Tư vấn: 8 dấu hiệu sắp sinh, chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần chính xác nhất, mẹ hãy tham khảo để có những chuẩn bị chu toàn chào đón em…

Vào cuối tuần 39 đầu tuần 40, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh như: ra máu báo, vỡ ối,… Thông thường, các dấu hiệu chuyển dạ này sẽ có trước khi sinh một vài ngày (thậm chí vài giờ). Nắm được các đặc điểm và cách nhận biết là điều tiên quyết giúp mẹ và gia đình chủ động trong mọi tình huống.

iPREG khuyến cáo

Nếu mẹ thấy cơ thể mình gặp những dấu hiệu sắp sinh được liệt kê trong bài viết này, hãy mau chóng tới bệnh viện và nhờ sự tư vấn của bác sĩ sản khoa.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Cách rặn đẻ khoa học giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Các dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết

Ra máu báo sắp sinh

Đây là một dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất và mẹ có thể chủ động trong việc nhận biết. Thường thì mẹ sẽ sinh trong khoảng 6 đến 24 giờ sau khi phát hiện ra máu âm đạo. Máu báo sinh thường là dịch ở thể dính, sánh, có màu hồng hoặc màu nâu từ âm đạo chảy ra. Nhiều trường hợp được ghi nhận, chỉ có dịch tiết âm đạo kèm theo tơ máu.

  • Nếu tơ máu nhạt, lượng không nhiều, mẹ có thể ở nhà để theo dõi tiếp. Trong trường hợp ra máu vào buổi đêm, không tiện để nhập viện, mẹ hãy hạn chế vận động mạnh và chờ tới sáng để vào viện kiểm tra.
  • Nếu chảy máu tươi, với lượng nhiều như kinh nguyệt thì đây là dấu hiệu chuyển dạ báo thời gian sinh đã cận kề. Mẹ và gia đình nên có phương án nhập viện ngay lập tức. Trong nhiều trường hợp ghi nhận xuất hiện thêm triệu chứng đau bụng, mẹ cần lưu tâm để có thể xử lý kịp thời.

Xuất hiện những cơn đau từng cơn

Khi sắp sinh, tử cung bắt đầu co thắt, dồn thai nhi về phía sản đạo, lúc này mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau từng cơn. Đau từng cơn là một trong những dấu hiệu sắp sinh chính xác, có hai trường hợp mẹ cần lưu ý dưới đây:

  • Nếu cảm giác đau từng cơn có kèm theo co thắt tử cung, mẹ không cần phải quá sốt sắng, hãy ghi lại thời gian giữa các cơn và số lần tử cung co thắt. Các cơn đau cách nhau trên 15 phút thì mẹ vẫn chưa sinh, hãy ở nhà nghỉ ngơi.
  • Trong trường hợp thời gian giữa các cơn đau dưới 10 phút, mẹ và gia đình nên nhập viên ngay, vì có khả năng cao mẹ sắp sinh.

Xem thêm: Tư vấn sinh nở: 7 tuyệt chiêu giúp cổ tử cung nhanh mở

Mẹ bị vỡ ối

Có hai trường hợp vỡ ối gồm:

Vỡ ối sớm

Xảy ra trước khi mẹ bị đau từng cơn, trường hợp này rất nguy hiểm có thể khiến mẹ và bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc sa dây rốn. Mẹ cần phải nhập viện ngay lập tức để theo dõi và kiểm tra. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ ngay nếu mẹ rơi vào trường hợp này.

Vỡ ối muộn

Xảy ra sau khi mẹ đau từng cơn, đây là hiện tượng hết sức bình thường. Nếu vỡ ối sau khi đau, mẹ sắp sinh rồi đấy.

Nếu gặp một trong 3 dấu hiệu chuyển dạ kể trên, khả năng cao mẹ sắp sinh trong vài giờ tới. Hãy chủ động thời gian nhập viện sớm nhất có thể, tiện cho việc kiểm tra và theo dõi trước khi sinh.

Đừng vì bất kì công việc nào làm ảnh hưởng tới thời gian nhập viện của bạn. Hạn chế vận động mạnh, chịu khó đi lại và hít thở sẽ giúp mẹ sinh an toàn, nhanh chóng hơn. Mẹ hãy tham khảo các động tác vận động giúp đẩy nhanh quá trình sinh nở được chuyên gia của chúng tôi khuyến nghị tại đây.

Những dấu hiệu chuyển dạ dễ bị mẹ phớt lờ

Ngoài 3 dấu hiệu sắp sinh chính chúng tôi liệt kê phía trên, khi sắp sinh cơ thể bà bầu xuất hiện rất nhiều những bất thường. Tuy nhiên thường không được các chị em để ý do hiệu ứng quả nhỏ hoặc công việc ảnh hưởng. Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ đó:

Cảm giác đầu thai hạ xuống

Lúc này bé đang xoay người lại, đầu tiến xuống cửa ra vào khung chậu, đáy tử cung hạ xuống. Hiện tượng này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn trước kia ở vùng bụng trên, mẹ sẽ ăn được nhiều hơn, hít thở cũng vì thế mà dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, mẹ sẽ có cảm giác thai nhi như sắp rơi xuống.

Dịch tiết tăng nhiều

Thông thường, vài ngày trước khi sinh, dịch tiết âm đạo sẽ tăng khá nhiều. Lý giải cho hiện tượng này là do ở thời điểm trước sinh, cổ tử cung sẽ mềm hơn, bài tiết ra dịch có dạng nước màu trắng, để thai nhi có thể thuận lợi thông qua sản đạo.

Luôn có cảm giác buồn tiểu

Đầu thai nhi dịch chuyển xuống cửa ra vào khung chậu, đè lên bàng quang khiến mẹ luôn cảm thấy buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, thời gian giữa hai lần rút ngắn đáng kể. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy bụng dưới bị căng trướng. Cá biệt, nhiều mẹ sẽ gặp khó khi tiểu tiện.

Nhức hông, trướng bụng

Khi sắp sinh, tử cung sẽ co bóp mạnh và liên tục để thúc đẩy đầu thai nhi hạ xuống, chính vì nguyên nhân này mà bạn sẽ cảm thấy bị nhức phần hông, bụ trướng căng tức.

Thai máy giảm

Khi đầu thai nhi hạ xuống khung chậu, cơ thể bé sẽ không còn được hoạt động thoải mái, điều này khiến thai máy sẽ giảm đi nhiều so với trước.

5 dấu hiệu sắp sinh nhỏ mà chúng tôi đề cập phía trên thường xuất hiện trước sinh vài ngày đến 1 tuần. Để có thể dự đoán được ngày dự sinh của mình chính xác, mẹ nên khám thai định kỳ thường xuyên trong tháng cuối cùng trước sinh. Chúng tôi khuyến cáo nên kiểm tra 1 tuần/lần, việc thăm khám định kì này sẽ giúp mẹ chủ động có những biện pháp sinh nở hợp lý khi gặp những chuyển biến xấu.

CÔNG CỤ TÍNH NGÀY DỰ SINH
Ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt của bạn

TÍNH NGÀY DỰ SINH
Ngày sinh dự kiến của bạn [*]
[*] Duy nhất bác sĩ sản khoa của bạn mới nắm rõ và chính xác ngày dự sinh. Thông tin chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo!
Thay đổi thông tin
Một sản phẩm của iPREG hợp tác cùng Clearblue.

Xem thêm: Thủ tục đi sinh, ra viện hữu ích cho mẹ bầu tiết kiệm chi phí

Phân biệt chuyển dạ thật và giả

Dấu hiệu chuyển dạ chuẩn xác nhất là khi bạn xuất hiện đau từng cơn. Tuy nhiên với các mẹ mới lần đầu mang thai, sẽ rất dễ lầm tưởng chuyển dạ giả thành thật dẫn đến những quyết định không đúng thời điểm. Hãy cũng chúng tôi làm rõ hai hiện tượng này:

Chuyển dạ giả

Điều quan trọng để phân biệt 2 hiện tượng chuyển dạ là mẹ cần phải ghi lại được thời gian giữa các lần đau từng cơn. Trong trường hợp các cơn đau không có quy luật, không tăng dần mức độ thì mẹ đang chuyển dạ giả.

Việc cần làm lúc này là nghỉ ngơi một lúc, những cơn đau sẽ biến mất. Theo nghiên cứu, vị trí những cơn đau chỉ xuất hiện ở phần dưới tử cung. Chuyển dạ giả đa phần do áp lực tử cung quá lớn, cũng có khi do thai máy gây ra.

Chuyển dạ thật

Khác hoàn toàn chuyển dạ giả, khi chuyển dạ thật các cơn đau sẽ có quy luật rõ ràng (thời gian giữa các lần đau gần như nhau). Bắt đầu sẽ là khoảng 10 phút/lần, sau đó tần suất sẽ dày đặc hơn, cuối cùng có thể là 3 đến 4 phút/lần.

Thời gian kéo dài mỗi cơn đau có thể từ 10 đến 30 giây. Thời gian đau sẽ tăng dần, về cuối có thể lên tới 30 đến 60 giây. Bộ phận đau khi chuyển dạ thật sẽ là toàn bộ tử cung, nghỉ ngơi sẽ không giúp bạn giảm các cơn đau mà càng lúc càng đau hơn.

Đặc biệt khi tử cung co, bụng sẽ cứng lên đồng thời bạn sẽ cảm thấy đau ngay sau đó. Một nghiên cứu cho thấy, mẹ sẽ sinh sau từ 11 đến 12 tiếng khi xuất hiện chuyển dạ thật. Cũng ghi nhận nhiều trường hợp sinh sớm hơn từ 3 tới 4 tiếng.

Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 39 chính xác nhất mẹ cần nằm lòng

Nếu sinh gấp phải làm sao?

Sinh gấp là một việc hết sức bình thường, mẹ không nên quá lo lắng. Nếu em bé muốn chào đời và thời gian đến bệnh viện không còn kịp nữa thì tốt nhất không nên miễn cưỡng, hãy sinh con tại nhà để tránh các hiện tượng như nhiễm trùng, thậm chí sảy thai có thể sảy ra.

Những lưu ý khi mẹ phải sinh gấp

Việc đầu tiên bạn cần làm lúc này là gọi cho bác sĩ sản khoa, thông báo rõ tình trạng của bạn lúc này để bệnh viện kịp thời điều động hộ sinh tới nhà bạn. iPREG có một vài lưu ý sau:

  • Tuyệt đối không khóa cửa khi ở nhà một mình lúc này. Hộ sinh tới và sẽ thật phiền phức nếu bạn không thể ra mở cửa.
  • Khi sinh xong, hãy theo xe cấp cứu tới ngay bệnh viện để làm các thủ thuật sau sinh như: xử lý nhau thai, vệ sinh cho mẹ và bé. Xử lý nhau thai đặc biệt quan trọng, nếu không làm đúng cách, bạn rất dễ bị băng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.

Mẹ cần đặc biệt cẩn trọng những tuần cuối thai kỳ bởi không phải ai cũng gặp các dấu hiệu sắp sinh như nhau. Thậm chí nhiều thai phụ không xuất hiệu bất kì dấu hiệu chuyển dạ nào. Khi mẹ gặp những tình huống dưới đây vui lòng tới bệnh viện ngay lập tức:

  • Vỡ ối khi không suất hiện co thắt tử cung.
  • Âm đạo chảy máu mà không phải là dịch giống màu máu.
  • Các cơn đau do co thắt tử cung tăng trầm trọng một cách ổn định và tiếp diễn.
  • Mẹ cảm thấy các hoạt động của thai nhi giảm rõ rệt hoặc dừng hẳn.

Sinh thường hay sinh mổ?

Các mẹ đều biết, sinh thường hay sinh mổ đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, hãy cùng tìm hiểu để có sự cân nhắc toàn diện nhất.

Ưu tiên lựa chọn sinh thường

Sau khi sinh thường, co thắt tử cung tương đối có lực, cơ thể phục hồi nhanh chóng. Trẻ sinh thường cần phải thông qua sức nén của sản đạo, vì thế chức năng của phổi được rèn luyện từ trong bụng mẹ. Đầu nút thần kinh được massage, hệ thần kinh, hệ cảm giác phát triển tương đối tốt.

Nếu không có bất kì phát sinh nào, thường thì mẹ sinh thường có thể về nhà sau 24 giờ nằm viện. Dù hiện nay việc sử dụng các loại thuốc giảm đau sẽ giúp mẹ sinh thường nhẹ nhàng hơn rất nhiều, tuy vậy những ảnh hưởng tới chức năng xương sống cũng như hệ thần kinh sau này là không thể tránh khỏi. Mẹ nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Mẹ sẽ phải đối mặt với những cơn đau chưa từng gặp trong đời khi sinh thường. Âm đạo mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nhất định nếu độ mở không đủ để cho phép bé ra ngoài (lúc này bác sĩ sẽ phải thực hiện thủ thuật rạch tạo khe âm đạo). Đa phần các mẹ sinh thường sẽ phải mất vài ngày tới vài tuần để âm đạo bình phục hoàn toàn.

Xem thêm: Các phương pháp giảm đau khi sinh thường và sinh mổ

Khi nào mẹ nên sinh mổ

Chỉ nên áp dụng trong những trường hợp sinh thường khó hoặc thể trạng của mẹ không cho phép.

Ưu điểm

Sinh mổ cho phép gia đình lựa chọn được thời điểm bé chào đời. Hạn chế được các rủi ro khi sinh thường như băng huyết rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Sinh mổ đặc biệt hữu dụng với các mẹ có thể trạng yếu, không thể chịu được các cơn đau trong khi sinh (thường kéo dài 12-24 tiếng).

Bên cạnh đó, sinh mổ cũng loại bỏ hoàn toàn những bất thường của mẹ và bé trước sinh. Các bệnh liên quan đến khoang bụng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng cũng được xử lý trong khi sinh. Đây là nguyên nhân chính khiến các cặp vợ chồng lựa chọn hình thức sinh này.

Nhược điểm

Sinh mổ cũng có những nhược điểm như: tỷ lệ trẻ sinh mổ mắc các chứng suy hô hấp, và chứng ADHD cao hơn rất nhiều so với sinh thường. Bên cạnh đó, thời gian nằm viện của mẹ và bé sẽ dài hơn do hai mẹ con cần phải được chăm sóc đặc biệt. Điều này khiến chi phí sinh cao hơn (thường là gấp đôi sinh thường).

Mặc dù kĩ thuật sinh mổ hiện nay đã rất phát triển, các biến chứng được hạn chế tối thiểu, song sinh mổ vẫn không thể so sánh với sinh thường. Bất kể khả năng hồi phục sau khi sinh hay mang thai đôi, sinh thường đều có ưu thế hơn.

Ngoài ra, sức khỏe của bé cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi gia đình lựa chọn sinh mổ. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên sinh thường nếu tuổi còn trẻ, sức khỏe tốt, chỉ lựa chọn sinh mổ khi thực sự cần thiết. Tốt nhất, hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa.

Đối với các mẹ mới sinh con lần đầu, hãy thường xuyên tham vấn ý kiến bác sĩ sản khoa để được tư vấn cụ thể. Nhiều trường hợp không phân biệt được những dấu hiệu sắp sinh khiến vợ chồng gặp các phen đi đẻ hụt, gây mất thời gian và lãng phí không ít. Chúc gia đình bạn sớm có thêm thành viên, mẹ tròn con vuông.

Mẹ có thể tham khảo

  • Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày cực chính xác mẹ bầu cần lưu ý
  • Sinh thường: Phương pháp sinh nở lý tưởng nhất cho bà bầu
  • Các phương pháp giúp mẹ bầu dễ sinh hiệu quả nhất từ chuyên gia
  • Bỉm cho mẹ đi sinh loại nào tốt, giá cả ra sao?
  • Cách tính ngày dự sinh biết chính xác ngày con chào đời
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories