Để tháng đầu mang thai an toàn, khỏe mạnh, mẹ phải chăm sóc cơ thể, đời sống của mình như thế nào? Cùng iPREG…
Đa phần khi mang thai các mẹ thường hay nghĩ rằng. Chọn một phòng khám thai lớn uy tín, hay ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng thì con yêu sẽ phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, những điều đó chỉ đúng một phần nhỏ. Bởi chăm sóc “con yêu” từ những việc làm nhỏ nhặt hằng ngày, cũng là cách để bé phát triển một cách toàn diện.
Nội dung bài viết giới thiệu tới mẹ bầu, cách chăm sóc cuộc sống mang thai tháng đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cẩn thận sẽ không bao giờ là thừa, đặc biệt với mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tham khảo bài viết phía dưới của iPREG để cùng làm rõ mẹ nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Những dấu hiệu mang thai trong tháng đầu tiên
Đa phần vào những tuần đầu mang thai, các mẹ sẽ không cảm nhận được nhiều sự khác thường trong cơ thể mình. Nhưng có những dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ qua từng ngày.
- Triệu chứng đầu tiên có thể thấy là chậm kinh hoặc mất kinh.
- Một vài thai phụ sẽ cảm thấy ngực bắt đầu to lên, có cảm giác căng tức.
- Một con “sâu ngủ” tồn tại bên trong. Muốn ngủ thường xuyên và có thể ngủ mọi lúc, mọi nơi.
- Cảm xúc, tâm lý bất ổn, buồn vui thất thường.
- Dịch tiết âm đạo xuất hiện nhiều hơn và sẽ hết sau vài ngày.
- Nôn mửa, ốm nghén là triệu chứng thường gặp nhất của phụ nữ mang thai.
- Thường xuyên đi tiểu, do thai nhi gây áp lực lên bàng quang trong bụng mẹ.
- Xuất hiện máu báo màu hồng, hoặc nâu nhạt giống với máu kinh. Nhưng sẽ khỏi sau 2 đến 3 ngày.
Chi tiết về dấu hiệu mang thai sớm, mẹ có thể tham khảo bài viết: 10 dấu hiệu có thai sớm.
Những cách thử thai chính xác
Khi có những triệu chứng trên, mẹ bầu nên kiểm tra chắc chắn mình đã mang thai hay chưa. Từ đó có những kế hoạch chăm sóc thai kỳ hợp lý.
Xác định bằng que thử thai
Đây là phương pháp thử thai truyền thống và đơn giản nhất có thể làm tại nhà. Đầu tiên mẹ bầu cần ra hiệu thuốc, tìm mua vài cái que thử thai. Nhớ là mua “vài cái” nhé! Phòng trường hợp thử nhầm hoặc sai cách dẫn đến kết quả không chính xác.
Lời khuyên là mẹ bầu nên thử thai vào sáng sớm. Nguyên do là buổi sáng trước khi ngủ dậy, lượng beta-hCG sẽ tăng lên rất nhiều. Khi đó, mẹ bầu thử thai vào lúc này sẽ có kết quả chính xác nhất. Thử thai vào buổi trưa hay chiều tối, thường không mang lại kết quả chính xác.
Cách sử dụng que thử thai
- Bước 1: Sau khi ngủ dậy vào sáng sớm, mẹ bầu vào nhà vệ sinh cho nước tiểu đầu vào cốc sạch. Lưu ý, mực nước tiểu không vượt quá mức quy định có trên cốc.
- Bước 2: Nhúng que thử sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.
- Bước 3: Kế tiếp rút que ra, đặt nằm xuống.
- Bước 4: Đợi xem kết quả khoảng 30 giây đến 5 phút.
Nếu chỉ hiện một vạch đỏ, kết quả chưa có thai. Xuất hiện một vạch đỏ đậm, một vạch mờ hoặc hai vạch mờ. Kết quả chưa rõ ràng cần thử lại. Kết quả ra hai vạch đỏ đậm. Chúc mừng mẹ đã mang thai.
Thử thai bằng phương pháp siêu âm
Nếu cảm thấy mình bị mất kinh quá lâu và cảm nhận những dấu hiệu khác thường trong cơ thể. Mẹ bầu có thể đến bệnh viện siêu âm để kiểm tra kết quả. Siêu âm thai là phương pháp mang lại khả năng chính xác cao nhất. Ngoài ra, có thể phát hiện được những biểu hiện khác thường của phôi thai trong bụng. Từ đó xác định sớm nguy cơ thai ngoài tử cung.
Chăm sóc cuộc sống thai kỳ từ những điều nhỏ nhặt
Chăm sóc những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày cũng là cách để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Giữ nhiệt độ phòng hợp lý
Mức nhiệt độ lý tưởng trong không gian sống của mẹ bầu, nên dao động khoảng 20 đến 29℃. Khoảng nhiệt độ này sẽ khiến cho cơ thể thoải mái, cảm giác dễ chịu hơn. Khi máy điều hòa có vấn đề, mẹ bầu cần lưu ý nên mở thông thoáng cửa sổ, để gió có thể lùa vào làm dịu mát không khí. Tránh tiếp xúc trực tiếp với quạt dễ gây sốc nhiệt và cảm lạnh.
Độ ẩm thích hợp
Điều chỉnh độ ẩm trong nhà khoảng 50% là hợp lý. Độ ẩm quá cao làm cho đồ đạc dễ bị ẩm mốc. Điều kiện này sẽ thích hợp cho những vi khuẩn dễ dàng sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, khi độ ẩm trong phòng quá thấp còn khiến mẹ bầu khô miệng, đau họng, táo bón, gây mất cân bằng thân nhiệt. Các ông bố cần lưu ý, giữ mức cân bằng độ ẩm hợp lý để ổn định sức khỏe mẹ bầu nhé!
Khử các loại côn trùng
Mầm mống trứng sán tồn tại trong phòng là nguyên nhân cho các vi khuẩn dễ dàng phát triển. Các loại côn trùng như giun, gián rất mất vệ sinh. Chúng tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh về đường hô hấp cho mẹ và bé. Tiêu diệt chúng bằng cách quét dọn, giặt giũ thường xuyên. Mẹ bầu có thể để những túi thơm xung quanh phòng. Vừa làm phòng có mùi thơm dịu, lại xua đuổi được côn trùng đáng ghét.
Sửa nhà không phải là ý kiến hay
Các ông bố, bà mẹ thường có suy nghĩ rằng. Sửa lại nhà cửa trước khi em bé chào đời, sẽ có một không gian rộng rãi thoáng mát hơn.Nhưng điều đó không hợp lý ngay lúc này. Các hóa chất độc hại trong các vật liệu như sơn, vôi… Các bụi bẩn trong quá trình sửa nhà, đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Bố mẹ cần lưu ý vấn đề này nhé!
Chú ý cách ăn mặc, đi lại, giữ vệ sinh trong tháng đầu mang thai
Ăn mặc rộng rãi
Tạm thời “say goodbye” những bộ váy bó sát. Những đôi giày cao gót cũng không còn là lựa chọn phù hợp nữa. “Bé yêu” trong bụng sẽ không thích thấy mẹ trong hình tượng này. Thay vào đó, nên mặc những bộ đồ rộng rãi thoải mái, chất liệu co giãn, mềm mịn. Đồ nội y cũng phải có chất liệu đảm bảo an toàn mẹ nhé!
Nghỉ ngơi
Tạm gác lại những công việc bận rộn ở công sở. Lập cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu nên thường xuyên đi dạo hoặc shopping để tâm trạng tích cực hơn. Nhớ đi ngủ sớm, không được thức khuya đâu!
Chăm vệ sinh thân thể
Thường xuyên vệ sinh cá nhân bằng nước ấm và tắm gội để cơ thể luôn sạch sẽ gọn gàng. Nhớ lau rửa núm vú hằng ngày, điều đó sẽ giúp núm vú đàn hồi tốt. Tuyến sữa dễ kích thích hơn, tăng khả năng lợi sữa cho thai nhi sau này.
Xem thêm: Tư vấn: 10 mẹo gọi sữa nhanh về đơn giản mà hiệu quả
Các mẹ khi mang thai thường hay chảy máu răng. Mẹ bầu nên chọn những bàn chải có lông tơ mềm mại và những loại kem đánh răng chuyên dụng phù hợp.
Đời sống vợ chồng hợp lý
Tháng đầu tiên là giai đoạn nhạy cảm vì thai nhi chưa hình thành hoàn chỉnh. Các cặp vợ chồng cần hạn chế nhu cầu “chăn gối” để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bố và mẹ có thể lựa chọn những tư thế nhẹ nhàng, phù hợp để tránh làm tử cung co thắt gây nguy cơ sảy thai.
Xem thêm: Thai giáo 3 tháng đầu: Hình thành liên kết giữa mẹ và bé
Tập viết nhật ký khi mang thai
Đây là một gợi ý rất hay dành cho các mẹ. Lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời trong thời gian mang thai là một việc làm đầy ý nghĩa. Sau này, mẹ có thể kể cho con nghe và đưa cho bé xem về hành trình thiêng liêng ấy. Điều đó, giúp con hiểu thêm về sự vất vả cùng những khó khăn của mẹ. Con trẻ sẽ càng thêm yêu và trân trọng mẹ nhiều hơn nữa.
Mẹ bầu có thể viết về lần kinh cuối cùng của mình, những thay đổi qua những tuần thai, khoảnh khắc con đạp lần đầu tiên, tính cách của mẹ có gì khác lạ,…
Định sẵn một kế hoạch thật hoàn hảo, để giúp cho thai kỳ khỏe mạnh là việc làm tất yếu. Tuy nhiên, chăm sóc ‘con yêu” từ những việc nhỏ nhặt hằng ngày, cũng là một việc làm hết sức quan trọng mẹ bầu đừng bỏ qua nhé!
Ngoài ra, mẹ hãy tham khảo phương pháp thai giáo đã được kiểm chứng hiệu quả và nhiều chuyên gia khuyến nghị. Chi tiết tại: Thai giáo 3 tháng đầu: giúp con yêu phát triển vượt bậc
Mẹ có thể tham khảo
- Chăm sóc đời sống mẹ bầu tháng thứ hai mang thai
- Cẩm nang mang thai tháng thứ hai
- Thay đổi gì trong cuộc sống và công việc trước khi mang thai?
- Khám thai tháng đầu tiên: Phát hiện sớm thai ngoài tử cung
- Dinh dưỡng tháng đầu: Mẹ nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh?