Trong tháng đầu mang thai, tâm lý mẹ quyết định lớn tới sự phát triển của thai nhi. Bố và gia đình nên có…
Khi chuyển giao từ trạng thái bình thường, qua giai đoạn mang thai. Tâm lý mẹ bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Thậm chí bất ổn gây nên hiện tượng trầm cảm. Vậy làm sao để cảm xúc mẹ bầu luôn trong trạng thái tích cực, qua các tuần thai? Bật mí bí quyết dưới bài viết này của iPREG nhé.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Tâm lý mẹ bầu ở tháng đầu mang thai ra sao rồi?
Vui sướng vỡ òa
Đầu tiên là cảm giác vỡ òa hạnh phúc, khi biết mình đang mang một trọng trách thiêng liêng. Mẹ bầu cảm thấy sung sướng hơn bao giờ hết vì sắp được làm mẹ. Niềm hạnh phúc ấy sẽ được nhân đôi, nếu các ông bố biết cách chia sẻ cùng với vợ mình. Tuy nhiên nỗi lo dần xuất hiện.
Xem thêm: Các dấu hiệu có thai sớm nhất
Lo lắng
Không biết con có phát triển khỏe mạnh không? Nên ăn gì để con đầy đủ dinh dưỡng? Em bé trong bụng là con trai hay con gái? Là những câu hỏi luôn đặt ra liên tục bởi mẹ bầu.
Lúc này, mẹ bầu sẽ chuyển qua trạng thái lo lắng, luôn trong tâm trạng bất an. Chắn chắn rằng, nếu luôn giữ cảm xúc này. Thai nhi trong bụng sẽ bị ảnh hưởng và có khả năng gây động thai.
Nếu chưa có kết quả chính xác từ bác sĩ. Mẹ bầu nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, thả lỏng cơ thể, ổn định tinh thần.
Xem thêm: Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? Bác sĩ tư vấn
Cảm xúc tiêu cực
Đến một giai đoạn, các estrogen gia tăng làm suy giãn tĩnh mạch. Mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi. Đồng nghĩa của sự mệt mỏi, luôn đi kèm hiện tượng hay cau gắt, nóng giận.
Dường như mọi thứ xuất hiện trước mắt, đều khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Các ông chồng hãy cố gắng “làm bia”, để xoa dịu cảm xúc của vợ lúc này nhé!
Các ông bố cần ổn định tâm lý vợ trong tháng đầu mang thai
Ngay lúc này đây, điều quan trọng nhất là sự quan tâm, chia sẻ của những ông bố dành cho vợ. Biết rằng các mẹ sẽ rất tiêu cực, đôi khi có những đòi hỏi quá đáng. Nhưng các đấng mày râu nên hiểu rằng.
Làm mẹ, làm vợ là điều khó khăn vất vả nhất trên đời. Nhẫn nhịn vợ một xíu, các ông bố sẽ đẹp trai hơn. “Bé cưng” chào đời lại còn xinh đẹp nữa. Vì mẹ lúc nào cũng trong trạng thái vui tươi mà.
Bật bí những cách để ổn định tâm lý mẹ bầu, các ông bố cần nhớ
Về nhà sớm sau khi tan làm
Những cuộc hẹn hò trong thời gian này, các ông bố nên tạm gác lại. Về nhà sớm hơn để phụ vợ việc nhà. Hỏi thăm hôm nay vợ có mệt nhiều không! Chắc chắn rằng, mẹ bầu dù mệt vì bị những cơn nôn ói “quấy rầy. Nhưng khi nghe những câu hỏi đó, tâm trạng sẽ đỡ hơn rất nhiều.
Đưa mẹ bầu đi dạo
Suốt ngày ở nhà sẽ khiến mẹ bầu rất ngột ngạt. Cộng với những triệu chứng khó chịu khi mang thai tháng đầu, làm bất ổn tâm lý hơn bao giờ hết. Những ông bố hoàn hảo, cần xoay chuyển cảm xúc tích cực của mẹ bầu ngay lúc này. Đưa mẹ bầu đi dạo phố, đi shopping hay đi xem phim. Những bộ phim hài hước, có thể làm tâm trạng mẹ bầu trở nên yêu đời hơn.
Khuyến khích mẹ bầu gặp bạn bè
Thường xuyên cổ vũ vợ tham gia, giao lưu với những người bạn trong nhóm. Gặp được bạn bè, nhận được sự chia sẻ của mọi người. Tâm trạng mẹ bầu như được giải tỏa, không còn cảm thấy bức bối nữa. Bố nhớ lưu ý nhé!
Hôn vợ trước khi đi làm
Hình thành thói quen hôn vợ vào mỗi buổi sáng trước khi đi làm. Các hormone hạnh phúc oxytocin tiết ra. Làm mẹ bầu cảm thấy yêu đời hơn, xóa tan những mệt mỏi. Thói quen này được các ông bố phương Tây áp dụng rất thành công. Các ông bố Á Đông nên thử xem sao!
Nghiên cứu các phương pháp thai giáo
Các ông bố sẽ có vai trò như những chuyên gia thực thụ. Hướng dẫn mẹ bầu các phương pháp thai giáo như đọc sách, nghe nhạc, tập luyện yoga cho bà bầu. Lựa chọn những album nhạc hay, giúp cân bằng cảm xúc và phát triển trí não thai nhi. Cũng là việc làm quan trọng lúc này.
Xem thêm: Thai giáo 3 tháng đầu: giúp con yêu phát triển vượt bậc
Để cho mẹ bầu nghỉ ngơi nhiều hơn
Chia sẻ việc nhà, hạn chế để mẹ bầu phải động chạm tay chân, là điều các ông bố nên làm. Tự tay nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng, xoa bóp nhẹ nhàng những chỗ đau nhức của vợ. Việc làm này, sẽ giúp tâm trạng các mẹ ở trạng thái tốt nhất.
Duy trì được những thói quen này suốt thai kỳ, không những các mẹ bầu có một tâm lý thoải mái nhất định, mà còn giúp cho thai nhi phát triển đều đặn qua các tuần thai. Các ông bố xứng đáng là người đàn ông tuyệt vời trong mắt các mẹ bầu.
Những phương pháp tập luyện giúp ổn định tâm lý trong tháng đầu mang thai
Để cân bằng cảm xúc khi mang thai, mẹ bầu cũng nên lựa chọn những bài tập luyện nhẹ nhàng.
Phương pháp hít thở
Để chuẩn bị phương pháp này, các mẹ nên lựa chọn một nơi yên tĩnh để dễ dàng tập trung.
Mặc một bộ quần áo rộng rãi, thoải mái. Nằm ngửa ra giường, thả lỏng toàn thân, hai tay để lên ngực và hít thở đều. Giữ cho đầu óc thoải mái, tập trung vào việc hít thở, không suy nghĩ đến những việc khác.
Lặp đi lặp lại phương pháp này vài lần, mẹ bầu sẽ có cảm giác dễ chịu. Tâm lý bình ổn và không còn vướng bận âu lo.
Những động tác yoga cho bà bầu
Yoga cho bà bầu là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Ngoài giúp tâm trạng ổn định, mà yoga còn giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết giãn nở xương khớp. Mẹ bầu tháng đầu tiên, nên lựa chọn những tư thế yoga nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn.
Về tập luyện Yoga, mẹ có thể tham khảo: Yoga cho bà bầu, tác dụng và bài tập hiệu quả.
Những bài tập yoga tham khảo:
Tư thế gác chân lên tường
- Đầu tiên quỳ sát tường, sau đó nằm xuống, mặt hướng ra ngoài, áp sát hai chân vào tường.
- Tiếp theo để hai tay xuống mặt đất theo chiều ngang.
- Thả lỏng cơ thể từ từ, hít vào thở ra đều đặn.
- Giữ yên trong vòng 1 đến 3 phút.
- Kết thúc tư thế bằng cách hạ chân xuống, duỗi co gối và lấy lực từ tay phải ngồi dậy.
Sử dụng tư thế này, mẹ bầu cảm thấy thư giãn hơn. Các khớp chân, khớp háng được kéo căng tăng tính dẻo dai.
Tư thế con bướm
- Ngồi thẳng lưng, co hai chân lại, sao cho hai bàn chân song song với nhau.
- Tay hạ xuống, đan chéo lại ôm lấy phần chân.
- Sau đó hít thở đều đặn, ép hai gối chạm đất, dùng tay bẻ hai lòng bàn chân ra hai bên.
- Thực hiện trong tư thế thả lỏng cơ thể và lồng ngực
- Giữ yên trong vòng 45 đến 60 giây. Sau đó bắt đầu lại.
Áp dụng tư thế này giúp kích thích các cơ quan tuyến tiền liệt, buồng trứng và bụng. Giúp cải thiện lưu thông máu, các cơ đùi, khớp háng được kéo căng. Ngoài ra, khí huyết lưu thông giúp mẹ bầu dễ chịu hơn. Các lo lắng, suy nghĩ tiêu cực từ đó được đẩy lùi.
Tư thế con mèo
- Mẹ bầu bắt đầu tư thế quỳ trên thảm, giữ lưng thẳng, thả lỏng cơ thể.
- Tiếp theo đặt hai tay xuống thảm, sao cho tay vuông gốc với mặt sàn. Giữ đùi và tay song song nhau.
- Lần lượt ngẩng đầu lên, uốn cong lưng.
- Thở ra từ từ, rồi ngẩng đầu xuống.
- Lặp lại từ 5 đến 10 lần sau đó trở về vị trí ban đầu.
Sử dụng tư thế này thường xuyên, giúp mẹ bầu điều tiết canxi rất tốt. Máu được lưu thông thuận lợi, dễ dàng cung cấp ô xi cho các tế bào. Ngoài ra hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm căng thẳng cho mẹ bầu.
Lưu ý: những mẹ bầu có tiền sử thai ngoài tử cung hoặc bị động thai không nên tập yoga. Nếu trong quá trình tập luyện, có hiện tượng chảy máu hoặc triệu chứng khác thường. Cần dừng lại và đến bệnh viện ngay để kiểm tra.
Áp dụng những phương pháp gợi ý trong bài viết này. Hi vọng rằng mẹ bầu sẽ có một tâm lý thật ổn định trong giai đoạn thai nghén. Điều ý nghĩa và phương pháp hữu hiệu nhất vẫn là các ông bố luôn đồng hành, cùng chia sẻ khó khăn với vợ. Mọi mệt mỏi chắc chắn được đẩy lùi!
Mẹ có thể tham khảo
- Bật mí bí quyết ổn định tâm lý cho bà bầu ở tháng thứ 2 thai kỳ
- Cẩm nang mang thai tháng thứ hai
- Để có tháng đầu mang thai khỏe mạnh, mẹ cần làm gì?
- Khám thai tháng đầu tiên, phát hiện sớm thai ngoài tử cung
- Lịch khám thai định kỳ: Mốc khám và những lưu ý quan trọng