Bài viết tổng hợp các kinh nghiệm chăm sóc cuộc sống khi mang thai tháng thứ hai, mẹ có thể tham khảo để giảm…
Vậy là hành trình mang thai của mẹ bầu đã đi được nửa kỳ tam cá nguyệt thứ nhất rồi. Lúc này, vẫn còn trong giai đoạn nhạy cảm. Vì thế, quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống cũng là cách bảo vệ “con yêu” mẹ nhé. iPREG xin được có vài chia sẻ về đời sống mang thai tháng thứ 2, chúng tôi hi vọng giúp mẹ bầu sớm vượt qua giai đoạn nhiều thử thách này.
Cố vấn nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Ở tháng thứ hai, mẹ bầu nên chú ý điều gì?
Trong tháng này, mẹ bầu cần ghi nhớ! Luôn bổ sung đủ chất dinh dưỡng tháng thứ 2 qua khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, có một chế độ sinh hoạt khoa học và tuân theo những lời hướng dẫn của bác sĩ để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày mẹ bầu cũng nên quan tâm đến. Bởi vì, mọi thứ xung quanh đều có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 2.
Sắp xếp lại phòng ngủ là việc nên làm
Tháng thứ 2 này, xuất hiện nhiều triệu chứng mệt mỏi làm mẹ bầu suốt ngày vùi mình trong phòng. Hầu như mọi thời gian trong ngày, mẹ bầu chỉ quanh quẩn trong phòng là chủ yếu. Do đó, cần sắp xếp lại không gian phòng ngủ để đảm bảo sự thoải mái nhất cho bà bầu.
Không gian cần bài trí theo hướng lịch sự, trang nhã. Đừng nên thiết kế những gam màu quá nóng hoặc nhiều màu sặc sỡ. Những màu này sẽ ảnh hưởng đến không gian ngủ, làm nhiệt độ trong phòng nóng bức.
Ngoài ra, gam màu nóng còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh trung ương. Chúng khiến mẹ bầu dễ nổi nóng, kèm theo đó là những cơn thịnh nộ. Màu sắc thích hợp nhất vẫn là tông trắng hoặc những màu nhã nhặn. Vừa tăng cảm giác mát mẻ trong phòng, lại vừa cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.
Xem thêm: Dấu hiệu sinh con trai, mẹ đã nằm lòng chưa?
Đồ đạc bố trí trong phòng, các ông bố nên di chuyển tối giản nhất có thể. Mẹ bầu thường xuyên đi lại, cần có không gian rộng rãi. Những vật cồng kềnh nên xếp gọn lại vào một chỗ. Các vật dụng có đầu nhọn hoặc nhô ra nên mang chúng đến không gian lớn hơn. Nguy hiểm hơn hết, những buổi khuya đi vệ sinh. Không gian tối cùng với diện tích phòng nhỏ rất dễ khiến mẹ bầu vấp trúng. Các ông bố ghi nhớ điều này nhé.
Nhiệt độ thích hợp trong phòng nên dao động ở mức từ 25 đến 27 ℃. Không để quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến thân nhiệt mẹ bầu. Trường hợp không gian phòng nhỏ, chật chội, các mẹ nên mở thông thoáng cửa sổ để không khí tự nhiên lùa vào.
Khi mang thai thân nhiệt mẹ bầu luôn cao. Do đó, nên thiết kế một nhiệt độ ổn định xung quanh phòng, để cân bằng nhiệt độ cơ thể. Có thể lắp thêm điều hòa hoặc quạt thông gió.
Độ ẩm trong phòng cũng quan trọng không kém. Nếu không gian phòng quá ẩm ướt, dễ tạo điều kiện sinh sôi nảy nở cho những vi khuẩn có hại. Đồ vật, quần áo trong phòng có khả năng ẩm mốc tạo mùi khó chịu. Độ ẩm trong phòng giao động ở mức 50% là hợp lý.
Hạn chế cho mẹ bầu sử dụng các thiết bị điện trong nhà
Những đồ điện có mặt trong nhà nên tránh xa tầm tay của mẹ bầu. Không phải vì mẹ bầu không biết sử dụng. Mà nguyên do là các tia điện, bức xa nhiệt từ đó rất nguy hiểm đến em bé trong bụng. Mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với:
Tivi
Bức xạ trong thiết bị tivi tại nhà rất cao. Đừng nên bố trí mặt sau của tivi hướng vào người. Đồng thời ánh sáng của nó có thể làm ảnh hưởng đến mắt gây mỏi mắt, đau mắt. Mẹ bầu nên xem với khoảng cách ít nhất từ 2 mét trở lên.
Lưu ý, không nên dành thời gian quá nhiều trong ngày để xem tivi. Điều đó, khiến đầu có cảm giác hoa mắt chóng mặt. Cách vài giờ mẹ bầu nên đứng dậy di chuyển để máu huyết được lưu thông.
Xem thêm: Huyết áp tăng, giảm ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ bầu?
Bếp điện từ
Bếp điện là vật dụng rất tiện lợi trong không gian bếp của các bà nội trợ. Tuy nhiên, những phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng vật dụng này. Bởi vì khi hoạt động, lượng sóng từ phóng tích rất cao gây ảnh hưởng đến thần kinh của mẹ và bé.
Máy sấy tóc
Theo các chuyên gia, máy sấy tóc thường không được ủng hộ sử dụng quá nhiều. Đối với người bình thường, công suất sấy tóc của máy sẽ khiến tóc khô ráp, dễ hư tổn. Còn với những mẹ bầu, bức xạ trong máy phát ra rất lớn điều đó vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tốt hơn, các mẹ đừng nên sử dụng nó. Có thể dùng khăn khô để lau tóc hoặc di chuyển ra ngoài để nhờ gió làm tóc nhanh khô hơn. Mẹ bầu tuyệt đối không nên tắm gội sau 7h tối trở đi rất dễ bị nhiễm lạnh, tăng nguy cơ đột qụy.
Các ông bố nên hạn chế cho mẹ bầu vào bếp ở giai đoạn này. Những vật dụng sắc bén, khí gas phát ra khi nấu rất dễ làm mẹ bầu gặp nguy hiểm. Những tháng đầu rất nhạy cảm, các ông bố cố gắng nâng niu vợ để con chào đời thật khỏe nhé!
Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nỗi ám ảnh của hơn 50% bà bầu
Tỉ mỉ trong cách tắm gội để không gây nguy hiểm
Đối với phụ nữ mang thai, việc tắm gội cũng nên cẩn thận hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn thai nghén, thân nhiệt cao dễ ra mồ hôi. Ngoài ra, dịch tiết âm đạo tăng làm bộ phận sinh dục không được sạch sẽ. Nếu không vệ sinh cẩn thận dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa.
Hoạt động trao đổi chất đẩy mạnh làm mẹ bầu lúc nào cũng trong trạng thái nóng bức và muốn được tắm. Tuy nhiên, không được tắm quá nhiều lần trong ngày. Khi tắm, mẹ bầu cần chọn lựa vòi sen để dễ dàng rửa sạch các chất bẩn trên cơ thể. Bồn tắm sẽ không thích hợp với phụ nữ mang thai. Nguyên do là các chất bẩn hòa nhập vào nguồn nước và xâm nhập lại vào cơ thể mẹ bầu.
Giữ nhiệt độ nước tắm cũng phải kỹ lưỡng. Nếu như nước có nhiệt độ quá cao dễ gây tổn hại đến thai nhi. Tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, cùng các biến chứng nghiêm trọng khác. Nhiệt độ nước ở mức quá lạnh dễ gây sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên canh nhiệt độ nước khoảng 37 ℃ là nằm ở mức an toàn.
Một lưu ý quan trọng mẹ bầu cần nhớ là không nên tắm quá lâu. Ngâm mình trong nước thời gian dài khiến cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh gây nên các triệu chứng cảm, sốt.
Nhiệt độ trong phòng tắm cao, nguồn oxy không cung cấp đủ. Cộng thêm hiện tượng giãn nỡ các mao mạch khi tắm, làm cản trở lưu thông máu lên não, khiến mẹ bầu mệt mỏi, tức ngực. Có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh thai nhi.
Mẹ bầu nên nhớ tắm trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ đồng hồ. Thời gian tối đa trong nhà vệ sinh khoảng 20 phút là hợp lý.
Xem thêm: Bà bầu đau thần kinh tọa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Những tư thế cho thai nhi an toàn trong bụng mẹ
Đi đứng hằng ngày mẹ bầu cũng phải cẩn thận. Từ động tác ngồi, cầm nắm cũng đều phải tuân thủ đúng tư thế.
- Thức dậy: Buổi sáng khi thức giấc, trước khi ngồi dậy hoàn toàn mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái, sau đó từ từ ngồi dậy. Không nên dùng lực ở bụng để ngồi ngay.
- Đứng: Không nên đứng quá lâu dễ gây tình trạng phù nề bàn chân. Khi đứng, mẹ bầu dang hai chân rộng ra, lấy bàn chân làm trọng tâm. Thỉnh thoảng, lại đổi chân trước chân sau để không gây mỏi chân.
- Đi: Lúc nào lưng cũng trong trạng thái thẳng đứng khi đi. Ngẩng cao đầu nhìn về trước, đẩy mông căng về sau. Tư thế này giúp cơ thể cân bằng tránh té ngã.
- Cầm nắm: Điều tối kỵ khi nhấc đồ lên là không nên ép vùng bụng. Ngồi xổm xuống để lấy đồ, sau đó lấy trọng lực ở chân để đứng dậy.
- Quét dọn: Khi đi lại xung quanh nhà nên chú ý cẩn thận. Mẹ bầu có thể làm những việc nhà nhẹ nhàng như quét dọn, lau chùi. Cần chú ý khi di chuyển, không nên trèo quá cao để vệ sinh trần nhà. Ngoài ra, cũng không nên khom lưng xuống sàn để lau. Điều này, gây chèn ép thai nhi trong bụng.
- Đi shopping: Các ông bố thường xuyên dẫn mẹ đi shopping hơn. Mua đồ bầu hay sắm đồ cho con chẳng hạn. Bất cứ người phụ nữ nào cũng rất đam mê shopping, mẹ bầu cũng không là trường hợp ngoại lệ. Chú ý, nên tránh chỗ đông người để hạn chế va chạm xảy ra.
Những lời khuyên cho mẹ bầu trong cuộc sống hằng ngày
Mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để cuộc sống thai nghén trở nên thú vị hơn:
Không nên đeo trang sức khi mang bầu
Những món trang sức thường ngày để làm đẹp, sẽ không thích hợp dành cho phụ nữ mang thai. Nhẫn, vòng hay lắc tay chúng sẽ khiến cản trở tuần hoàn lưu thông máu, làm cho máu không vận chuyển kịp đến các cơ quan. Ngoài ra, những trang sức đắt tiền làm chú ý đến những thành phần tệ nạn. Dẫn đến tình trạng cướp giật, xô ngã khiến mẹ bầu gặp nguy hiểm nghiêm trọng.
Xem thêm: Bật mí bí quyết ổn định tâm lý cho bà bầu ở tháng thứ 2 thai kỳ
Kính áp tròng không phải là “chân ái”
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại kính áp tròng trong thời gian mang bầu. Nó sẽ cản trở oxy cung cấp cho giác mạc, làm tình trạng khô mắt và các biến chứng khác tổn thưởng đến mắt.
Nếu môi trường làm việc đòi hỏi việc sử dụng kính.
Mẹ bầu nên chọn loại kính phù hợp, có gọng nâng đỡ. Đồng thời, thỉnh thoảng hãy tháo ra để mắt được nghỉ ngơi Các loại kính áp tròng thời trang và sản phẩm makeup sẽ không còn phù hợp vào giai đoạn này nữa. Hãy là mẹ bầu mặt mộc xinh đẹp nhất nhé.
Bảo vệ da và tóc
Giai đoạn mang bầu và sau sinh sẽ khiến tình trạng rụng tóc ở mẹ bầu diễn ra trầm trọng. Chứng kiến tóc rụng ồ ạt làm mẹ bầu không khỏi xót xa. Vì thế ngay bay giờ, cần chú ý chăm sóc tóc thường xuyên nhất giúp hạn chế tình trạng gãy rụng. Mẹ bầu có thể dùng các loại dầu ô liu để ủ tóc, sau khi gội đầu cần mát xa tóc nhẹ nhàng. Nên thay đổi bằng lược thưa để chải đầu, thay vì các loại lược có răng sát nhau để hạn chế tình trạng tóc rụng.
Ngoài ra, các mẹ có thể chăm sóc tóc và dưỡng da bằng những loại thực phẩm trong tự nhiên như quả óc chó, mè đen, rau cần tây, nha đam…Vừa có mái tóc óng ả cùng làn da trẻ khỏe, lại vừa cung cấp nhiều vitamin cần thiết.
Uống nhiều nước để tránh mất nước
Triệu chứng buồn tiểu thường xuyên làm mẹ bầu rất ngại uống nước. Tuy nhiên, từ chối uống nước là việc làm không đúng. Điều này, sẽ khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mất nước, làm rối loạn các hoạt động khác bên trong cơ thể. Bất cứ khi nào cơ thể khát nước mẹ bầu nên đáp ứng ngay.
Ngoài ra, không nên nhịn tiểu để hoạt động đào thải được diễn ra đúng trình tự. Mẹ bầu hãy nhớ tuân theo “tiếng nói” của đồng hồ sinh học bên trong nhé!
Xem thêm: Dinh dưỡng tháng thứ 2: Mẹ bầu nên ăn gì để giảm nôn ói?
“Con yêu” không thích tiếng ồn
Thai nhi được 2 tháng tuổi. Lúc này, bé đã nghe được những âm thanh bên ngoài môi trường. Mẹ bầu nên hạn chế ở những nơi ồn ào, có nhiều âm thanh nhiễu, cường độ âm thanh quá lớn. Nếu để thai nhi phải “nghe” thường xuyên, thính giác bé chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Thay vào đó, mẹ bầu nên chăm chỉ trò chuyện với bé. Đọc sách, cho con nghe nhạc thai giáo là biện pháp hữu ích giúp con phát triển trí não. Vận dụng thường xuyên để nâng cao hiệu quả nhé các mẹ bầu.
Xem thêm: Thai giáo 3 tháng đầu: Hình thành liên kết giữa mẹ và bé
Hành trình thiêng liêng nhất đang ngày ngày tiếp diễn. Mẹ bầu hãy cố gắng lắng nghe cơ thể và quan tâm thật nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Những việc làm này có ý nghĩa lớn. Góp phần cho “bé yêu” trong bụng chào đời khỏe mạnh mẹ nhé!
Mẹ có thể tham khảo
- Chăm sóc cuộc sống cho mẹ bầu ở tháng thứ 3
- Cẩm nang mang thai tháng thứ ba
- Chăm sóc vận động cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 2
- 4 biến chứng ở tháng thứ 2 nguy hiểm mẹ cần đặc biệt quan tâm
- Khám thai vào tháng thứ 2: Làm quen với những chỉ số