Cùng iPREG tìm hiểu dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào? Phân biệt giúp mẹ chủ động hơn trong…
Nhiều chị em vì quá mong mỏi có con nên thường nhầm tưởng kinh nguyệt với mang thai. Thực ra, hai hiện tượng này có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng cũng có không ít những điểm khác biệt. Trong bài viết này, iPREG sẽ giúp các bạn phân biệt dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào một cách chính xác. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Quan hệ khi vừa hết kinh liệu có thai không? Cùng tìm câu trả lời
Điểm giống nhau giữa kinh nguyệt và mang thai
Lý do nhiều chị em khó phân biệt dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt bởi chúng có rất nhiều điểm giống nhau. Đối với những mẹ mang thai lần đầu thì việc phân biệt gặp nhiều khó khăn. Vậy thì, kinh nguyệt và mang thai giống nhau như thế nào?
- Nhức đầu: Nhức đầu có thể là biểu hiện của việc mang thai. Nhưng cũng có nhiều chị em bị nhức đầu, đau nửa đầu trước kỳ kinh nguyệt.
- Đau lưng: Trước kỳ kinh khoảng 2 -3 ngày, chị em sẽ bị đau thắt ở vùng lưng. Và đây cũng là dấu hiệu có thai khiến nhiều chị em nhầm tưởng.
- Thay đổi tâm trạng: Người ta thường nói đừng chọc phụ nữ khi đến “kỳ dâu”. Điều này lý giải việc tâm trạng chị em thay đổi thất thường khi kinh nguyệt ghé thăm. Khi phụ nữ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng dẫn đến sự rối loạn về cảm xúc. Tâm trạng vì thế mà cũng buồn vui thất thường.
- Đi tiểu nhiều: Đây dấu hiệu ở phụ nữ mang thai và tiền kinh nguyệt đều gặp phải.
- Đau ngực: Gần đến kỳ kinh thì ngực chị em sẽ căng tức và đau. Dấu hiệu này cũng khá giống với tình trạng khi mang thai nên nhầm lẫn là điều dễ hiểu.
- Táo bón: Chị em đừng nghĩ rằng chỉ mang thai mới táo bón nhé. Bởi “bà dì” đến nhà thì tình trạng táo bón cũng diễn ra đấy.
Xem thêm: Bà bầu bị đau lưng: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng hiệu quả
Vậy nếu có quá nhiều điểm giống nhau như thế thì làm sao để phân biệt dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt? iPREG sẽ giải mã ngay sau đây nên chị em hãy tham khảo nhé.
Phân biệt các dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt
Mặc dù kinh nguyệt và mang thai rất giống nhau về triệu chứng nhưng bản chất thì khác nhau hoàn toàn. Chỉ cần tinh ý một chút chị em sẽ phân biệt được rất chính xác.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp có kinh: 10 biểu hiện chính xác thường gặp
Đau ngực
Kinh nguyệt và mang thai đều xảy ra tình trạng đau ngực. Tuy nhiên, khi phân biệt tiền kinh nguyệt và mang thai thì chị em sẽ dễ nhận ra khác biệt.
- Tiền kinh nguyệt: Đau ngực sẽ chỉ kéo dài từ 4–5 ngày và cơn đau sẽ đi từ nhẹ đến nặng. Đau ngực do kinh nguyệt sẽ kèm theo hiện tượng căng cứng ở vùng ngoài của ngực. Cơn đau đạt đỉnh điểm khi gần sát ngày nguyệt san đến với bạn.
- Mang thai: Đau ngực do mang thai sẽ diễn ra lâu dài. Hiện tượng đau ngực xuất hiện lần đầu khi thụ thai thành công và kéo dài về sau. Thậm chí có nhiều mẹ sẽ đau ngực và nặng phần ngực trong suốt thai kỳ. Kích thước ngực cũng tăng lên đáng kể khi mẹ mang thai.
Chảy máu âm đạo
Để phân biệt dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt thì chảy máu âm đạo là cơ sở so sánh rõ ràng hơn cả. Triệu chứng chảy máu âm đạo giữa kinh nguyệt và mang thai khác nhau hoàn toàn.
- Kinh nguyệt: Trước ngày “bà dì” xuất hiện thì chị em sẽ không bị chảy máu âm đạo. Khi đến kỳ kinh, máu âm đạo sẽ chảy ra và có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi. Đặc biệt, máu sẽ nhiều dần trong những ngày sau đó. Kỳ kinh sẽ thường kéo dài từ 6–7 ngày.
- Mang thai: Nếu máu âm đạo ra ít và có màu hồng, nâu đậm thì đó là dấu hiệu báo có thai. Lượng máu báo thai sẽ ít hơn rất nhiều so với kinh nguyệt thông thường.
Xem thêm: Rau tiền đạo (nhau tiền đạo): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thay đổi tâm trạng
Khi thay đổi hormone thì dù kinh nguyệt hay mang thai, cơ thể chị em cũng rất khó chịu. Nhưng tâm trạng khi được nguyệt san ghé đến và tâm trạng khi mang thai sẽ khác nhau.
- Kinh nguyệt: Gần đến kỳ kinh, tâm trạng của chị em trở nên kích động. Chị em dễ bị nóng giận bởi những chuyện hết sức bình thường. Tình trạng này sẽ hết khi kỳ kinh đến. Hoặc dài nhất là kết thúc kỳ kinh.
- Mang thai: Tâm trạng của chị em khi mang thai thì rất khó diễn ra. Có khi dễ nóng giận, có khi lại mềm lòng, có khi vui sướng, có khi dễ tủi thân và có khi là không cảm xúc. Nói chung là bao nhiêu cung bậc cảm xúc đều hội tụ lại khi mang thai.
Xem thêm: Chậm kinh bao lâu thì có thai? Có thể bạn chưa biết
Buồn nôn, nôn
Thường thì khi mang thai chị em sẽ buồn nôn nhiều hơn so với khi đến kỳ kinh. Cụ thể:
- Kinh nguyệt: Với một số chị em, khi kinh nguyệt đến thì vẫn gặp tình trạng buồn nôn nhưng nhẹ và hết nhanh trong vòng 3 – 4 ngày đầu kỳ kinh.
- Mang thai: Ốm nghén, buồn nôn là dấu hiệu mang thai sớm mà chị em cần quan tâm. Một số chị em sẽ hết buồn nôn trong vòng 3 tháng đầu. Nhưng cũng có nhiều người tình trạng buồn nôn kéo dài trong suốt thai kỳ.
Xem thêm: 10 biện pháp giảm ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu
Mệt mỏi
Mang thai và kinh nguyệt đều khiến chị em mệt mỏi. Nhưng mệt mỏi do kinh nguyệt sẽ dễ thở hơn so với mệt mỏi khi mang thai.
- Kinh nguyệt: Tình trạng mệt mỏi, khó ngủ khi đến kỳ kinh sẽ nhanh chóng biến mất. Để khắc phục tình trạng này thì chị em có thể tập yoga hoặc nghe nhạc để cải thiện.
- Mang thai: Khác với kinh nguyệt, mệt mỏi do mang thai sẽ xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Với những chị em bị ốm nghén thì tình trạng mệt mỏi còn gia tăng hơn rất nhiều. Ngoài tập thể dục, mẹ bầu cần có chế độ ăn, nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe tốt hơn.
Thèm ăn
Cơn thèm ăn sẽ xuất hiện ở cả phụ nữ có kinh và phụ nữ mang thai. Nhưng liệu cơn thèm ăn giữa kinh nguyệt và mang thai có gì khác nhau?
- Kinh nguyệt: Khi đến kỳ kinh, chị em có thể thèm đồ ngọt, thèm nước ép trái cây. Thực phẩm có nhiều đường cũng là món ngon mà nhiều chị em yêu thích khi hành kinh.
- Mang thai: Cơn thèm ăn khi mang thai sẽ mãnh liệt hơn so với kinh nguyệt hơn rất nhiều. Thậm chí, có những mẹ thèm ăn nhưng không được thỏa mãn thì sẽ rất khó chịu. Ngoài thèm ăn thì mẹ bầu còn khó chịu với một số thực phẩm. Đôi khi đó là thực phẩm mà trước đây mẹ bầu cực thích.
Chuột rút
Khi bà bầu bị chuột rút, mẹ sẽ nghĩ là mình mang thai. Nhưng thực ra khi có kinh thì mẹ vẫn có thể bị chuột rút như bình thường.
- Kinh nguyệt: Khoảng 1 – 2 ngày trước khi có kinh nguyệt thì nhiều chị em vẫn bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút ở mức độ nhẹ và hết nhanh ngay sau đó.
- Mang thai: Chuột rút ở những người mang thai sẽ nặng hơn ở những tuần đầu và những tuần cuối. Tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai sẽ kéo dài và khiến mẹ chịu nhiều cơn đau hơn.
Ngoài những dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt, thì cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Vậy liệu có điểm nào khác biệt hoàn toàn chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai hay không?
Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai, tránh thai an toàn
Một số dấu hiệu chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai
Nếu chị em thấy có những dấu hiệu như núm vú có màu nâu sẫm, dịch âm đạo tiết nhiều và thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng khó thở thì chắc chắn đây là dấu hiệu của mang thai sớm. Nhưng để chắc chắn thì chị em cũng nên dùng que thử thai nhé.
Que thử thai sẽ cho kết quả chính xác khi thụ thai từ 3–4 tuần. Nếu sớm hơn thì có thể que thử chỉ hiện vạch mờ nên sẽ khiến chị em nhầm tưởng là không đậu thai.
Xem thêm: Que thử thai 2 vạch: Bạn đã chắc chắn có bầu?
Hi vọng với những thông tin như trên thì chị em sẽ biết phân biệt dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào. Điều quan trọng nhất là chị em nên giữ một tâm lý thoải mái nếu như muốn đậu thai sớm. Việc quá căng thẳng mang thai sẽ khiến cơ thể chịu nhiều áp lực nên tin vui sẽ không tìm đến chị em đâu nhé.
Mẹ có thể tham khảo
- 5 câu hỏi về dấu hiệu mang thai sớm được các mẹ quan tâm nhất
- Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị
- Que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ: Liệu bạn đã có thai?
- Dấu hiệu có thai sớm nhất sau 1 tuần [Cực chuẩn] cho mẹ bầu
- Nguy cơ tiềm ẩn của chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai