ tập luyện phù hợp và duy trì các bài vận động nhẹ cũng là một trong những cách để cải thiện thể trạng, củng cố sức khỏe tinh thần cho mẹ.
Thăm khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ nhằm mục đích theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời qua đó có thể phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của sinh non để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích và thuốc lá , nicotin có trong khói thuốc cùng các chất độc hại không những gia tăng khả năng sinh non mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp của trẻ. Trong nhiều trường hợp, việc tiếp xúc với chất kích thích và khói thuốc lá còn gây sảy thai, thai lưu, dị tật thai nhi cho mẹ bầu.
Nếu bạn có dự định mang thai bằng cách sử dụng hỗ trợ sinh sản, hãy kiểm tra thật kỹ sức khỏe và lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia. Những mẹ bầu có thể chất yếu nếu mang đa thai, nguy cơ sinh non sẽ cao hơn những trường hợp chỉ cấy ghép 1 thai.
Nếu đây là lần mang thai tiếp theo của bạn, hãy chú ý khoảng cách thụ thai trước kỳ thai vừa rồi và lần tiếp theo. Khoảng cách mang thai phù hợp nhất giữa các lần sinh là tối thiểu 6 tháng. Sau mỗi lần mang thai và sinh con, cơ thể mẹ cần khoảng lớn thời gian để phục hồi các chức năng, tạo sự chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai kế tiếp, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật đặc biệt là tình trạng sinh non.
Sử dụng thuốc phòng sinh non
Trong trường hợp bác sĩ xác định bạn có nguy cơ chuyển dạ sinh non cao hoặc đã bạn đã từng có tiền sử sinh non, việc dùng thuốc phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Các mũi tiêm chỉ định có tên là hydroxyprogesterone caproate sẽ bắt đầu được sử dụng vào khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ và duy trì đến tuần thứ 37.
Ngoài ra, khi khám sức khỏe nếu bạn được chẩn đoán có cổ tử cung ngắn trước tuần 24 của thai kỳ, hormone progesterone sẽ được đưa vào âm đạo để phòng ngừa sinh non. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra vùng xương chậu để xác định hiện trạng khu vực cổ tử cung. Chuyển dạ sinh non chỉ có thể được chẩn đoán qua các dấu hiệu thay đổi trong cổ tử cung.
Để chính xác hơn, các cơn co thắt cũng sẽ được ghi nhận và theo dõi sát sao kết hợp cùng một số xét nghiệm để xác định chính xác hơn và cân nhắc điều trị trước các dấu hiệu sinh non. Một số xét nghiệm có thể kể đến như: siêu âm qua âm đạo để đo chiều dài tử cung, xét nghiệm đo nồng độ protein của bào thai trong dịch tiết âm đạo dự đoán nguy cơ sinh sớm ở trẻ.
Xem thêm: Siêu âm khi mang thai: Các mốc khám, những lưu ý cho mẹ bầu
Kết luận
Mỗi hành trình mang thai và sinh con luôn là quãng thời gian kỳ diệu. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm những kinh nghiệm để nhận biết cũng như lưu ý phòng tránh các dấu hiệu sinh non. Hãy chăm sóc bản thân thật tốt và liên hệ tới bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, gia đình sớm chào đón thành viên mới.
Mẹ có thể tham khảo
- 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
- Những bất thường có thể xảy ra trong tháng thứ 9 thai kỳ
- Dinh dưỡng khoa học nhất cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 9
- 5 dạng bất thường của dây rốn nguy hiểm mẹ phải ghi nhớ
- Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày cực chính xác mẹ cần lưu ý