Chậm kinh khiến nhiều chị em lo lắng, chậm kinh nhưng phát hiện không có mang phải làm sao? Cùng tìm hiểu qua bài…
Vấn đề chậm kinh khiến nhiều chị em lo lắng hoang mang. Chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai phải làm sao? Tiềm ẩn những nguy cơ gì tới sức khỏe thai phụ? Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây để có biện pháp xử lý khoa học.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Chậm kinh là gì?
Hiện tượng chậm kinh được giải thích theo vòng tuần hoàn kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ. Thông thường, một chu kình kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ giới từ 28 đến 32 ngày. Nếu sau 3 đến 7 ngày bạn chưa “rụng dâu” chứng tỏ bạn đã chậm kinh.
Việc chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là một yếu tố khá bình thường nên nhiều bạn hay chủ quan và không có biện pháp đề phòng. Nếu để hiện tượng này kéo dài và thường xuyên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe.
Xem thêm: Quan hệ sau khi vừa hết kinh có thai không? Cùng tìm câu trả lời
Nguyên nhân chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Thông thường, nếu xảy ra việc chậm kinh. Hầu như 80% chị em sẽ nghĩ ngay đến các dấu hiệu mang thai (trường hợp có quan hệ tình dục trước đó). Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ mà không phải là có thai được nghiên cứu chỉ ra rằng:
Cân nặng thay đổi đổi ngột
Bình thường các chị em đều biết, chế độ dinh dưỡng rất quan trong trong quá trình điều hòa khí huyết của chị em nữ giới. Nếu như trong tháng, cân nặng của bạn tăng nhanh hoặc giảm nhanh. Thì đây là yếu tố gây ra chậm kinh do rối loạn dưỡng chất bên trong.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp có kinh: 10 biểu hiện chính xác thường gặp
Chịu áp lực, mệt mỏi
Việc thường xuyên phải giải quyết những tập hồ sơ khổng lồ hay những áp lực khác trong công việc. Chịu stress quá lâu và không có dấu hiệu cải thiện. Điều này ảnh hưởng đến các hoocmone sinh dục nữ làm rối loạn nội tiết tố, ức chế quá trình rụng trứng gây ra hiện tượng châm kinh.
Tập luyện quá sức
Việc tập luyện thể thao là hoạt động rất tốt để cơ thể được khỏe mạnh. Tuy nhiên một số trường hợp hoạt động quá sức làm tổn hao đến hoocmone sinh dục cản trở quá trình rụng trứng.
Thức khuya
Ngày nay do áp lực công việc khá lớn, phải thường xuyên thức khuya hoặc đam mê lướt web, cúi mặt vào các phương tiện công nghệ smartphone. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây nên việc chậm kinh. Cần sắp xếp thời gian và hạn chế việc nói trên.
Sử dụng chất kích thích
Những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoàn toàn gây hại cho sức khỏe. Ngoài tiềm ần những nguy cơ gây hại khác, nó còn ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Nghiêm trọng hơn gây rối loạn kinh nguyệt, trứng không rụng trong thời gian dài dẫn đến vô sinh. Cần tránh xa những chất độc hại này.
Nạo phá thai
Đây là một nguyên nhân gây tỉ lệ chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai rất cao. Vì trong quá trình nạo phá vẫn chưa làm sạch hết phôi thai trong bụng, gây ảnh hưởng đến tử cung và quá trình rụng trứng. Nếu đã từng phá thai và bị chậm kinh hãy nhớ can thiệp kịp thời.
Tình trạng mãn kinh sớm
Có một số trường hợp chậm kinh còn do nguyên nhân mãn kinh sớm ở phụ nữ. Đây là trường hợp do thiếu hụt một lượng lớn hoocmone đối với phụ nữ, gây ra hiện tượng mãn kinh sớm. Vấn đề này cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
Chậm kinh do mắc một số bệnh lý
- U xơ tử cung: Trong quá trình điều trị bệnh, sử dụng những loại thuốc giúp ức chế cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh mất kinh.
- Viêm âm đạo: Do qúa trình không vệ sinh sạch sẽ “cô bé”, thụt tẩy rửa bằng những chất có độ pH quá cao gây khô, viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng phần lớn vào việc chậm kinh ở nữ giới. Đây là một trong những căn bệnh khá phổ biển ở chị em phụ nữ do đó cần phải chú ý.
- Đa nang buồng trứng: Trong quá trình mắc bệnh hoocmone sinh dục nữ ostrogen bị ảnh hưởng. Gây ức chế quá trình rụng trứng. Vì thế cần chữa trị và phát hiện kịp thời.
Xem thêm: U xơ tử cung: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị từ chuyên gia
Phân biệt chậm kinh bình thường và chậm kinh do mang thai
Giống nhau
Đều gây ra hiện tượng chậm kinh, chịu những cơn đau bụng âm ỉ, hay đói thèm ăn liên tục.
Khác nhau
- Chậm kinh bình thường sẽ không chảy máu nhưng chậm kinh do mang thai sẽ xuất hiện máu báo thai.
- Chậm kinh bình thường bị chuột rút 2 đến 3 ngày, hiện tượng chấm dứt nếu như bạn bắt đầu rụng trứng. Nếu có mang sẽ kèm theo hiện tượng mệt mỏi, khó thở, nhiệt độ cơ thể cao và đau vùng bụng dưới.
- Đau và tức ngực sẽ xuất hiện nếu như phụ nữ chậm kinh thường đến ngày hành kinh cơn đau tự động thuyên giảm, hết dần do lượng progestorone giảm. Phụ nữ có mang thai sẽ kèm theo đau, ngực to và nở đều hai bên.
Hậu quả của việc chậm kinh nhưng không mang thai
Nếu không sớm điều trị và có chế độ hợp lí sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Mắc bệnh tim mạch, ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng.
- Mất cân bằng hormone gây rối loạn nội tiết tố.
- Gây stress mệt mỏi dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Tiềm ẩn cao nguy cơ vô sinh, hiến muộn trường hợp nặng có nguy cơ tử vong đáng tiếc.
Xem thêm: Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Làm gì để phòng tránh và điều trị chậm kinh?
Chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống lẫn hôn nhân. Gây khó khăn trong quan hệ vợ chồng trước khi mang thai và lên kế hoạch sinh con. Cho nên cần phải:
Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là một trong những nguyên nhân cao gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, cần hạn chế và không sử dụng. Nếu muốn tránh mang thai ngoài ý muốn. Cần sử dụng những biện pháp an toàn khác như dùng bao, quan hệ vào ngày an toàn,…
Có chế độ sống khoa học
Luyện tập thể thao vừa phải, tránh thức khuya, căng thẳng mệt mỏi, nên đi chơi, du lịch nghỉ dưỡng để thoải mái tinh thần. Có một tâm trạng vui vẻ yêu đời, chắc chắn ngoài việc bạn không còn chậm kinh mà bạn còn có một sức khỏe đáng mơ ước.
Không “ép” cân
Việc ăn kiêng khem của nhiều bạn nữ để có vóc dáng mơ ước nhưng lại thiếu khoa học. Ăn kiêng “ép” cân thiếu tinh bột, protein và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì thế cần ăn uống đủ dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, thịt cá trứng sữa bổ sung thêm vitanmin từ những loại trái cây góp phần thúc đẩy ostrogen đẩy, nhanh quá trình rụng trứng.
Tắm nước ấm
Hạn chế ngâm mình ở nhiệt độ cao, lời khuyên cần tắm nước ấm để giúp cơ thể thoải mái, lưu thông khí huyết, mạch máu giãn nỡ góp phần vào quá trình điều hòa kinh nguyệt.
Hạn chế sử dung chất kích thích
Tránh xa những chất kích thích như rượu bia đồ cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ cholestorol.
Khám phụ khoa định kỳ
Nhớ dành thời gian 6 tháng/lần thăm khám phụ khoa định kỳ, để bảo vệ sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Những biện pháp trên mang tính chất phòng bệnh, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến bác sĩ ngay để nhận được những lời khuyên hợp lí.
Ngày nay nhịp sống tăng nhanh tỉ lệ châm kinh ở nữ giới ngày càng nhiều. Vì thế cần chăm lo sức khỏe thật tốt. Nếu như bạn chậm kinh có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra. Nếu không phải mang thai cần lưu ý và kiểm tra, điều trị sớm tình trạng trên.
Thông qua bài viết: Chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, rất mong đó sẽ là nguồn tài liệu bổ ích góp phần kiến thức cho chị em mình. Nếu có câu hỏi nào liên quan hãy để lại dưới phần bình luận. Tuần sau sẽ là chủ đề cho “mẹ bầu”, nhớ đón xem bạn nhé.
Mẹ có thể tham khảo
- Phù chân khi mang thai: Cảnh báo nguy hiểm khôn lường
- Yoga cho bà bầu: Những lợi ích đáng kinh ngạc mẹ nên thử
- 5 câu hỏi về dấu hiệu mang thai sớm được các mẹ quan tâm nhất
- Cách quan hệ tránh thai: Vì sao và các biện pháp hiệu quả
- Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai, tránh thai an toàn