Tháng thứ 7 là thời điểm rất quan trọng, cơ thể và tâm lý mẹ thay đổi nhanh chóng. Làm sao để bình ổn…
Mang thai tháng thứ 7 là lúc tâm lý mẹ trở nên bất ổn hơn bao giờ hết. Hầu như các triệu chứng khó chịu cộng thêm nỗi lo sinh nở, tất cả dồn nén khiến tâm trạng mẹ bầu vô cùng phức tạp. Tuy nhiên không thể để tình trạng này kéo dài hơn nữa. Mẹ phải cố gắng bình ổn tâm lý, tránh va chạm với mọi cảm xúc tiêu cực để thai kỳ trôi qua một cách êm đẹp.
Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của iPREG để có những tư vấn hữu ích mẹ nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem lại: Tâm lý bà bầu tháng thứ 6: Giúp mẹ học cách bình ổn cảm xúc
Tại sao tháng thứ 7 tâm lý mẹ lại bất ổn nhiều như thế?
Điều này có thể dễ dàng giải thích, bởi quá trình sinh nở cận kề là lúc các triệu chứng khó chịu tháng thứ 7 kéo đến không ngừng. Mỗi tối khi ngủ mẹ chẳng tài nào ngon giấc, do áp lực của thai nhi khiến phần bụng giữa phải gánh vác quá sức. Cộng với sức ép ngày càng lớn lên bàng quang làm mẹ buồn tiểu liên tục, đôi khi lại còn tiểu són.
Sự dồn nén quá mức lên các tĩnh mạch khiến tình trạng phù nề ngày càng trầm trọng. Những cơn đau nhức “ghé thăm” thường xuyên. Tay chân mẹ sưng phù cảm giác nặng nề, dường như không thể nhấc nổi thứ gì. Mặt cũng không ngoại lệ, lúc trước là một thiếu nữ xinh xắn, mặt mũi thon gọn bao nhiêu thì giờ lại phình to bấy nhiêu, kèm theo đó là những vết nám, sạm da.
Thử hỏi với sự kéo đến lũ lượt của những “vị khách” không mời, làm sao mẹ có thể chịu đựng được ngay tức thì. Thậm chí mẹ mệt mỏi đến mức khủng hoảng, bật khóc như một đứa trẻ vì cảm thấy bất lực.
Rồi tiếp những tháng tới lại canh cánh nỗi lo về mua sắm quần áo, đặt tên, chuẩn bị đồ đi sinh,… Giờ đây áp lực ngày một nhiều hơn, cái gọi là trách nhiệm như “ngọn núi” đè nặng, khiến mẹ khó khăn khi phải tìm bài toán giải quyết.
Một người phụ nữ bé nhỏ đang phải đối mặt với nhiều thứ lạ lẫm. Sắp tới lại gánh vác thêm trọng trách quan trọng thì làm sao không khỏi lo lắng. Từng đêm chống chọi cơn đau, cộng thêm là những suy nghĩ kéo đến trong đầu, tất cả khiến tâm trạng bất an lên mức đỉnh điểm. Nếu không có sự hỗ trợ của người thân lúc này, chắc chắn mẹ sẽ gặp phải nguy cơ trầm cảm khi mang thai.
Bí quyết dung hòa cảm xúc giúp mẹ vượt qua tâm lý khủng hoảng
Tâm lý bất ổn sẽ ở yên đến hết thai kỳ, hơn nữa còn kéo dài đến sau khi sinh nếu mẹ không có biện pháp ngăn chặn. Để tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe của thai nhi trong bụng tổn hại nghiêm trọng. Cảm xúc tiêu cực của mẹ làm ức chế quá trình hình thành não bộ, thậm chí gây nguy cơ sinh sớm hơn dự kiến.
Điều cần làm bây giờ mẹ hãy học cách bình ổn tâm lý để sức khỏe thai kỳ được diễn ra suôn sẻ.
Đừng cố gắng gánh vác hết mọi thứ
Mẹ đừng nghĩ trở thành mẹ bầu đa năng là đơn giản. Việc quá cố gắng ôm hết mọi thứ từ việc nhà, đến việc công ty sẽ khiến mẹ quá tải, từ đó gây nên tâm trạng bức bối, khó chịu. Tất nhiên mẹ không thể đảm nhiệm hết mọi thứ cùng lúc. Không những thế còn làm tình hình lộn xộn hơn, cuối cùng kết quả làm mẹ bất lực rồi òa khóc một mình.
Lời khuyên tốt nhất cho mẹ nên buông bỏ mọi thứ, không cần phải biến thành “siêu nhân” vì mình đang là một mẹ bầu chính hiệu. Càng ít việc, thì áp lực càng trở nên “vắng bóng”, nhờ đó tâm trạng cũng được giải tỏa phần nào.
Tập làm quen với sự thay đổi của cơ thể
Dẫu biết rằng tuần thai càng lớn thì kích thước vòng bụng cũng tăng, kéo theo đó là một loạt nỗi đáng sợ khác. Tuy nhiên mẹ hãy học cách “làm lơ” chúng, đừng để ý đến những thay đổi về vóc dáng, cân nặng vì chẳng có bà bầu nào khi mang thai mà không trải qua tình trạng như vậy. Mục đích cao cả bây giờ mẹ chỉ cần quan tâm là làm sao để “con yêu” phát triển tốt nhất.
Bên cạnh đó, trong chế độ dinh dưỡng tháng thứ 7, mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để phục hồi da dẻ, còn ngăn được chứng táo bón. Đồng thời tập luyện vận động thường xuyên để lưu thông khí huyết. Giảm quá trình tích nước hạn chế được tình trạng đau nhức xương khớp và triệu chứng phù nề.
Thỉnh thoảng mẹ nên đi spa, nơi đó sẽ có liệu trình chăm sóc riêng biệt dành cho bà bầu, giúp mẹ thoát khỏi nỗi lo vóc dáng. Từ đó tâm trạng cũng trở nên vui vẻ, thoải mái hơn nhiều.
Lưu ý: Không vì ngoại hình quá khổ mà tự ý ăn kiêng, thai nhi lúc này đang cần rất nhiều dưỡng chất từ mẹ. Nếu mẹ ăn uống kham khổ chắc chắn quá trình phát triển của bé sẽ bị cản trở nghiêm trọng.
Thường xuyên họp mặt bạn bè
Theo nghiên cứu, tâm trạng buồn bực khi được giải phóng ra ngoài khiến cơ thể không còn tích trữ năng lượng tiêu cực, đồng thời hormone oxytocin tiết ra giúp cân bằng lại cảm xúc. Bởi thế, mẹ nên tích cực tham gia vào các cuộc hội họp bạn bè.
Chẳng có sự sung sướng nào vui bằng khi gặp bạn bè. Nơi đó bản thân hoàn toàn thoải mái cười đùa, bộc lộ cảm xúc chân thật nhất mà không bị cản trở. Ngoài ra, mẹ còn nhận được sự đồng cảm an ủi từ những người bạn của mình. Các mẹ có thể đi ăn uống, vui chơi, tán gẫu. Cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái và vô vàn câu chuyện trên trời dưới đất khác.
Đặc biệt một điều, thai nhi sẽ vô cùng thích thú nếu mẹ thường xuyên có những cuộc hội họp. Bởi lúc này “tên hóng chuyện” đã hình thành thính lực hoàn chỉnh, có thể nghe ngóng mọi chuyện mà mẹ thốt ra. Thói quen này sẽ kích thích vào quá trình hình thành tính cách của bé, sau này bé trở thành người vui vẻ, hòa đồng, mang năng lượng tích cực đến mọi người.
Xem thêm: Thai giáo 3 tháng cuối: Bước ngoặt lớn cho sự chào đời của bé
Học cách tự tìm niềm vui cho bản thân
Nếu cuộc sống quá tẻ nhạt, mẹ bầu có thể tạo niềm vui cho mình bằng nhiều cách khác nhau.
Tưởng tưởng đến hình dáng đáng yêu của “bé cưng” trong bụng
Những lúc tâm trạng bất ổn mẹ thử tưởng tưởng xem “con yêu” khi chào đời sẽ như thế nào. Mắt, mũi, miệng bộ phận nào giống bố, còn vẻ đẹp nào được thừa hưởng từ mẹ.
Sau đó ngồi nghĩ ra những cái tên đáng yêu mình dự định sẽ đặt cho con. Có thể đặt tên ở nhà theo những thói quen mẹ hay làm hoặc kỉ niệm bố và mẹ đã từng gặp nhau. Chỉ cần những việc đơn giản như thế cũng làm mẹ chẳng còn tâm trí buồn rầu.
Xem thêm: Chuẩn bị đồ sơ sinh: Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ bầu
Chơi đùa cũng trẻ nhỏ xung quanh
Thử tập làm mẹ dần với những đứa trẻ nhà hàng xóm, cùng trò chuyện với chúng, lắng nghe sở thích thói quen để mai này có thể áp dụng với em bé của mình. Ngoài ra khi vui đùa cùng trẻ con, thai nhi trong bụng mẹ cũng cảm thấy vui lây.
Học làm bánh để đốt cháy thời gian
Ngày nay trên các trang mạng xã hội dạy rất nhiều phương pháp làm bánh bổ ích, mẹ có thể lên đó học hỏi rồi tự thực hành. Dành thời gian thả mình vào từng chiếc bánh, cân đo đong đếm lượng đường, bột thích hợp để tạo ra chiếc bánh thơm ngon. Chắc chắn mẹ chẳng còn thời gian để suy nghĩ muộn phiền.
Bồi dưỡng kiến thức khi mang thai
Giờ đây là lúc thích hợp để mẹ bổ sung cho mình kiến thức nuôi dạy con cái, những mẹo vặt thuận tiện cho quá trình sinh nở sau này. Việc mẹ tìm tòi học hỏi không những giúp mẹ có kinh nghiệm bổ ích, mà còn kích thích quá trình sáng tạo của bé diễn ra. Sau này khi lớn lên bé cũng sẽ có tinh thần ham học hỏi, tư duy sáng tạo được bộc phát không ngừng.
Xem thêm: Trầm cảm sau sinh: đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh?
Học cách kiềm chế cảm xúc khi tức giận
Khi mang thai đặc biệt vào tam cá nguyệt cuối, mẹ bầu đừng để cảm xúc tiêu cực làm ức chế đến sức khỏe thai kỳ, thay vào đó học cách hóa giải nóng giận để tâm trạng vui tươi hơn.
Thỏa thích ăn uống
Đối với người phụ nữ khi buồn, ăn uống thỏa thích chính là biện pháp hữu hiệu giải tỏa tâm trạng lúc này, mẹ bầu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bởi thế khi tâm trạng xuống dốc, mẹ cứ ăn thoải mái những thứ mình thích. Tuy nhiên ăn gì thì cũng phải lưu ý có gây ảnh hưởng đến con không nhé.
Tạo thói quen viết nhật ký
“Người bạn” có thể giúp mẹ giải tỏa tâm trạng tiêu cực một cách hiệu quả là quyển nhật ký. Từng trang nhật ký diễn tả nỗi lòng của mẹ lúc này, cứ bộc lộ thoải mái mẹ sẽ cảm thấy nhẹ lòng. Khi nỗi buồn được viết ra trên giấy, cảm xúc được vơi bớt phần nào, mẹ không còn trải qua cảm giác mình quá cô đơn lạc lõng.
Ngoài ra mẹ có thể làm thơ về “bé cưng” trong bụng, liệt kê từng khoảnh khắc cử động của con mỗi ngày. Tất cả gói gọn trong quyển nhật ký sau này đưa cho bé xem, đó như lời yêu thương mà mẹ muốn gửi gắm đến “bé con” của mẹ.
Gặp bác sĩ tâm lý
Có nhiều mẹ cảm thấy tâm trạng của mình không thể giải tỏa. Cách tốt nhất mẹ nên tìm đến bác sĩ tâm lý để nhờ sự giúp đỡ. Tại đó, các bác sĩ đưa ra lời khuyên cũng như những phương pháp điều trị thích hợp, mẹ sẽ cảm thấy tâm trạng của mình được cải thiện sau vài lần chữa trị.
Người phụ nữ khi mang thai ai cũng muốn được người chồng quan tâm, chăm sóc, chỉ cần một hành động nhỏ cũng đủ khiến mẹ vui tươi cả ngày. Do đó các ông bố nên dành nhiều thơi gian bên cạnh, chia sẻ, động viên mẹ. Mách bố thêm bí quyết là dành tặng mẹ một món quà nhỏ xinh sau mỗi lần đi làm về, chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời.
Ngoài ra bố nhớ đưa mẹ đi khám thai định kỳ đầy đủ bởi tam cá nguyệt cuối là khoảng thời gian quan trọng nhất cả thai kỳ.
Mẹ có thể tham khảo
- Chăm sóc tâm lý toàn diện cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 8
- Cẩm nang mang thai tháng thứ tám
- Mách mẹ bí quyết chăm sóc cuộc sống trong tháng thứ 7 thai kỳ
- Tầm quan trọng của việc cải thiện tâm lý trước khi mang thai
- Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh: Giúp mẹ vượt cạn thành công