Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 chính xác nhất mẹ cần nằm lòng

Tuần 39, mẹ đã bắt đầu có những dấu hiệu báo sắp sinh, mẹ hãy đọc hết bài viết để có sự chuẩn bị…

Ở tuần 39 thai kỳ, thai nhi đã phát triển khá toàn diện và có thể chào đời. Mặc dù chưa tròn 40 tuần, nhưng nếu thai nhi ra đời vào tuần 39 cũng có thể xem là đủ tháng. Vậy làm sao để biết những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39?

Mẹ hãy cùng bác sĩ Đặng Thanh Tâm tìm hiểu 9 dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 để có phương án sinh nở khoa học trong thời gian tới. Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu chuyển dạ mà chúng tôi liệt kê phía dưới, mẹ hãy nhanh chóng tới bệnh viện phụ sản để được tư vấn cụ thể.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

 


ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Cách rặn đẻ khoa học giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 biểu hiện ra sao?

Mang thai cả một quá trình dài, đây là lúc mẹ bầu mong chờ nhất. Khoảnh khắc thiêng liêng ấy gần hiện hữu, làm mẹ bầu không khỏi xúc động. Đoán xem những dấu hiệu chuyển dạ của mẹ bầu ở tuần 39 là gì?

Mệt mỏi, cảm giác nặng nề

 

Nằm trong những tuần cuối thai kỳ, tuần 39 là lúc bụng mẹ đã quá to. Cảm giác nặng nề ở bụng và mệt mỏi do những triệu chứng khác mang lại khiến mẹ bầu chẳng thiết tha làm gì. Ăn uống lúc này cũng không làm mẹ bầu vui mấy. Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Tránh những áp lực tâm lý đè nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Thường xuyên đi tiểu

Ở tuần 39, bé đã quay đầu xuống phía xương chậu. Tác động của bé áp lực lên bàng quang gây ra tình trạng buồn tiểu nhiều lần trong ngày, đặt biệt lúc về đêm. Mẹ đừng quá lo lắng, tiểu nhiều là dấu hiệu rất bình thường lúc sắp sinh. Mẹ hãy mang theo các dụng cụ vệ sinh khi ra ngoài để kịp thời xử lý trong trường hợp “gấp gáp”.

Mẹ có thể xem thêm: Tiểu són khi mang thai: Bật bí giải pháp xử lý cho mẹ bầu

Bụng bầu tụt xuống

 

Mẹ có thể quan sát thấy phần bụng mình tụt xuống phía dưới. Nguyên nhân là do thai nhi đang đổi ngôi thai, quay đầu xuống âm đạo. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm giác nặng nề hơn. Nhưng song song đó mẹ cũng dễ thở hơn do không còn chịu áp lực của thai nhi giữa bụng nữa.

Bụng tụt xuống cũng khiến mẹ bị đau lưng nhiều hơn do trọng tâm cơ thể bị thay đổi. Mẹ hãy nhờ bố massage vùng lưng, bắp đùi mỗi khi rảnh, tình trạng đau lưng của mẹ sẽ được cải thiện đáng kể.

Xem thêm: 6 bài tập giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả nhất

Bị chút rút kèm đau lưng

Đây cũng là một trong những dấu hiệu sắp chuyển dạ ở mẹ bầu. Do sắp chuẩn bị sinh nên các cơ xương, cơ đùi được kéo căng hết mức gây ra tình trạng đau lưng thậm chí chuột rút ở mẹ bầu. Massage nhẹ nhàng có thể giúp mẹ đỡ hơn phần nào đó.

Cảm giác thiếu ngủ

Những dấu hiệu mệt mỏi, đau lưng, khó thở, đi tiểu thường xuyên làm mẹ bầu mất ngủ trầm trọng và thèm được ngủ hơn bao giờ hết. Có vài trường hợp mẹ bầu buồn ngủ ngay trong lúc chuyển dạ.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy tạo cho mình chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong suốt thai kỳ. Nghỉ ngơi và vận động khoa học cũng là liệu pháp giúp mẹ dễ sinh hơn khi lâm bồn.

Dịch nhầy tiết ra nhiều

Nếu thai tuần 39, mẹ bầu thấy đáy quần lót có dịch nhầy màu hồng tiết ra nhiều. Thì đó là dấu hiệu chuẩn bị sắp sinh em bé ở tuần 39 mẹ nhé. Lúc này, nút thắt ở cổ tử cung rơi ra, dịch nhầy cũng tiết ra từ đó. Dấu hiệu đó chưa kèm vỡ ối hay có những triệu chứng kèm theo mẹ bầu cũng chưa sinh ngay đâu!

Co thắt tử cung

 

Thường trước lúc sinh, các mẹ sẽ xuất hiện những cơn gò thắt ở bụng. Do em bé đã di chuyến xuống khung xương chậu và mong chờ ra ngoài.

Thông thường có những mẹ sẽ nhầm tưởng những con gò đó là chuyển dạ. Tuy nhiên, các cơn co thắt dữ dội và lặp lại liên tục thì mới gọi là chuyển dạ. Còn nếu mẹ chỉ cảm nhận những cơn co thắt thoáng qua mà không có cảm giác đau thì mẹ vẫn chưa có dấu hiệu sinh.

Xem thêm: Tư vấn sinh nở: 7 tuyệt chiêu giúp cổ tử cung nhanh mở

Thèm ăn

Thông thường có những thai phụ ở tuần 39 do cơ thể quá mệt mỏi, kèm theo những cơn đau hành hạ gây ra cảm giác chán ăn. Bên cạnh đó, có những mẹ lúc sắp chuyển dạ lại ăn nhiều vô kể. Mẹ bầu thèm tất cả các món trên đời và yêu cầu chồng chở đi ăn ngay để giải tỏa cơn thèm lúc này.

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu khá bình thường của những mẹ sắp sinh. Vì thế cứ ăn thỏa thích nhưng nhớ là đừng vượt quá giới hạn nhé!

Vỡ ối

Đây là dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39, nếu bị vỡ ối thì cần di chuyển thai phụ đến bệnh viện ngay. Tùy cơ địa mỗi người mà mẹ bầu có thể sinh sau 24 giờ hoặc vài ngày sau đó mới bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, cứ cho mẹ bầu vào bệnh viện là biện pháp an toàn trước. Nếu bác sĩ kiểm tra chưa có dấu hiệu sinh thì mẹ bầu có thể về sau đó.

Phân biệt dấu hiệu sắp sinh thật và giả

 

Có những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 của thai kỳ, làm mẹ bầu nhầm tưởng mình sắp chuyển dạ. Tuy nhiên sẽ có vài điều là dấu hiệu giả nên mẹ bầu cần phân biệt rõ ràng nhé!

Dấu hiệu chuyển dạ thật

Khi gặp những triệu chứng kể trên, kèm theo những cơn co thắt tử cung kéo dài. Đau bụng từng cơn và gò cứng, bụng mẹ đau liên tục càng lúc càng dữ dội hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm. Dịch hồng tiết ra kèm theo hiện tượng vỡ ối. Mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần “vượt cạn” trong 24 giờ tới.

Xem thêm: 8 nguyên nhân sinh chậm và biện pháp khắc phục hiệu quả

Dấu hiệu chuyển dạ giả

Mẹ bầu có những con gò với cường độ thấp, không cảm giác đau. Nếu có thì đau ít, nằm nghỉ khoảng ít phút thì hết đau. Nếu những dấu hiệu đó xảy ra thì mẹ bầu còn khoảng vài tuần nữa mới chuyển dạ.

“Con yêu” đã phát triển ra sao ở tuần 39?

 

Vào tuần 39, thai nhi đã hoàn thiện đầy đủ các cơ quan và chờ ngày chào đời. Bé đã nặng khoảng 3,3kg và kích thước gần 50cm. Lớp da đã được thay mới, bên cạnh là lớp mỡ bao bọc trông con thật bụ bẫm đáng yêu.

Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế

Dây rốn đã dài ra và quấn quanh người bé. Lớp lông tơ giữ ấm lúc trước đã mất đi. Lúc này, não và hộp sọ vẫn liên tục phát triển và hoàn thiện đến khi bé lớn lên. Đầu thai nhi vẫn còn mềm. Tuy nhiên, điều đó sẽ giúp bé dễ dàng chui qua khỏi âm đạo của mẹ và đến thế giới bên ngoài. Nhịp tim thai lúc này đạp nhanh hơn mẹ. Đồng thời đã quay đầu xuống phía dưới và sẵn sàng chào đời.

Từ tuần 39 trở đi, mẹ cần phải lên lịch khám thai định kỳ tối thiểu 1 tuần 1 lần để nắm chắc tình trạng của con. Thêm vào đó, nhận biết các dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp mẹ nhanh chóng có phương án và lựa chọn thời điểm sinh con phù hợp (với mẹ sinh mổ).

Để nắm rõ tình trạng của con, mẹ có thể xem chi tiết tại bài viết: Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 9

Lời khuyên cho mẹ bầu sắp sinh ở tuần 39

 

Về chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ bầu cần ăn uống điều độ và không nên bỏ bữa.
  • Có thể uống nước ép dứa hoặc ăn dứa. Do trong dứa có enzyme bromelain sẽ giúp cổ tử cung mẹ bầu mềm hơn, hỗ trợ cho quá trình sinh nở.
  • Uống nhiều nước vào thời gian này sẽ giúp mẹ bầu tránh mất nước và dễ dàng chuyển dạ hơn. Các mẹ nên uống nước lọc và hạn chế nước có gas khiến cơ thể khó hấp thụ.

Mẹ hãy xem chi tiết tại: Dinh dưỡng quá trình sinh nở

Về chế độ sinh hoạt, vận động

Dù cơ thể rất mệt mỏi nhưng mẹ bầu hãy cố gắng đi lại và luyện tập những bài yoga nhẹ nhàng. Nó sẽ giúp đỡ cho quá trình lưu thông khí huyết, cổ tử cung và xương chậu dễ nở hơn, hỗ trợ mẹ bầu trong lúc “lâm bồn”. Và lưu ý, cần hạn chế vận động mạnh cũng như cử động quá mức gây động thai.

Ngủ nhiều và tránh thức khuya. Không nên tiếp xúc nhiều với điện thoại và máy tính bảng. Chúng có nhiều tia bức xạ không tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng chút nào.

Mẹ bầu có thể thư giãn bằng việc nghe nhạc thai giáo, đọc sách hay mát xa nhẹ nhàng giúp tâm trạng được ổn định. Khi nằm cần nằm nghiêng về bên trái để máu được lưu thông và dễ dàng vận chuyển đến thai nhi. Tránh nằm ngửa và nằm sắp gây áp lực lên bụng. Trong lúc nằm nghỉ, khuyên mẹ nên xem những bài tập hít thở, rặn đẻ để có kinh nghiệm hơn.

Các tư thế vận động được bác sĩ khuyến nghị giúp đẩy nhanh quá trình sinh nở, mẹ có thể tham khảo chi tiết tại: Infographic: 10 tư thế vận động giúp mẹ dễ sinh.

Không nên đi xa vào thời điểm này. Do không biết mẹ bầu sẽ sinh lúc nào nên sẽ không trở tay kịp. Lỡ chẳng may,lúc chuyển dạ nơi mẹ bầu đang đến không có bệnh viện gần đó sẽ gây ra tình trạng rất nguy hiểm.

Chuẩn bị đồ sinh, giấy tờ sẵn sàng đến lúc mẹ bầu chuyển dạ là sẽ có đầy đủ ngay. Tránh tình trạng lúc bối rối lại loay hoay không kịp trở tay.

Lưu ý

Vào tuần thứ 39, nếu thai phụ có cảm giác gì khác thường, mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được trợ giúp và xử lí kịp thời.

Cả một quá trình mang thai, tuy với người bình thường đó là thời gian không lâu. Nhưng đối với mẹ bầu là cả quá trình dài đăng đẳng. Giờ đây là thời khắc quan trọng để đón “bé yêu” chào đời. Mẹ bầu nên lưu ý những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Lúc nào cũng trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng “vượt cạn” nhé!

Mẹ có thể tham khảo

  • Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày cực chính xác mẹ bầu cần lưu ý
  • Thủ tục đi sinh, ra viện hữu ích cho mẹ bầu tiết kiệm chi phí
  • Sinh mổ: Những thông tin về sinh mổ mẹ bầu cần biết
  • Sinh thường: Phương pháp sinh nở lý tưởng nhất cho bà bầu
  • Các phương pháp giảm đau khi sinh thường và sinh mổ
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories