Chọc ối là gì? Chọc ối có nguy hiểm không?

Chọc ối là phương pháp sàng lọc trước sinh nhằm đánh giá các dị tật thai nhi. Chọc ối có nguy hiểm không? Giá…

Đối với mẹ bầu, khái niệm nước ối chắc chắn không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, liệu có bao nhiêu mẹ biết chọc ối là gì? Chọc dò nước ối có nguy hiểm không? Các vấn đề liên quan khác như thế nào? Hãy cùng iPREG tìm hiểu kỹ hơn ngay dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Vỡ ối: Những dấu hiệu và cảnh báo mẹ cần đặc biệt chú ý

Chọc ối là gì?

Chọc ối (Amniocentesis) là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh cho kết quả chính xác cao được nhiều mẹ bầu áp dụng. Thông thường, chọc dò nước ối sẽ được thực hiện vào tuần thứ 16–24 của thai kỳ.

Để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ tiến hành sử dụng một chiếc kim mỏng, rỗng. Sau đó, chọc xuyên qua thành bụng đi thẳng vào buồng tử cung và lấy một lượng nước ối khoảng 10-15ml. Quá trình thực hiện cần có sự hỗ trợ của máy siêu âm để kiểm soát chính xác đường đi kim, tránh gây tổn thương lên thai nhi trong bụng.

Mục đích của việc chọc dò nước ối chính là xác định thai nhi có mắc các dị tật bẩm sinh như: Down, Edwards, Patau,… hay không. Độ chính xác của phương pháp này có thể đạt 99.99%. Ngoài ra, những cặp vợ chồng muốn xét nghiệm ADN khi mang thai cũng có thể sử dụng phương pháp này.

Xem thêm: Siêu âm thai: Các mốc quan trọng mẹ cần nhớ

Chọc ối có nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai nhi không?

Theo bác sĩ Nam, chọc ối là phương pháp xâm lấn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm chỉ khoảng 1% nên mẹ cũng có thể yên tâm. Ở một số trường hợp, nếu thực hiện chọc dò nước ối tại những cơ sở kém chất lượng, mẹ sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ như:

  • Sảy thai: Theo thống kê, cứ 100 ca thực hiện phương pháp này thì có 1 ca bị sảy thai.
  • Chảy máu, rỉ ối: Sau khi thực hiện, mẹ bầu cảm thấy đau nhói và tức nhẹ ở khu vực chọc dò nước ối kèm theo đó là có máu hoặc rò rỉ nước ối. Tỉ lệ này chiếm khoảng 1–2%.
  • Viêm nhiễm: Mẹ bầu có thể bị viêm tử cung, nhiễm khuẩn dịch ối (tỉ lệ 1/2000) gây ảnh hưởng đến môi trường sống của thai nhi trong bụng.
  • Chấn thương thai do đầu kim: Trong quá trình thực hiện chọc ối thì thai có thể di chuyển và bị tổn thương do đầu kim. Tùy vào mức độ và vị trí kim đâm vào sẽ để lại những khiếm khuyết nặng nhẹ khác nhau cho thai nhi.
  • Truyền nhiễm bệnh từ mẹ sang con: Kim đi qua thành bụng rồi vào buồng tử cung của mẹ nên khả năng mẹ truyền một số bệnh cho con như viêm gan B, giang mai, HIV,… cũng có thể xảy ra.

Xem thêm: Rỉ ối khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Chắc hẳn bây giờ mẹ đã hiểu được chọc ối có nguy hiểm không rồi. Vậy có phương pháp nào thay thế và an toàn hơn?

Nên chọc ối hay làm xét nghiệm NIPT

Để biết được mẹ nên chọn chọc dò nước ối hay làm xét nghiệm NIPT thì mẹ hãy cùng iPREG theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Chọc dò nước ối NIPT
Khái niệm Phương pháp sàng lọc có xâm lấn. Bác sĩ sẽ dùng kim mỏng, rỗng đâm nhẹ vào thành bụng đi vào buồng tử cung của mẹ và thu dịch ối để làm xét nghiệm. Phương pháp sàng lọc không xâm lấn. Bác sĩ lấy máu của mẹ để làm mẫu xét nghiệm.
Ưu điểm Cho kết quả chính xác 99.4%

Xác định được một số dị tật thai nhi hiệu quả.

Cho kết quả nhanh từ 1–2 tuần.

Độ chính xác lên đến 99.98%.

Kiểm soát và phát hiện một số bệnh liên quan bất thường đến nhiễm sắc thể.

Cho kết quả từ 5 – 7 ngày.

Nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ và bé Khi thực hiện biện pháp này thì mẹ có thể cảm thấy đau nhói và gặp một số nguy cơ như sảy thai (1%), viêm nhiễm, chảy máu hoặc rò rỉ nước ối, gây tổn thương cho thai nhi nếu bị kim làm tổn  thương. NIPT an toàn cho cả mẹ  và bé.

Kết luận

Như vậy, qua bảng so sánh ở trên thì hẳn là mẹ cũng hiểu được NIPT vượt trội hơn so với chọc dò nước ối. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu thuộc trường hợp dưới đây thì sẽ được bác sĩ chỉ định chọc ối:

  • Mẹ đã thực hiện sàng lọc huyết thanh Double test, Triple test và cho ra kết quả có nguy cơ dị tật thai nhi cao.
  • Siêu âm hình thái có những bất thường như khoảng sáng sau gáy lớn hơn 3mm, xương tay, chân, mũi ngắn, bàn tay nắm, chân vẹo,…
  • Thai phụ trên 35 tuổi.
  • Tiền sử mang thai hoặc mẹ đã sinh con mắc một số bệnh di truyền.
  • Tiền sử bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có bất thường về nhiễm sắc thể.

Xem thêm: TORCH và tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm tiền thai kỳ

Chọc ối xét nghiệm ADN, Thalassemia

Phương pháp chọc dò nước ối có thể sử dụng để xét nghiệm ADN và Thalassemia:

  • Xét nghiệm ADN: Trong nước ối có thể chứa tế bào mầm của phôi thai nên thực hiện chọc dò nước ối hoàn toàn có thể phân tích quan hệ huyết thống một cách chính xác.
  • Thalassemia: Là bệnh tan máu bẩm sinh do đột biến gen tổng hợp globin. Bệnh này được di truyền từ bố mẹ sang con theo cơ chế di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dò nước ối sàng lọc trước sinh đối với những cặp vợ chồng mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Các vấn đề liên quan

Nhiều mẹ bầu cũng khá là băn khoăn không biết phương pháp chi phí chọc ối là bao nhiêu và nên thực hiện ở bệnh viện nào để đảm bảo an toàn? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Chọc ối bao lâu cho kết quả?

Thông thường, sau khi lấy mẫu xét nghiệm thì các bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc và cho kết quả từ 1–2 tuần. Hoặc mẹ cũng có thể chờ đến tuần thứ 3 mới có kết quả chính xác và đầy đủ nhất.

Chọc ối bao nhiêu tiền?

Tùy vào từng cơ sở Y tế khác nhau để quyết định đến mức chi phí mẹ phải bỏ ra khi thực hiện xét nghiệm. Thông thường, chi phí này sẽ dao động từ 2.5–10 triệu đồng để làm các xét nghiệm và khám sàng lọc trước khi thực hiện chọc dò nước ối.

Xem thêm: Độ mờ da gáy: Cách đo, chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Bệnh viện uy tín có thể tin tưởng

Nếu mẹ ở khu vực miền Bắc có thể thực hiện chọc dò nước ối tại các bệnh viện như:

  • Bệnh viện phụ sản Hà Nội: Địa chỉ: Tầng 5 nhà A – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – Số 929 Đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Địa chỉ: Tầng 3 nhà H, Bệnh viện Phụ sản Trung ương – Số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ: Tầng 3 nhà Nhật – Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Thanh Nhàn: Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nếu ở khu vực miền Nam thì mẹ có thể đăng ký làm xét nghiệm khi mang thai tại:

  • Bệnh viện Từ Dũ: Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM.
  • Bệnh viện Hùng Vương: Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM.
  • Bệnh viện Phụ sản Mekong: Địa chỉ: 243 – 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM.

Những lưu ý trước và sau khi làm chọc ối

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi thì mẹ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Trước khi thực hiện

Mẹ nên gặp bác sĩ để cung cấp thông tin cần thiết:

  • Bệnh tật di truyền mà thai nhi có nguy cơ gặp phải.
  • Cung cấp thông tin về các sàng lọc trước đó.
  • Lựa chọn gói thực hiện phù hợp điều kiện kinh tế gia đình.
  • Đảm bảo không đau bụng, không nhiễm trùng ở thời điểm thực hiện.
  • Đi tiểu sạch trước khi chọc dò nước ối.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, thư giãn.

Sau khi làm kiêng gì?

  • Sau chọc ối, mẹ cần nghỉ ngơi tại giường từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Sau đó, bác sĩ sẽ siêu âm lại để đánh giá tình trạng về tim thai, dịch ối và bánh rau.
  • Mẹ bầu kiêng làm việc nặng, đi lại nhiều, giao hợp và tránh căng thẳng, mệt mỏi sau khi thực hiện.
  • Lưu ý đến biểu hiện bất thường như đau bụng kéo dài, ra máu âm đạo, rỉ ối, rỉ máu. Báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám, điều trị.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi gặp những bất thường kể trên.

Hi vọng với những chia sẻ về chọc ối như trên, mẹ bầu sẽ yên tâm và hiểu đúng hơn về phương pháp này. Sàng lọc trước sinh rất cần thiết. Mẹ hãy lựa chọn cho mình những xét nghiệm phù hợp để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ có thể tham khảo

  • Mang thai tháng thứ 8: Cẩn trọng khi mẹ bị rỉ ối liên tục
  • Xét nghiệm trước khi mang thai cho mẹ cần những gi?
  • Rau tiền đạo (nhau tiền đạo): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị
  • Mang thai đôi: Dấu hiệu nhận biết và những lưu ý từ chuyên gia
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories