Chiều dài, cân nặng thai nhi theo bảng chuẩn quốc tế
Trong quá trình mang thai, theo dõi bảng cân nặng thai nhi là vô cùng cần thiết. Điều đó không những giúp các mẹ kiểm tra được mức độ phát triển của con, mà còn có thể bổ sung dinh dưỡng hợp lý nếu thai nhi có vấn đề về cân nặng cũng như chiều dài.
Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết: Bảng chiều dài và cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế, qua bài viết dưới đây.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế
Từ lúc trứng gặp tinh trùng thụ tinh tạo thành hợp tử. Bắt đầu từ tuần thứ tám trở đi, thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện. Vì thế, mỗi tuần “con yêu” sẽ có một mốc cân nặng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi thai nhi sẽ có những thể trạng riêng biệt, nên sẽ không có một mức cân nặng chuẩn tuyệt đối. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một bảng cân nặng chuẩn nhất. Mẹ bầu có thể tham khảo bảng chỉ số chiều dài và cân nặng thai nhi do chuyên gia của chúng tôi soạn thảo, để theo dõi quá trình phát triển của “con yêu” trong bụng mình nhé.
Tuần thai | Chiều dài | Cân nặng |
---|---|---|
Tuần thứ 8 | 1.6cm | 1g |
Tuần thứ 9 | 2.3cm | 2g |
Tuần thứ 10 | 3.1cm | 4g |
Tuần thứ 11 | 4.1cm | 7g |
Tuần thứ 12 | 5.4cm | 14g |
Tuần thứ 13 | 7.4cm | 23g |
Tuần thứ 14 | 8.7cm | 43g |
Tuần thứ 15 | 10.1cm | 70g |
Tuần thứ 16 | 11.6cm | 100g |
Tuần thứ 17 | 13cm | 140g |
Tuần thứ 18 | 14.2cm | 190g |
Tuần thứ 19 | 15.3cm | 240g |
Tuần thứ 20 | 16.4cm | 300g |
Tuần thứ 21 | 25.6cm | 360g |
Tuần thứ 22 | 27.8cm | 430g |
Tuần thứ 23 | 28.9cm | 501g |
Tuần thứ 24 | 30cm | 600g |
Tuần thứ 25 | 34.6cm | 660g |
Tuần thứ 26 | 35.6cm | 760g |
Tuần thứ 27 | 36.6cm | 875g |
Tuần thứ 28 | 37.6cm | 1005g |
Tuần thứ 29 | 38.6cm | 1153g |
Tuần thứ 30 | 39.9cm | 1319g |
Tuần thứ 31 | 41.1cm | 1502g |
Tuần thứ 32 | 42.4cm | 1702g |
Tuần thứ 33 | 43.7cm | 1918g |
Tuần thứ 34 | 45cm | 2146g |
Tuần thứ 35 | 46.2cm | 2383g |
Tuần thứ 36 | 47.4cm | 2622g |
Tuần thứ 37 | 48.6cm | 2859g |
Tuần thứ 38 | 49.8cm | 3083g |
Tuần thứ 39 | 50.7cm | 3288g |
Tuần thứ 40 | 51.2cm | 3462g |
Theo bảng thống kê trên:
- Xem chiều dài và cân nặng thai nhi các mẹ sẽ xem theo chiều ngang qua. Ví dụ: Thai nhi ở tuần thứ 30, chiều dài chuẩn sẽ là 39,9 cm và cân nặng ở mức cho phép là 1,319g.
- Chiều dài và cân nặng sẽ có sự thay đổi đôi chút đối với từng thai nhi khác nhau. Cho nên các mẹ cũng đừng quá hoảng loạn, nếu như cân nặng em bé trong bụng mình không chính xác với bảng nhé.
Cách đo chiều dài cơ thể bé
- Từ tuần 8 đến tuần 19
- Do tư thế thai nhi trong bụng cuộn tròn. Các bác sĩ sẽ đo chiều dài bằng cách đo từ đầu đến mông. Với tư thế của thai nhi uốn cong nên cũng khó xác định được chiều dài chính xác.
- Từ tuần 20 đến tuần 42
- Tư thế bé đã có thay đổi, lúc này các bác sĩ sản khoa sẽ đo chiều dài thai nhi từ đầu đến gót chân. Ở tuần thai này trở đi, cân nặng bé có sự tăng nhanh rõ rệt.Từ tuần 32 trở điCân nặng và chiều dài của bé phát triển rất nhanh, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để con yêu chuẩn bị chào đời.
Xem thêm: Lịch khám thai ưu việt nhất cho mẹ bầu trong suốt thai kì
Những yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi
Sự thay đổi cân nặng của thai nhi trong bụng m, không chỉ liên quan đến vấn đề dinh dưỡng của mẹ mà còn bị tác động rất nhiều bởi các yếu tố khách quan khác.
1. Do di truyền, chủng tộc
Ở các nước phương Tây thể trạng bố và mẹ thường cao to hơn những nước Á Đông. Chính vì thế, cân nặng của bé cũng sẽ thay đổi theo ba và mẹ. Trường hợp ở Việt Nam, nếu ba mẹ có thể trạng người thấp bé thì em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng theo.
2. Số lượng thai trong bụng
Những mẹ bầu nào khi mang thai đôi hoặc đa thai, chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ chia đều cho các thai trong bụng . Do đó, mà cân nặng sẽ thấp hơn bảng thai chuẩn.
3. Tuổi của mẹ khi mang thai
Khi thai phụ mang thai lúc tuổi khá lớn, mức độ hấp thụ dinh dưỡng của bé từ mẹ sẽ thấp hơn. Chính vì vậy, thai trong bụng cũng sẽ nhỏ hơn những bé khác.
4. Sức khỏe mẹ bầu
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có sức khỏe không tốt, hoặc mắc những bệnh lý thai kỳ, cân nặng của của thai nhi sẽ thấp hơn mức chuẩn. Quan trọng hơn hết em bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ.
5. Thứ tự sinh con
Khi mẹ mang bầu lần hai, cân nặng của bé sẽ “nhỉnh” hơn bé thứ nhất. Tuy nhiên với lần mang bầu thứ hai quá cận với lần một. Thai nhi có xu hướng nhẹ hơn bé đầu.
Khi thai nhi phát triển kém hơn mức tiêu chuẩn phải làm sao?
Đây là một vấn đề khá nan giải đối với mẹ bầu. Khi “bé yêu” không phát triển hoặc phát triển quá chậm, làm chiều dài cũng như cân nặng bị “khựng” lại. Nếu để tình trạng này xảy ra quá lâu bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Sau này ra đời thai nhi có nguy cơ ngạt thở, đồng thời bé sẽ bị mắc rất nhiều bệnh lý khác như viêm phổi, tụt huyết áp…Nghiêm trọng hơn, sự phát triển trí não bé sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến IQ thấp, quá trình khôn lớn cũng như học tập sẽ chậm hơn những bạn cùng trang lứa.
Để giải quyết vấn đề này mẹ bầu cần khám thai thường xuyên. Qua đó các bác sĩ sẽ có chế độ thăm khám cũng như những lời khuyên phù hợp để cải thiện vấn đề cân nặng ở trẻ. Vậy thai nhi phát triển quá nhanh và vượt mức cân nặng cần làm thế nào?
Theo quan điểm chung của đa số mẹ bầu, con chậm phát triển mới đáng lo ngại. Còn việc bé tăng cân nhiều điều đó không ảnh hưởng gì đến sự phát triển ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng!
Đối với trường hợp này, mẹ bầu cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ để có mức độ điều chỉnh hợp lý. Những trường hợp thai quá to sẽ khiến mẹ khó khăn trọng việc sinh nở. Ngoài ra bé sẽ có nguy cơ mắc các bệnh từ trong bụng mẹ như tiểu đường, béo phì,… Mẹ bầu cần giảm lại chế độ dinh dưỡng, để ức chế lại quá trình tăng cân của mình.
Những biện pháp để “con yêu” có cân nặng đúng chuẩn
Những trường hợp thai nhi thiếu cân, hoặc thừa cân theo mức tiêu chuẩn. Cần có những phương pháp phù hợp, để đưa thai nhi về mức cân nặng chuẩn với tuổi thai cho con được phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Trường hợp thiếu cân so với mức tiêu chuẩn
Đối với trường hợp này mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp sau:
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin thiết yếu cùng các khoáng chất như DHA, kẽm, kali, sắt, magie…chia làm nhiều bữa trong ngày, để các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ.
- Theo nghiên cứu, đối với thai nhi nhẹ cân các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại sữa duyên dụng. Do trong sữa các mẹ sẽ dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng lo âu.
- Tập luyện thể thao, đi bộ nhẹ nhàng tránh vận động qua mức gây kiệt sức.
- Cần khám thai định kỳ để bác sĩ nắm được tình trạng phát triển của thai nhi.
Trường hợp thừa cân với mức tiêu chuẩn
Khi cân nặng đã tăng quá mức cho phép, mẹ bầu cần áp dụng những phương pháp sau để hạn chế tăng cân:
- Tập thể dục điều độ, lựa chọn những bài yoga cho bà bầu để lưu thông khí huyết.
- Hạn chế ăn nhiều tinh bột, không ăn các loại đồ ngọt như bánh, kẹo, đồ chiên rán, các chất có nhiều chất béo.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây như cam, chuối, nho, việt quốc…vừa hạn chế quá trình tăng cân vừa tốt cho sức khỏe
Mẹ có thể tham khảo chi tiết tại chuyên mục: Dinh dưỡng khi mang thai
Lưu ý: Những trường hợp mẹ bầu bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng thai nhi vẫn không phát triển. Các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có những loại thuốc chuyên dụng phù hợp.
Qua bài viết này mẹ bầu có thể theo dõi quá trình khôn lớn của con theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế. Lưu ý, cần kiểm tra thường xuyên tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng để có thể đưa ra những biện pháp hợp lý.
Hiện chưa có bình luận nào.
Để lại bình luận đầu tiên.