7 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thai kỳ

iPREG chia sẻ 7 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thai kỳ chính xác nhất. Mẹ hãy tham khảo để chủ…

Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, nếu không phát hiện đúng lúc sẽ gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng thai phụ. Trong nội dung dưới đây, bác sĩ Đặng Thanh Tâm của iPREG sẽ cùng mẹ tìm hiểu chi tiết những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thai kỳ. Qua đó giúp mẹ an tâm hơn khi mang thai, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Rau tiền đạo (nhau tiền đạo): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mang thai ngoài tử cung là gì?

 

Ở điều kiện bình thường, phôi thai sau khi thụ tinh sẽ di chuyển đến bên trong tử cung và làm tổ tại cơ quan này để phát triển rồi lớn dần thành thai nhi. Nhưng vì nguyên do nào đó, phôi thai không làm tổ bên trong tử cung mà bám vào cổ tử cung, vòi tử cung, buồng trứng, ổ bụng hoặc bất kỳ vị trí nào bên ngoài tử cung,… Lúc này, quá trình mang thai của mẹ được gọi là thai ngoài tử cung.

Do túi thai làm tổ bên ngoài tử cung nên chất dinh dưỡng không thể cung cấp đủ để nuôi lớn thai nhi. Chính vì nguyên nhân đó khiến túi thai không phát triển và dẫn đến hiện tượng thai lưu. Thông thường, những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu tập trung biểu hiện rõ nhất. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, thai phụ 2 – 3 tháng mới phát hiện gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những nguy hiểm của thai ngoài tử cung

Theo MedlinePlus – Ectopic pregnancy, ghi nhận nhiều trường hợp thai bong tróc, gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo và tự tiêu biến, sự việc này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu khối thai lớn dần làm vỡ vòi trứng sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu ồ ạt vào ổ bụng và đe dọa đến tính mạng người mẹ do mất máu quá nhiều.

Đáng tiếc hơn, khi vòi trứng vỡ bắt buộc mẹ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng để giữ lấy tính mạng. Nhưng chính điều này khiến mẹ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai sau này. Có thể nói, mang thai ngoài tử cung tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho thai phụ. Vậy những đối tượng nào dễ mắc thai ngoài tử cung? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Đối tượng dễ mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung những năm gần đây ngày càng báo động, cứ 50 mẹ bầu thì lại có 2 mẹ gặp phải trường hợp này. Thống kê cho thấy những đối tượng dễ mang thai ngoài tử cung phải kể đến là:

Đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung

Thống kê cho thấy, với những mẹ đã có tiền sử hoặc mang gen di truyền sẽ có tỷ lệ mang thai ngoài tử cung cao hơn. Nếu đã bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai trước, mẹ cần trì hoãn nhu cầu có con tối thiểu 2 năm. Đây được cho là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể người mẹ đạt trạng thái bình ổn để mang thai.

Ngoài ra, nếu mẹ mang gen di truyền, việc có thai sẽ trở nên khó khăn hơn. Lúc này, các biện pháp xét nghiệm, thụ tinh nhân tạo,… sẽ giúp mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu. Qua đó, mẹ sẽ mang thai một cách an toàn, tránh những biến chứng thai kỳ nguy hiểm nếu chẳng may mẹ bị thai ngoài tử cung.

Xem thêm: Xét nghiệm gen trước khi mang thai: Phát hiện sớm dị tật thai nhi

Mang thai khi tuổi lớn

 

Độ tuổi mang thai lý tưởng ở nữ giới là từ 25 – 35. Lúc này, cơ thể mẹ đạt trạng thái tối ưu về thể chất và tinh thần. Tài chính cũng được đảm bảo hơn so với lứa tuổi trước đó. Đặc biệt, nếu mang thai sau 35 tuổi, tỷ lệ thai ngoài tử cung sẽ cao hơn. Không những thế, thai nhi dễ mắc những dị tật bẩm sinh như: hội chứng Down, hở hàm ếch,… bé sinh ra phát triển chậm cả về trí tuệ lẫn tầm vóc.

Viêm nhiễm phụ khoa

Những mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa hay đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng, đặt vòng tránh thai, nạo phá thai,… có tỷ lệ mang thai ngoài tử cung rất cao. Do đó trước khi có ý định mang thai, mẹ cần có những thăm khám và tư vấn từ chuyên gia.

Tiếp xúc khói thuốc lá

Những người khó khăn trong việc sinh sản hoặc tiếp xúc thuốc lá quá nhiều được ghi nhận là có tỷ lệ mang thai ngoài tử cung cao gấp 4 lần người thường. Nicotine trong thuốc lá phá vỡ các lông mao trong ống dẫn trứng làm thai nhi di chuyển khó khăn vào tử cung người mẹ. Vì vậy những ông bố cần lưu ý không để mẹ bầu phải tiếp xúc với khói thuốc.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc các loại thuốc tránh thai khác quá liều cũng là nguyên nhân gây tình trạng thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu

Chắc chắn người phụ nữ nào cũng sẽ có nguy cơ đối mặt với biến chứng này. Vì thế mẹ cần học cách nhận biết qua những dấu hiệu sau:

Đau bụng dưới dữ dội

Triệu chứng thường bắt gặp nhất của thai ngoài tử cung là đau bụng dưới dữ dội. Cơn đau bắt đầu âm ĩ, từ từ tăng tần suất và sẽ quặn thắt khi vòi trứng vỡ. Ngoài ra mẹ còn cảm thấy choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, sốt, thậm chí ngất xỉu.

Nồng độ hCG giảm dần

 

Nồng độ hCG tăng cao khi mẹ “đậu thai” và đó cũng là nguyên nhân làm que thử thai xuất hiện 2 vạch. Tuy nhiên, khi que thử thai “dương tính” nhưng không có dấu hiệu mang thai nào, có lẽ mẹ cũng nên nghi ngờ nguy cơ thai ngoài tử cung trong tháng đầu tiên.

Chậm kinh

Chậm kinh là điều dễ thấy giúp mẹ phát hiện mình đã “đậu thai”. Mặt khác, đây cũng là biểu hiện thai ngoài tử cung mà mẹ khó nhận biết nhất. Vì thế không phải cứ chậm kinh hay mất kinh là mẹ đã mang thai, mẹ cần thăm khám bác sĩ nhanh chóng khi mình gặp dấu hiệu này.

Xem thêm: Chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai phải làm sao?

Xuất huyết ồ ạt

Nếu quần lót dính một ít máu màu hồng nhạt thì mẹ có thể nghĩ ngay đến máu báo thai. Nhưng lượng máu xuất hiện ồ ạt, màu đỏ thẫm, kéo dài liên tục, chắc chắn đây là “lời cảnh báo” nguy hiểm của biến chứng thai ngoài tử cung.

Chảy máu âm đạo

Trong qua trình thụ thai người mẹ sẽ xuất hiện máu báo, điều này làm chị em lầm tưởng đó là hiện tượng bình thường. Nhưng chảy máu âm đạo bất thường do quá trình thai nhi phát triển làm phá vỡ ống dẫn trứng gây hiện tượng xuất huyết, máu chảy nhiều làm thai phụ chóng mặt ngất xỉu.

Buồn nôn

Biết rằng thai kỳ bình thường cũng sẽ có triệu chứng nôn ói. Tuy nhiên thai ngoài tử cung cũng sẽ có triệu chứng tương tự, kèm theo chóng mặt nhức đầu do huyết áp tụt bất ngờ.

Mệt mỏi

Đây là một yếu tố khó phát hiện nhất khi mang thai, bởi thai kỳ bình thường thai phụ rất hay mệt mỏi. Nhưng đối với thai ngoài tử cung bạn sẽ kèm theo đau vai gáy, chuột rút, khó thở.

Làm gì để phòng ngừa mang thai ngoài tử cung tháng đầu

  • Không nên sử dụng kháng sinh khi có kế hoạch mang thai, bất cứ loại thuốc nào cũng cần được kiểm tra bởi bác sĩ.
  • Hạn chế nạo, hút thai, đặt vòng tránh thai. Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
  • Giữ vệ sinh vùng kín nhằm tránh viêm nhiễm phụ khoa, sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, tuyệt đối không “yêu” quá nhiều “bạn tình”.
  • Có lối sống khoa học, lành mạnh. Tránh xa các chất kích thích đặc biệt là thuốc lá.
  • Khi que thử thai 2 vạch, mẹ nên đến khám bác sĩ ngay, mục đích kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa. Bởi một số trường hợp thai ngoài tử cung nhưng que vẫn lên vạch bình thường.

Mong rằng bài viết này sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp mẹ phát hiện sớm dấu hiệu thai ngoài tử cung tháng đầu. Nhận biết sớm biến chứng cũng là cách hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Nếu thấy bất thường, hãy nhanh chóng liên lạc với bác sĩ ngay mẹ nhé.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị
  • Sinh non: Dấu hiệu và biện pháp phòng tránh hiệu quả
  • Cách tính ngày quan hệ an toàn để tránh thai hiệu quả
  • Rối loạn tiền đình: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả
  • Xét nghiệm gen trước khi mang thai: Phát hiện sớm dị tật thai nhi
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories