Đau bụng dưới: Những dấu hiệu bệnh lý và cách điều trị

Đau bụng dưới tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được phát hiện kịp thời. Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết các triệu chứng…

Đau bụng dưới là một triệu chứng thường gặp ở chị em phụ nữ, xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau. Vùng bụng dưới có sự liên kết trực tiếp với cơ quan sinh sản, do đó khi xuất hiện những cơn đau từ rốn trở xuống, chị em cần lưu ý và tìm ra nguyên nhân chính xác để có hướng điều trị kịp thời.

Mặt khác gần ngày hành kinh các cơn đau bụng dưới cũng thường xuất hiện, điều này tạo cho chị em tâm lý lơ là thiếu cảnh giác. Đau bụng dưới xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, và cũng có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng bác sĩ Trần Thành Nam tại iPREG tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: U xơ tử cung: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị từ chuyên gia

Thông tin bệnh lý

Vùng bụng dưới là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể người phụ nữ. Không chỉ chứa nhiều cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống như ruột già, một phần ruột non, đường tiết niệu mà vùng bụng dưới còn là nơi chứa cơ quan sinh sản cực kỳ quan trọng.

Đau bụng dưới được xác định là cơn đau xuất hiện từ ngang rốn đi xuống gây nhiều khó chịu cho chị em. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt theo từng đợt. Có những lúc đau dồn dập mà không có cách nào giảm được. Nhưng cũng có những lúc chỉ cần gập người hoặc nằm xuống là vùng bụng phía dưới cảm thấy dễ chịu, hết đau. Vậy! Đau ở vùng bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng iPREG tìm hiểu ngay sau đây.

Đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng dưới là bệnh gì? Câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm và muốn có câu trả lời chính xác nhất. Cũng tùy từng trường hợp và tình trạng đau khác nhau để quyết định bệnh lý liên quan.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là bệnh lý đầu tiên mà chị em nên nghĩ đến khi xuất hiện cơn đau bụng dưới âm ỉ. Đặc biệt, đau bụng lệch về bên phải, âm ỉ liên tục kèm theo những triệu chứng như: buồn nôn, sốt cao, tiêu chảy,… thì nguy cơ ruột thừa bị viêm là rất cao.

Phần ruột thừa không có chức năng gì đối với hoạt động trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Do đó, khi bị viêm ruột thừa nên phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt. Nhiều trường hợp phát hiện muộn, ruột thừa bị viêm vỡ ra, gây nhiễm trùng ổ bụng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Giai đoạn rụng trứng

Trong một chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn rụng trứng sẽ xuất hiện vào khoảng ngày thứ 13 và 14 của chu kỳ. Thông thường, ngoài dấu hiệu nhận biết như: nổi mụn, tâm trạng cáu gắt, bực bội, đau lưng,… thì nhiều chị em còn bị đau bụng dưới kèm theo dịch âm đạo có lẫn một ít máu. Đây là tình trạng sinh lý bình thường nên chị em không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân là do khi rụng trứng, dịch âm đạo có lẫn máu kích thích niêm mạc thành bụng tạo ra những cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới. Cơn đau này chỉ kéo dài từ 4-5 ngày sẽ biến mất nên chị em có thể yên tâm.

Xem thêm: Dấu hiệu rụng trứng: 3 biểu hiện rõ nhất của kỳ rụng râu

Tiền kinh nguyệt

Giai đoạn tiền kinh nguyệt, hormone ở nữ có sự thay đổi để thích nghi với tình trạng của cơ thể. Điều này khiến cho vùng bụng dưới của chị em bị đau kèm theo những dấu hiệu như mụn trứng cá xuất hiện, nhức đầu và không hứng thú với sở thích thường ngày.

Thường thì cơn đau sẽ chấm dứt khi nguyệt san ghé thăm. Nhưng cũng có trường hợp, đau bụng, đau lưng, khó chịu sẽ kéo dài suốt những ngày hành kinh. Để giảm bớt cơn đau và giúp tâm trạng thoải mái hơn, chị em có thể tập thể dục, bổ sung dưỡng chất đầy đủ và ngủ đủ giấc.

Mang thai ngoài tử cung

Chậm kinh, đau vùng bụng dưới quặn thắt và kết hợp với những triệu chứng như dưới đây thì hãy lưu ý bởi rất có thể, chị em đang gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung:

  • Máu âm đạo bất thường; Ra máu âm đạo không trùng với kỳ kinh nguyệt hàng tháng, lượng máu ít và có màu nâu đen.
  • Buồn nôn, xuất hiện nhiều vào buổi sáng, rất giống với tình trạng ốm nghén.
  • Chóng mặt, xây xẩm mặt mày, mệt mỏi, mất ngủ.

Nguyên nhân là bởi vì khi phôi thai hình thành và phát triển ở bên ngoài tử cung sẽ khiến cho cơ thể bị tổn thương, gây ra cơn đau bất thường ở vùng bụng dưới. Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu kể trên, chị em nên khẩn trương thăm khám và có hướng giải quyết kịp thời để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng tử vong không mong muốn.

Xem thêm: 7 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thai kỳ

U xơ tử cung

Theo bác sĩ Nam, u xơ tử cung là bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Đối tượng dễ mắc u xơ tử cung là phụ nữ ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi.

Các khối u hình thành và phát triển ở thành tử cung, lâu ngày sẽ lớn lên, chèn ép tử cung dẫn đến những cơn đau ở vùng bụng dưới. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ kèm theo với đau lưng, rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn đầu. Giai đoạn sau, các khối u phát triển mạnh gây rong kinh kéo dài, thiếu máu và cần được cắt bỏ để bảo vệ cơ thể tránh những hệ lụy nguy hiểm.

U nang buồng trứng

Rối loạn hormone hoặc tế bào buồng trứng có sự phát triển bất thường sẽ dẫn đến u nang buồng trứng. Bệnh này không chỉ gây đau bụng dưới mà còn khiến người bệnh bị giảm cân, mệt mỏi kéo dài. Khi thấy cơn đau xuất hiện liên tục ở một bên bụng dưới (bên trái hoặc bên phải), cần thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị đúng, cách, kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Một trong những bệnh lý liên quan đến đau vùng bụng dưới đó chính là nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng đau bụng kéo dài, đi tiểu đau buốt, tiểu mót,… chính là dấu hiệu nhận biết bệnh.

Nguyên nhân là do vi trùng tấn công vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng. Bệnh này nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng như viêm thận, bể thận, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết đau bụng dưới

Đau bụng dưới có thể được nhận biết sớm thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Đau vùng dưới rốn và cơ quan sinh dục: Cơn đau thường âm ỉ, kéo dài, cảm giác như tê buốt vùng bụng dưới và đau sang cả vùng lưng rất khó chịu.
  • Đau quặn theo từng cơn: Đau bụng dưới từng cơn, mỗi cơn đau chỉ cách nhau khoảng vài phút, phải gập người xuống để hết đau.
  • Buồn nôn, chóng mặt: Đau vùng bụng dưới kết hợp với buồn nôn, xây xẩm mặt mày, choáng váng khi thay đổi tư thế.
  • Dịch âm đạo có mủ, lẫn máu: Âm đạo tiết dịch nhiều hơn, có lẫn một ít máu hoặc mủ màu vàng, màu xanh bất thường.

Điều trị đau bụng dưới hiệu quả

Đau bụng dưới do bệnh lý hay sinh lý bình thường cũng cần có biện pháp điều trị hiệu quả nhằm giảm nhanh các cơn đau, giúp chị em thoải mái và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Điều trị theo dân gian với trường hợp rụng trứng, tiền kinh nguyệt

Đối với những trường hợp đau bụng dưới theo sinh lý như rụng trứng, tiền kinh nguyệt thì những biện pháp điều trị dân gian sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ cơn đau và dễ chịu hơn.

Sử dụng giấm táo

Trong giấm táo có nồng độ pectin cao giúp giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, dịu dạ dày khi bị kích thích. Đặc biệt, giấm táo còn có công dụng giảm cơn đau vùng bụng dưới nhanh và mang lại cảm giác dễ chịu sau khi sử dụng.

Gừng tươi

Gừng có tính nóng giúp làm dịu các cơn đau, đặc biệt là đau bụng dưới vô cùng hiệu quả. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít gừng tươi, rửa sạch, đập dập và cắt thành từng lát mỏng. Sau đó, hãy đắp lên vùng bụng dưới từ 15 đến 20 phút. Kết hợp với thư giãn, nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi.

Lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa chất chống oxy hóa cao với công dụng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Đặc biệt, lá trầu không còn giúp cân bằng pH trong dạ dày và giảm nhanh những cơn đau bụng dưới hiệu quả.

Mật ong

Thần dược điều trị đau bụng dưới mà chị em không nên bỏ qua đó chính là mật ong. Chị em chỉ cần pha 1-2 muỗng cà phê mật ong vào 200ml nước ấm khoảng 40-50°C và uống để làm dịu cơn đau. Lưu ý, không nên pha mật ong với nước nóng để tránh tình trạng mất chất dinh dưỡng.

Vỏ quýt

Mẹo dân gian chữa đau bụng dưới được nhiều chị em áp dụng và thành công chính là sử dụng vỏ quýt. Trong vỏ quýt có nhiều vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe phụ nữ. Chuẩn bị 10g vỏ quýt, 10g gừng tươi, 30g gạo sau đó sắc chung những nguyên liệu này với 300ml nước khoảng 15 phút rồi uống trực tiếp. Cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.

Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Nếu cơn đau vùng bụng dưới kéo dài, khó chịu, mang lại cảm giác mệt mỏi và vượt ngưỡng chịu đựng thì chị em có thể sử dụng một số loại thuốc như: thuốc giảm đau, thuốc điều chỉnh nội tiết tố, thuốc kháng sinh,…

Tuy nhiên, trước khi dùng những loại thuốc này cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và dùng theo liều lượng được chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng quá liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Thăm khám nếu đau nhiều, đau mạnh

Trường hợp đau bụng dưới mạnh, quặn thắt và không thể kiểm soát cơn đau, người bệnh cần đến cơ sở Y tế gần nhất để thăm khám và tìm ra nguyên nhân khiến vùng bụng dưới bị đau. Từ đó, có hướng điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Với những trường hợp như: viêm ruột thừa, mang thai ngoài dạ con,… Nếu chậm trễ sẽ để lại những di chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh nên tuyệt đối không nên xem nhẹ.

Những lưu ý khi đau bụng dưới

  • Nên chườm ấm vùng bụng dưới và nghỉ ngơi hợp lý để cơn đau qua nhanh hơn.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất, tăng cường bổ sung rau xanh và uống nhiều nước.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn để tránh tình trạng kích ứng dạ dày và tăng thêm cơn đau vùng bụng dưới.
  • Thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ khi gặp một số triệu chứng như đau dữ dội, buồn nôn, âm đạo tiết ra dịch lẫn máu màu đen, nôn ra máu…

Đau bụng dưới ở phụ nữ có thể là hiện tượng sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy nên, khi xuất hiện các cơn đau, chị em nên bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và có hướng giải quyết kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

Tham khảo thêm

  • Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai, tránh thai an toàn
  • Cách tính ngày quan hệ an toàn để tránh thai hiệu quả
  • Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị
  • Que thử rụng trứng: Tư vấn cách sử dụng từ chuyên gia
  • Đặt vòng tránh thai: A-Z các thông tin cần thiết
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories