Chậm kinh bao lâu thì có thai? Có thể bạn chưa biết

Chậm kinh bao lâu thì có thai? Các nguyên nhân chậm kinh và những dấu hiệu mang thai sớm là gì? Cùng bác sĩ…

Chậm kinh bao lâu thì có thai? Là câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc trên các diễn đàn sức khỏe. Chậm kinh là một triệu chứng sinh lý hết sức bình thường ở nữ giới. Tuy nhiên, chậm kinh khi mang thai lại có nhiều điểm khác biệt.

Hãy theo chân bác sĩ Đặng Thanh Tâm của iPREG tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu mang thai sớm và nguyên nhân chị em thường bị chậm kinh khi mới có thai. Bác sĩ Tâm cho biết, phát hiện mang thai sớm sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn rất nhiều. Qua đó, có những thay đổi trong sinh hoạt và dinh dưỡng một cách khoa học, tạo điều kiện cho một thai kỳ thuận lợi.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: 12 dấu hiệu có thai sớm nhất sau 1 tuần

Các nguyên nhân khiến nữ giới bị chậm kinh

Chậm kinh liệu có phải là dấu hiệu sắp mang thai không? Thường thì các chị em khi thấy cơ thể có dấu hiệu chậm kinh đều rất hoang mang, lo sợ. Đặc biệt với các bạn mới quan hệ một vài ngày sẽ nghĩ ngay tới việc mình có thể đã mang thai. Tuy nhiên không phải thế bạn nhé, chậm kinh do rất nhiều nguyên nhân. Cụ thể như sau:

Do mệt mỏi, căng thẳng

Đây có thể được coi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chậm kinh ở nữ giới. Tâm lý bị căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do hoạt động quá sức,… sẽ thúc đẩy sản sinh hormone estrogen. Hormone này tương tự như khi bạn xuất hiện những dấu hiệu mang thai sớm.

Estrogen gây rối loạn kinh nguyệt, làm chu kỳ kinh bị thay đổi liên tục, lâu dần sẽ khiến bạn bị chậm kinh. Theo báo cáo của Women’s Health – Menstrual Cycle, chậm kinh do bị ảnh hưởng tâm lý và thể chất thường kéo dài vài ngày. Nhiều trường hợp ghi nhận thời gian chậm kinh lâu hơn từ 2-3 tuần.

Xem thêm: Tầm quan trọng của việc cải thiện tâm lý trước khi mang thai

Do ảnh hưởng từ các loại thuốc

Nếu trước đó, chị em sử dụng thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố,… có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ. Một trong những biến chứng dễ nhận thấy nhất khi sử dụng các loại thuốc này là chậm kinh. Cùng theo ghi nhận của Women’s Health, có tới trên 30% nữ giới bị chậm kinh sau khi dùng thuốc tác động tới kinh nguyệt.

Có thể thấy, chậm kinh do 2 nguyên nhân kể trên rất nguy hiểm. Gây mất cân bằng nội tiết tố, làm thay đổi chu kỳ kinh qua đó ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngoài 2 nguyên nhân trên, chậm kinh do mang thai cũng là một yếu tố thường gặp. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì có kinh lại? Chuyên gia giải đáp

Chậm kinh do mang thai

Sau khi quan hệ, nếu tinh trùng gặp trứng thụ thai thành công để tạo thành hợp tử. Quá trình sản sinh hormone estrogen thai kỳ sẽ bắt đầu ngay sau đó. Hormone này làm giảm hoặc ngừng hẳn việc cơ thể mẹ sản xuất trứng. Trứng không hình thành, không rụng làm lớp niêm mạc tử cung không bong. Từ đó tới sau khi sinh vài tháng, cơ thể mẹ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện trường hợp mang thai nhưng vẫn hành kinh. Nguyên nhân được cho là thời gian thụ thai quá muộn, cách xa ngày rụng trứng. Bạn cần lưu ý, nếu chỉ hành kinh 1 lần duy nhất sau khi quan hệ 1-2 tuần, thì đây là triệu chứng sinh lý bình thường.

Nếu bạn hành kinh liên tục sau khi biết mình đã mang thai thì đây là một triệu chứng bất thường. Có thể bạn đã bị sảy thai vì một số nguyên nhân nào đó. Lúc này, bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Một trường hợp khác cũng phải kể đến là chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Đây là triệu chứng sinh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu tới sức khỏe. Bạn có thể xem chi tiết tại đây để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm: Dấu hiệu sắp có kinh: 10 biểu hiện chính xác thường gặp

iPREG đã liệt kê 3 nguyên nhân chính khiến bạn bị chậm kinh. Vậy, chậm kinh bao lâu thì có thai? Các dấu hiệu nhận biết là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Chậm kinh bao lâu thì có thai?

Như đã chia sẻ ở mục trên, kinh nguyệt hầu như không xuất hiện trong quá trình mang thai. Bởi lúc này, niêm mạc tử cung không bong nữa mà sẽ phát triển dày lên nhằm nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Để xác định chậm kinh bao lâu thì có thai, chủ yếu vẫn dựa vào chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định sẽ rất khó để xác định. Rất nhiều chị em do nóng vội mà sử dụng que thử thai quá sớm thường xuất hiện những trường hợp như: 1 vạch đậm 1 vạch mờ, 2 vạch mờ,… Nguyên nhân là do bạn dùng que thử sai cách, thử thai quá sớm,… Chính vấn đề này khiến tâm lý chị em bị ảnh hưởng không nhỏ.

Xem thêm: Que thử thai 2 vạch: Bạn đã chắc chắn có bầu?

Vậy chậm kinh bao lâu thì biết có thai? Bạn có thể xác định cụ thể như sau:

Chậm kinh từ 3-5 ngày

Khoảng thời gian này là dấu hiệu để nhận thấy rõ nhất nếu nữ giới chủ động quan hệ vào ngày rụng trứng. Sau 2 tuần kể từ thời điểm quan hệ, nữ giới nên theo dõi kỳ kinh của mình.

Khả năng thụ thai thành công khi quan hệ vào thời gian trứng rụng rất cao. Do vậy, nếu phát hiện cơ thể không hành kinh từ 3-5 ngày, chắc chắn bạn đã mang thai. Sử dụng que thử thai vào thời điểm này sẽ cho kết quả chính xác. Nếu đã biết mình mang thai, hãy tới ngay bệnh viện để thăm khám và nhận những tư vấn thai kỳ phù hợp.

Chậm kinh 7 ngày

Nếu chậm kinh 7 ngày nhưng khi thử chỉ ra một vạch thì khả năng cao là không thụ thai. Có thể do một vài nguyên nhân khác đã được chia sẻ ở phía trên. Tuy nhiên, để có kết quả chắc chắn nhất, nữ giới nên thử lại khi trễ từ 25-30 ngày.

Tóm lại: Chậm kinh sau từ 3-5 ngày bạn sẽ biết chính xác tình trạng mang thai của mình. Ngoài khoảng thời gian này, nếu không phát hiện các dấu hiệu mang thai như chúng tôi liệt kê phía dưới, bạn hãy tới bệnh viện để được tư vấn nguyên nhân cụ thể.

Ngoài ra, muốn xác định chính xác mình có mang thai hay không? Bạn hãy làm các xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để kiểm tra nồng độ hormone hCG. Phương pháp xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác 100%.

Dấu hiệu nhận biết chậm kinh khi có thai

Chậm kinh bao lâu thì có thai? Để chắc chắn bản thân đã mang thai sau khi chậm kinh, chị em có thể nhận biết bằng các dấu hiệu sau:

Ngực căng tức và đau

Nếu cảm thấy ngực hay bị đau như kim châm hoặc ngứa ran, căng tức quanh núm vú,… nhiều khả năng bạn đã mang thai. Nguyên nhân là do hormone thai kỳ đang biến đổi do đã thụ thai thành công. Lúc này, lượng máu được lưu thông tới ngực nhiều, tần xuất lớn hơn khiến bạn cảm nhận rất rõ tình trạng căng tức.

Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Ra máu báo thai

Máu báo thai thường xuất hiện khi bạn bị chậm kinh sau 1-2 tuần. Máu báo thai nếu không nhìn kỹ rất khó phân biệt với kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân chính khiến chị em lầm tưởng mình đã có kinh trở lại mà quên đi sự xuất hiện của thai nhi trong bụng.

Điều này rất nguy hiểm vì thời gian đầu mang thai, những nguy hại tới thai nhi vô cùng nhiều. Có thể kể đến như: động thai, tử cung co thắt bất thường,… chúng đều có khả năng dẫn tới tình trạng xấu nhất là sảy thai. Vì vậy, sau khi quan hệ bạn hãy theo dõi cơ thể sát sao nhằm đưa ra những biện pháp phòng tránh kịp thời.

Mệt mỏi vì ốm nghén

Nguyên nhân ốm nghén là do nồng độ hormone HCG và estrogen tăng lên. Ngoài ra, chị em sẽ bị tiêu hao một phần năng lượng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Dấu hiệu nhận biết đi kèm là tính khí thất thường, trễ kinh từ 15-30 ngày, buồn nôn,…

Xem thêm: 10 biện pháp giảm ốm nghén hiệu quả cho mẹ bầu

Đi tiểu nhiều lần không chủ đích

Tử cung của phụ nữ sẽ mở rộng từ từ để phù hợp với kích thước của bé. Khi tử cung càng giãn nở, vùng bàng quang sẽ càng bị chèn ép. Từ đó, gây ra hiện tượng tiểu tiện nhiều lần ở các chị em. Dấu hiệu này sẽ diễn ra ngay từ tuần đầu tiên của thai kỳ. Báo hiệu rằng cơ thể của nữ giới đang có nhiều chuyển biến lớn.

Nhức đầu, chóng mắt và hoa mắt

Nồng độ hormone hCG đang gia tăng làm cho cơ thể nữ giới thay đổi đột ngột. Lúc này, cơ thể bạn đang phải hoạt động để thích nghi với lượng hCG mới được sản sinh. Từ đó xuất hiện các triệu chứng đâu đầu, hoa mắt chóng mặt với tần xuất ngày một nhiều. Hiện tượng sẽ xảy đến khi nữ giới bị chậm kinh khoảng 8 ngày trở lên.

Bác sĩ Tâm khuyến cáo, nếu đã có ý định mang thai, sau khi quan hệ bạn nên hạn chế hoạt động mạnh, dành thời gian nghỉ ngơi để quá trình thu tinh, hình thành bào thai trong giai đoạn đầu được thuận lợi nhất. Trong suốt thai kỳ, mẹ chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập vận động phù hợp như yoga cho bà bầu, kegel, thiền,…

Xem thêm: Thay đổi gì trong cuộc sống và công việc trước khi mang thai?

Chậm kinh bao lâu thì có thai và những vấn đề liên quan

Qua những phân tích và các dấu hiệu nhận biết phía trên, chắc hẳn câu hỏi chậm kinh bao lâu thì có thai đã được chị em nắm rõ. Để làm sáng tỏ thêm những thông tin liên quan, dưới đây là các câu hỏi thường gặp được iPREG biên soạn từ ý kiến phản hồi của độc giả.

Chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung?

Sau khi quan hệ, tinh trùng và trứng cần khoảng 6-9 ngày để thụ thai thành công. Quá trình này tinh trùng bắt đầu di chuyển vào tử cung để làm tổ. Thời gian làm tổ tùy vào cơ địa của chị em mà mất khoảng từ 5-10 ngày. Do đó, để nhận biết chậm kinh bao lâu thì có thai phải từ 7-10 ngày. Tuổi thai sau toàn bộ quá trình được tính ở tuần thứ 5.

Chậm kinh bao lâu thì xét nghiệm máu?

Nhận biết có thai qua xét nghiệm máu là phương pháp có tính chính xác nhất. Xét nghiệm để đo nồng độ HCG có trong huyết thanh giúp chị em không bị lung lay tâm lý. Sau khi quan hệ từ 7-10 ngày, nữ giới có thể đi làm xét nghiệm. Hoặc tốt nhất nếu hiện tượng trễ kinh từ 3-5 ngày thì nên thực hiện việc này.

Chậm kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai?

2 cách siêu âm chính để biết có thai là siêu âm vùng bụng hoặc siêu âm đầu dò. Nữ bị chậm kinh khoảng từ 7 ngày thì nên sử dụng siêu âm đầu dò. Còn nếu chậm kinh khoảng từ 3-4 tuần thì siêu âm vùng bụng và kết quả sẽ lâu hơn. Trường hợp nữ giới trễ kinh từ 7 ngày và có chu kỳ kinh nguyệt đều, có thể đi siêu âm. Kết quả sẽ càng chính xác nếu thời gian chậm kinh càng lâu. Tuy nhiên, 3 tuần là con số tối đa.

Xem thêm: Tư vấn: Cách đọc kết quả siêu âm thai chính xác

Chậm kinh bao lâu thì nghe được tim thai?

Tim thai của bé đã được hình thành từ tuần tuổi thứ 3 hoặc thứ 4. Vì thế, nếu nữ giới đi siêu âm ở tuần thứ 6, tức khoảng 14-20 ngày chậm kinh thì đã có thể nghe được tim thai của bé rồi. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa, sức khỏe của mỗi người thì thời gian nhận biết sẽ lâu hơn vài ngày.

Bài viết trên hi vọng bạn đã tìm được lời giải cho câu hỏi: Chậm kinh bao lâu thì có thai? Đừng quên bổ sung các thông tin phía trên vào nhật ký thai kỳ. Cám ơn chị em đã theo dõi nội dung của chúng tôi.

Tham khảo thêm

  • 5 câu hỏi về dấu hiệu mang thai sớm được các mẹ quan tâm nhất
  • Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai hiệu quả nhất
  • Top 5 phần mềm tính ngày rụng trứng tốt nhất
  • Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào?
  • Cách quan hệ dễ mang thai nhất: Một phát ăn ngay
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories