Tổng hợp 10 dấu hiệu có thai sớm chính xác nhất

iPREG tổng hợp 10 dấu hiệu mang thai sớm chính xác từ chuyên gia. Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu có thai để…

Tháng đầu mang thai là thời điểm rất quan trọng! Cơ thể mẹ có những thay đổi lớn, nếu bị các tác động xấu sẽ rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Các chuyên gia khuyến nghị, việc phát hiện mang thai sớm dựa trên những dấu hiệu có thai là rất cần thiết, đảm bảo sự toàn vẹn cho thai phụ.

Hãy cùng bác sĩ Trần Thành Nam của iPREG khám phá 10 dấu hiệu mang thai sớm dễ phát hiện nhất trong bài viết dưới đây. Chúng tôi hi vọng với những chia sẻ chi tiết về 10 dấu hiệu mang thai này, bạn và gia đình sẽ có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho một thai kỳ thành công.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Chậm kinh bao lâu thì có thai? Có thể bạn chưa biết

Khuyến cáo

Khi phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu có thai sớm, hãy mau chóng sử dụng các biện pháp thử thai. Nếu đã mang thai, vui lòng liên hệ bệnh viện thai sản để được thăm khám kịp thời.

Dr. Trần Thành Nam – Tư vấn mang thai

Bảng tổng hợp các dấu hiệu có thai sớm trong tuần đầu

Ngày nay, ngoài việc dùng que thử thai hoặc các biện pháp can thiệp y tế như siêu âm thai với độ chính xác cao, bạn hoàn toàn có thể dự đoán được dấu hiệu có thai sớm của mình bằng các đặc điểm tâm sinh lý dưới đây:

STT Dấu hiệu Tuổi thai (tính theo tuần)
1 Cơ thể mệt mỏi 1-2
2 Liên tục thấy buồn nôn 1-4
3 Chán ăn 1-2
4 Hoa mắt, chóng mặt 1-3
5 Tâm trạng thay đổi 1-4
6 Nhiệt độ cơ thể tăng 1-4
7 Đi tiểu nhiều lần 1-4
8 Bụng đầy hơi, táo bón 2-4
9 Chậm kinh 2-4
10 Xuất hiện máu báo thai 2-4
11 Đau đầu không rõ nguyên nhân 1-4
12 Vú và núm vú thay đổi 2-4

Lưu ý

Đây là những triệu chứng thường gặp nhất được chúng tôi liệt kê. Do đặc điểm tâm sinh lý và cơ địa của mỗi người khác nhau, nên có thể các dấu hiệu mang thai sớm của bạn không nằm trong các trường hợp chúng tôi đề cập phía dưới. Vui lòng liên hệ các bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn cụ thể.

Xem chi tiết: Dấu hiệu có thai sớm nhất sau 1 tuần cực chuẩn cho mẹ bầu

10 dấu hiệu có thai từ 1 đến 8 tuần thường gặp

Các dấu hiệu mang thai xuất hiện ở phụ nữ là khác nhau. Có mẹ ra máu báo thai 3 đến 7 ngày sau khi quan hệ, cũng có chị em phải tới tháng thứ 2 mới cảm thấy buồn nôn. Để chuẩn đoán các dấu hiệu có thai một cách chính xác, việc quan trọng là mẹ cần phải thật quan tâm tới những sự thay đổi nhỏ nhất của cơ thể.

Chuột rút nhẹ, đau lưng

Bạn cảm thấy đau lưng hoặc bị chuột rút nhẹ ở các chi dưới một cách bất thường? Đây là dấu hiệu bạn có thể đã mang thai. Hai triệu chứng nhỏ này rất hay gặp ở phụ nữ trước mỗi kỳ kinh. Nó là lý do chính khiến bạn “ngó lơ” mà không biết mình đã có thai. Đặc biệt là với các bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Ở thời gian đầu mang thai, tử cung của bạn sẽ bị kéo giãn và chèn vào các mạch máu ở phía thân dưới. Mục đích chính của quá trình này là tạo khoảng trống sẵn sàng cho thai nhi. Đây là nguyên nhân khiến bạn hay bị chuột rút tại phần bắp đùi hoặc cổ chân.

Hiện tượng này có diễn biến khá nhẹ nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Mẹ cần hạn chế ở một mình để sẵn sàng trị liệu khi cơn rút xuất hiện. Qua một vài tuần đầu, bạn sẽ dần làm quen với việc bị chuột rút và sẽ có những kinh nghiệm xử lý nhất định.

Đau lưng đặc biệt tại vùng thắt lưng, cũng là do khi mang thai dây chằng lưng bị kéo giãn, cộng thêm việc cơ bụng trở nên kém chắc chắn. Đau lưng kéo dài suốt thời gian mang thai do thai nhi trong bụng mẹ không ngừng phát triển.

Mẹ có thể tham khảo: Những triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng đầu

Chảy máu báo thai

Có thể bạn chưa biết! Từ tuần 1 đến tuần 4, mọi thứ vẫn diễn ra ở cấp độ tế bào. Trứng được thụ tinh tạo ra phôi nang sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé. Ở tuần thứ tư, phôi nang sẽ cấy vào nội mạc hoặc niêm mạc tử cung, điều này có thể gây chảy máu (trong y học gọi đây là máu báo thai). Các chị em nếu không quan sát kỹ, rất dễ nhầm lẫn máu báo thai với kinh nguyệt.

Xem thêm: Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt

  • Màu sắc của đốm dịch: Có thể là màu hồng, đỏ hoặc nâu. Các đốm này chỉ được phát hiện khi bạn lau vùng kín hoặc sử dụng băng vệ sinh.
  • Chảy máu báo thai: Hiện tượng thường trùng với chu kỳ kinh nguyệt thông thường của bạn do đó khi kiểm tra bạn cần thực sự thận trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá bận tâm về vấn đề này. Vì nếu đúng, máu báo thai sẽ tự hết sau tối đa 3 ngày mà không cần phải điều trị.
  • Đau: Đau có thể nhẹ, vừa hoặc nặng ở phần bụng dưới.

Nhiệt độ cơ thể tăng

Thân nhiệt thay đổi là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất. Thông thường, cơ thể chỉ thay đổi nhiệt độ do tác động từ các yếu tố bên ngoài. Điều này khá dễ để nhận biết. Nhưng khi bạn mang thai, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao do những thay đổi trong cơ thể. Các cơ quan nội tiết, tiêu hóa, tuần hoàn,… sẽ phải hoạt động nhiều hơn nhằm bù đắp dinh dưỡng cho thai nhi.

Việc bạn luôn cảm thấy mệt mỏi có thể do tâm lý lo lắng, nhưng phần lớn là do sự thiếu hụt dinh dưỡng ở giai đoạn đầu thai kỳ. Thời điểm này, dinh dưỡng không chỉ dành riêng cho bạn nữa, một phần được chuyển cho em bé.

Khi cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt sẽ diễn ra thường xuyên. Đây là lúc bạn cần phải bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Để có được thông tin chính xác nhất về chế độ dinh dưỡng đầu thai kỳ, bạn có thể tham khảo chuyên mục: Dinh dưỡng khi mang thai của chúng tôi.

Lời khuyên

Hạn chế vận động mạnh có thể ảnh hưởng tới thai nhi đang trong giai đoạn phôi nghén. Bên cạnh đó, bạn cũng phải loại hết các bài tập thể dục với cường độ cao để tránh làm thân nhiệt tăng quá nhanh.

Tránh các khu vực có nhiệt độ cao, uống nhiều nước và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cân đối sự điều tiết của cơ thể. Điều này sẽ làm bạn bớt mệt mỏi ở giai đoạn đầu đầy khó khăn này. Một cơ thể khỏe mạnh cùng tinh thần thoải mái sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những tác động không mong muốn tới bạn và bé.

Chậm kinh

Chậm kinh là một trong những dấu hiệu mang thai sớm điển hình ở chị em phụ nữ. Sau khi trứng được thụ tinh, cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất hormone “human Chorionic Gonadotropin – hCG”. Hormone này không những giúp cơ thể duy trì thai kỳ, nó còn làm giảm hoặc ngừng hẳn việc sản sinh trứng.

Hiện tượng chậm kinh thường xuất hiện ở tuần thứ 4 sau khi thụ thai. Với những bạn có kinh nguyệt không đều, hiện tượng này sẽ không được coi là dấu hiệu có thai chính xác. Lúc này, bạn cần phải làm các xét nghiệm cụ thể hơn.

Hiện nay các thiết bị xét nghiệm Hormone hCG (que thử thai) có sẵn rất nhiều. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các xét nghiệm ngay tại nhà. Thời gian chính xác nhất thường là khoảng 7-10 ngày sau khi bạn phát hiện mình bị chậm kinh.

Xem thêm: Chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai phải làm sao?

Lời khuyên

Sử dụng que thử là phương án nhanh chóng và chính xác nhất để biết liệu bạn đã có thai hay chưa? Do đó nếu chưa chắc chắn, bạn hãy dùng que thử trong khoảng thời gian hiệu quả chúng tôi nêu trên (7-10 ngày sau khi phát hiện chậm kinh). Khi phát hiện mình đã mang thai, hãy liên hệ ngay trung tâm sản phụ để được tư vấn tốt nhất.

Chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi thực hiện kiểm tra thai. Ở thời điểm đầu này, thai nhi rất mẫn cảm với hầu hết các loại thuốc chữa bệnh. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ xem chúng có gây nguy cơ cho em bé không.

Xem thêm: Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?

Buồn nôn, ốm nghén

Buồn nôn và ốm nghén là những dấu hiệu mang thai chính xác nhất. Hiện tượng này là nguyên nhân khiến không ít chị em “lảng tránh” việc mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý kỹ càng. Hai hiện tượng trên thường xuất hiện từ tuần thứ 4 trở đi. Cá biệt, nhiều chị em bị ốm nghén từ tuần thứ 2. Tới tuần 12-16 hiện tượng này mới giảm dần và hết hẳn.

Nguyên nhân chưa được kiểm chứng cụ thể. Nhưng theo các chuyên gia, nhiều khả năng do hormone hCG, estrogen và cả các hormone thyroxine từ tuyến giáp gây nên. Buồn nôn thậm chí nôn khan, cộng thêm ốm nghén khiến các mẹ mệt mỏi tột độ. Ngại ăn do tâm lý “sợ nôn” lại càng khiến bạn thêm khổ sở.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá căng thẳng bởi tất cả các triệu chứng này là hoàn toàn tự nhiên. Khi tâm lý ổn định thì việc trải qua 3 tháng ốm nghén là hoàn toàn đơn giản.

Lời khuyên

Tâm lý là yếu tố then chốt giúp bạn vượt qua thời gian ốm nghén một cách nhẹ nhàng. Có thể cơ thể bạn chưa thích nghi, nhưng với một tâm lý vững vàng, thời gian 3 tháng đầu tiên của thai nhi với mẹ sẽ hoàn toàn ổn thỏa.

Tham khảo tư vấn từ các chuyên gia nhằm kịp thời bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Việc này sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, em bé phát triển ổn định. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, gạt bỏ những công việc chưa thực sự cần thiết. Dành nhiều thời gian cho bản thân, tạo ra thật nhiều suy nghĩ tích cực là liều thuốc hữu hiệu nhất giải quyết triệt để tình trạng ốm nghén bạn đang mắc phải.

Xem thêm: Chăm sóc tâm lý toàn diện cho mẹ mang thai tháng đầu tiên

Thói quen ăn uống thay đổi

Nhạy cảm với mùi là dấu hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai. Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về độ nhạy mùi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, khi cơ quan xúc giác của bạn thay đổi theo hướng thoái quá, nó sẽ khiến bạn có cảm giác buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, gây ra sự chán ghét đặc biệt với một số loại thực phẩm nhất định.

Trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ phải gồng gánh thêm cả thai nhi. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng là tối quan trọng. Tất nhiên cơ thể bạn hoàn toàn hiểu được vấn đề này. Đây là nguyên nhân chính khiến cho thói quen ăn uống của bạn thay đổi chóng mặt. Cảm giác thèm ăn xuất hiện sau thời gian ốm nghén tác động mạnh tới chỉ số cân nặng của bạn.

Một vóc dáng thon gọn sẽ được thay thế bằng một cơ thể to lớn hơn. Tất nhiên, tình trạng tăng cân có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống và vận động khoa học.

Xem thêm: Bài tập giảm mỡ bụng cho bà bầu giúp thai kỳ khỏe mạnh

Các chỉ số gia tăng khối lượng cơ thể mẹ khi mang thai

  • Ngực (khoảng 400 đến 1,500 grams)
  • Tử cung (khoảng 1,000 grams)
  • Nhau thai (khoảng 1,200 grams)
  • Nước ối (khoảng 1,000 grams)
  • Lượng máu và nước (khoảng 2,000 đến 3,300 grams)
  • Lượng mỡ: (từ 1,500 đến 3,500 grams)

Ngực mềm hơn

Thời điểm giữa tuần thứ 4 và 6, bạn sẽ cảm thấy ngực có những thay đổi nhất định như ngực mềm hơn, phát triển to ra,… Đôi lúc, bạn sẽ có cảm giác ngứa thậm chí rát như bị kim châm ở ngực.

Tùy vào từng cơ địa của mỗi người, các dấu hiệu có thai này sẽ xuất hiện sớm hay muộn. Tuy nhiên, thông thường sẽ biến mất sau một vài tuần khi cơ thể của bạn điều chỉnh các hormone. Thay đổi núm vú và vú cũng có thể xảy ra vào khoảng tuần 11. Hormone tiếp tục khiến ngực của bạn phát triển. Quầng vú có thể chuyển sang màu sẫm hơn và ngày càng lớn.

Xem thêm: Ung thư vú: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Lời khuyên

Bạn có thể giảm các cơn đau ngực bằng một chiếc áo ngực bà bầu thoải mái. Nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể mua áo với nhiều móc cài khác nhau phù hợp cho từng giai đoạn phát triển ngực trong những tháng tới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các miếng lót vừa với áo ngực. Điều này sẽ làm giảm ma sát trên núm vú, tránh cho các cơn đau rát thâm phần dữ dội.

Bụng đầy hơi, xuất hiện táo bón

Đầy hơi, táo bón có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai. Những ghi nhận cho thấy, 2 triệu chứng này thường xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6. Sự thay đổi hormone trong cơ thể là nguyên nhân chính khiến bạn bị đầy hơi. Kết quả là bạn có thể bị táo bón hoặc các triệu chứng khó tiêu.

Dấu hiệu có thai này sẽ gây một số phiền hà nhất định cho cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, chứng đầy hơi táo bón sẽ nhanh chóng biến mất khi cơ thể bạn dần thích nghi với những hormone mới được sản sinh. Thường khi bạn mới mang thai, dấu hiệu này sẽ chỉ xuất hiện 1 đến 2 tuần. Uống nhiều nước và một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ làm giảm hiện tượng đầy hơi, táo bón.

Đi tiểu nhiều lần

Khi mang thai, lượng máu và chất lỏng dinh dưỡng trong cơ thể bạn tăng mạnh. Điều này khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến tình trạng bàng quang của bạn luôn trong tình trạng dồn ứ.

Bạn sẽ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên, thậm chí là vô tình làm ướt quần mà không hay biết. Buồn tiểu không những xuất hiện nhiều lần vào ban ngày mà còn diễn biến nặng hơn vào buổi tối. Gây ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của bạn.

Lời khuyên

Uống thêm khoảng 300 ml (khoảng một cốc thông thường) nước mỗi ngày. Chủ động “KẾ HOẠCH VỆ SINH” mỗi khi ra ngoài tránh việc mất kiểm soát lúc bí bách.

Mẹ cũng có thể tham khảo: Tiểu són khi mang thai: Bật bí giải pháp xử lý cho mẹ bầu

Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ

Cảm giác mệt mỏi có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Mức progesterone của bạn sẽ tăng vọt, khiến những cơn buồn ngủ liên tục quấy rầy công việc thường nhật. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì triệu chứng này chỉ kéo dài từ 1-2 tuần. Sau khi thích cơ thể thích nghi, những cơn buồn ngủ sẽ biến mất.

Lời khuyên

Những tuần đầu của thai kỳ có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Mẹ cần ngủ đủ giấc. Thân nhiệt mẹ tăng cao, do đó cố gắng giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ.

Ngoài các dấu hiệu trên, bạn cũng có thể gặp một vài triệu chứng ít gặp khác như: nổi mụn, huyết áp tăng cao, tâm lý thay đổi, hay cáu gắt,… Nguyên nhân chính đều là do sự thay đổi các hormone trong bạn ở thời gian đầu thai kỳ.

Hãy thật bình tĩnh để cân đối những thay đổi này, tránh làm ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Đồng thời, chuẩn bị thật tốt tinh thần để chào đón “tri kỉ kiếp trước của bạn” nhé.

Video tổng hợp 10 dấu hiệu có thai sớm

Trên đây là tổng hợp 10 dấu hiệu có thai sớm nhất được tư vấn bởi chuyên gia của iPREG. Chúng tôi hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích qua đó xác định tình trạng mang thai của mình. Khi đã biết mình có thai, sự chuẩn bị sớm là rất cần thiết. Chúc bạn và gia đình có một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ có thể tham khảo

  • Dấu hiệu và cách tính ngày mang thai bé gái chính xác nhất
  • Dấu hiệu sinh con trai, mẹ đã nằm lòng chưa?
  • 5 câu hỏi về dấu hiệu mang thai sớm được các mẹ quan tâm nhất
  • Sau một tuần quan hệ, liệu bạn đã có thai?
  • Mang thai đôi: Dấu hiệu nhận biết và những lưu ý dành cho mẹ
 
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories