Dấu hiệu sắp có kinh: 10 biểu hiện CHÍNH XÁC thường gặp

Dấu hiệu sắp có kinh thường biểu hiện trước 1-2 tuần. Những triệu chứng tiền kinh nguyệt đó là gì? Cùng iPREG tìm hiểu…

Dù chưa có kinh nguyệt hay đã trải qua nhiều chu kỳ, chị em cũng nên nắm rõ các dấu hiệu sắp có kinh để chuẩn bị an toàn cho mình. Trường hợp “rụng dâu” mà không có băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san thì rắc rối to. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích nhất cho các nàng, cùng iPREG tìm hiểu ngay nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Dấu hiệu rụng trứng: 3 biểu hiện rõ nhất của kỳ rụng râu

Dấu hiệu sắp có kinh xuất hiện khi nào?

Theo nghiên cứu, trước khi bước vào ngày đèn đỏ, các dấu hiệu sắp có kinh sẽ xuất hiện trước từ 1 ngày đến 1 tuần. Thông thường, khoảng 90% phụ nữ sẽ xuất hiện trước 1 tuần. Một số trường hợp có sớm hơn khoảng 2 tuần hoặc đến sát ngày rụng dâu mới bắt đầu có dấu hiệu.

Tuy nhiên, không phải tất cả các triệu chứng sẽ xuất hiện cùng một lúc. Tùy cơ địa, tuổi tác và tình trạng sức khỏe mà dấu hiệu có kinh sẽ không giống nhau. Có người chỉ xuất hiện một số triệu chứng nhất định và không rõ ràng, số khác thì ngược lại. Tuy nhiên, có thể liệt kê một số dấu hiệu sắp có kinh dễ nhận biết sau đây.

Những dấu hiệu sắp có kinh dễ nhận biết

Để biết sắp đến ngày đèn đỏ hay chưa hãy lắng nghe toàn bộ cơ thể của mình. Khi hormone bên trong thay đổi, cả thể chất và tâm trạng của bạn cũng sẽ thay đổi theo. Cụ thể đó là gì, hãy cùng theo dõi tiếp sau đây.

Thay đổi về thể trạng cơ thể

Khí hư sinh lý ra nhiều

Sắp đến ngày hành kinh, nội tiết tố thay đổi nên dịch nhầy ở tử cung hay khí hư ra nhiều hơn. Dịch nhầy có màu trắng hoặc ngả vàng, không mùi là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo có màu xanh, có mùi hôi,… hoặc những dấu hiệu bất thường khác thì nên đi khám ngay nhé. Đây được xem là khí hư bệnh lý và bạn có thể đã mắc các bệnh phụ khoa rồi đấy.

Đau bụng dưới

Đau bụng dưới thường kéo dài trước khi “rụng dâu” và kết thúc sau khi kinh nguyệt bắt đầu. Chị em phụ nữ hay dùng từ ngữ phổ biến hơn là đau bụng kinh. Nguyên nhân là do hormone estrogen tăng lên, tử cung co thắt và gây đau vùng bụng dưới.

Đau nhức lưng

Một lần nữa, các cơn co thắt vùng tử cung cũng là nguyên nhân gây đau lưng. Cơn đau sẽ từ nhẹ đến dữ dội hơn tùy vào cơ địa mỗi người.

Nổi mụn, nhất là mụn trứng cá

Hormone tăng cao làm cho bã nhờn tiết ra nhiều hơn. Vì vậy mà lỗ chân lông dễ bị ách tắt và nổi nhiều mụn, đặc biệt là mụn trứng cá. Đây cũng là một trong những triệu chứng dễ thấy nhất. Các trường hợp có kinh lần đầu, biểu hiện sẽ vô cùng rõ ràng.

Ngực căng tức

Sự gia tăng hormone estrogen khiến vòng ngực to ra kèm theo cảm giác đau. Dấu hiệu này nữ giới sẽ cảm nhận được ngay, báo hiệu kỳ kinh sắp đến. Cảm giác căng tức này sẽ giảm dần khi có kinh nguyệt.

Gặp các vấn đề về tiêu hóa

Một biểu hiện nữa vô cùng rõ ràng là hệ tiêu hóa của bạn sẽ gặp vấn đề. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy. Nguyên nhân cũng là do nội tiết tố thay đổi, khiến tử cung co thắt nhiều hơn.

Thèm ăn nhiều hơn

Sắp đến kỳ kinh, chị em phụ nữ sẽ cảm giác muốn ăn nhiều hơn thường ngày. Tình trạng này không kéo dài, sẽ nhanh chóng kết thúc khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

Mệt mỏi, khó ngủ

Những biểu hiện trên đây ít nhiều cũng gây nên cảm giác mệt mỏi cho nữ giới. Các cơn đau đầu, đau nửa đầu cũng sẽ xuất hiện. Nguyên nhân cụ thể là do estrogen làm tăng mức serotonin có trong não. Dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ kéo dài đến trước kỳ kinh.

Thay đổi về tâm trạng

Nội tiết tố thay đổi dẫn đến rối loạn cảm xúc. Nguyên nhân cụ thể là do nồng độ hormone serotonin điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng suy giảm. Do đó, nữ giới vào thời gian này sẽ dễ cảm thấy cáu giận, lo lắng, vui buồn thất thường,… Đây được xem là dấu hiệu sắp có kinh phổ biến và dễ nhận ra nhất.

Căn cứ vào những biểu hiện này, các chị em hoàn toàn có thể nhận biết kỳ kinh đang sắp đến gần. Để tránh rắc rối, những chuẩn bị về tâm lý, lối sống rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những việc cần làm ngay sau đây.

Làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu sắp có kinh?

Để chủ động trong học tập, công việc cũng như tránh gây phiền toái cho mọi người xung quanh, sự chuẩn bị sau đây vô cùng cần thiết:

  • Chuẩn bị sẵn sàng băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san. Mang theo các đồ dùng này bên người khi dấu hiệu rõ ràng hơn.
  • Dịch nhầy tiết ra nhiều gây khó chịu nên chị em có thể dùng băng vệ sinh hằng ngày.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa.
  • Mặc đồ lót thoải mái, không bó sát, thấm hút ẩm tốt.
  • Nên tắm bằng nước ấm và hạn chế ăn uống quá lạnh. Thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thật phù hợp.
  • Thư giãn, thả lỏng tinh thần. Lắng nghe cơ thể để dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu đã chuẩn bị kỹ càng mà không có kinh nguyệt thì nguyên nhân do đâu? Tại sao các dấu hiệu có kinh lại xuất hiện? Cùng giải đáp ở phần kế tiếp nhé.

Tại sao xuất hiện những dấu hiệu nhưng không hành kinh?

Vì nhiều nguyên nhân mà dù các dấu hiệu sắp có kinh xuất hiện nhưng “đèn đỏ” vẫn không ghé thăm. Có thể là bạn đã thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Có thể đây là chu kỳ không rụng trứng. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng, thay đổi trọng lượng cơ thể hoặc dấu hiệu tiền mãn kinh.
  • Do căng thẳng làm mất cân bằng hormone cần cho điều hòa sự rụng trứng.
  • Sử dụng dụng cụ tránh thai chứa hormone cũng sẽ làm mất kinh.
  • Do Polyp tử cung, tăng trưởng quá mức lớp nội mạc tử cung, gây đau bụng như sắp hành kinh.
  • Gặp bệnh lý về tuyến giáp. Trong khi tuyến giáp trước cổ cũng góp phần điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có thể đã mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Bệnh lý này có thể làm xuất hiện các chu kỳ kinh không rụng trứng. Vì vậy mà dù có biểu hiện hành kinh, ngày đèn đỏ vẫn không đến.
  • Bị u nang buồng trứng làm đau bụng dưới giống đau bụng kinh.
  • Bị nhiễm trùng phụ khoa làm đau bụng dưới, cũng là một dấu hiệu sắp có kinh.
  • Có thể bạn đã mang thai. Vì một số dấu hiệu tiền kinh nguyệt khá giống với dấu hiệu mang thai.

Trong các trường hợp trên, dấu hiệu tiền kinh nguyệt dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai nhất. Điều này là do nét tương đồng khá lớn giữa các dấu hiệu này. Phân biệt cả hai rất quan trọng cho sự chuẩn bị về tâm lý cũng như lối sống. Tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Phân biệt những dấu hiệu sắp có kinh và mang thai

Mặc dù giống nhau những dấu hiệu có kinh và có thai vẫn có những nét khác biệt sau:

  • Căng tức ngực: Nếu chỉ căng tức ngực bình thường thì đó là dấu hiệu có kinh. Còn nếu có sự thay đổi như đầu vú nhô ra, sẫm màu hơn thì có khả năng đã mang thai.
  • Chảy máu: Chảy máu bào thai thường ít hơn, nhỏ giọt và màu tươi hơn. Trong khi đó, chảy máu kinh thường nhiều hơn và có màu sẫm hơn.
  • Thèm ăn: Thông thường, sắp có kinh phụ nữ sẽ thèm ăn đồ ngọt nhiều. Còn khi mang thai sẽ thèm ăn nhiều loại thức ăn hơn. Đồng thời cảm thấy khó chịu với một số thực phẩm khác.
  • Trễ kinh: Mặc dù xuất hiện các dấu hiệu có kinh nhưng kinh nguyệt không đến. Trường hợp này có thể là đã mang thai hoặc do chu kỳ không rụng trứng.

Nhận biết dấu hiệu sắp có kinh sẽ giúp chị em chuẩn bị tốt hơn. Đây là giai đoạn mệt mỏi nhưng cũng rất quan trọng với người phụ nữ. Vậy nên hãy yêu thương và chăm sóc bản thân mình nhiều hơn nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm

  • Que thử rụng trứng: Tư vấn cách sử dụng từ CHUYÊN GIA
  • Bác sĩ tư vấn: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác 100%
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp: Cách uống, tác dụng phụ?
  • Sử dụng que thử thai đúng cách, có thể mẹ chưa biết?
  • Top 5 phần mềm tính ngày rụng trứng tốt nhất
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories