Canxi cho bé: Tư vấn liều lượng và cách bổ sung từ chuyên gia

Canxi cho bé luôn được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Bổ sung như thế nào, liều lượng ra sao, lưu ý gì? Mẹ…

Canxi cho bé đang là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Những câu hỏi chính được đặt ra lúc này chính là vì sao nên bổ sung canxi cho trẻ nhỏ? Cách bổ sung canxi đúng chuẩn như thế nào?,… Hãy cùng iPREG giải đáp mọi thắc mắc trong nội dung dưới đây. Bài viết có sự tư vấn từ bác sĩ Trần Thành Nam.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh: Cách uống và các thương hiệu uy tín

Nhu cầu bổ sung canxi ở trẻ nhỏ

Trước khi tìm hiểu cách bổ sung canxi cho bé, mẹ cần nắm được nhu cầu canxi của con. Ở những độ tuổi khác nhau, lượng canxi bé tiêu thụ sẽ thay đổi. Dưới đây là bảng kê chi tiết:

STT Độ tuổi trẻ Nhu cầu canxi (mg/ngày)
1 Từ 0-6 tháng tuổi 300
2 Từ 7-12 tháng tuổi 400
3 Từ 1 – 3 tuổi 500
4 Từ 4 – 6 tuổi 600
5 Từ 7 – 9 tuổi 700
6 Từ 10-15 tuổi 1000
7 Trên 15 tuổi 1200
8 Trưởng thành 1400

Như vậy, việc mẹ nắm được nhu cầu canxi theo độ tuổi của bé sẽ giúp mẹ bổ sung đúng hàm lượng canxi và giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Mẹ chỉ nên bổ sung vừa đủ lượng canxi mà bé cần để tránh tình trạng canxi dư thừa và gây ra hệ lụy không mong muốn.

Xem thêm: Ăn dặm kiểu Nhật: Tư vấn ăn dặm cho trẻ từ chuyên gia

Vai trò của canxi đối với cơ thể trẻ

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng ở trẻ nhỏ. Theo bác sĩ Nam, có đến 99% canxi nằm ở xương và răng, 1% còn lại nằm ở các tế bào máu. Điều này có nghĩa là canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khung xương, hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả. Đồng thời kích thích răng mọc đúng thời kỳ và bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Nếu trẻ thiếu hụt canxi và không được bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, răng mọc chậm,… Ngoài ra, trẻ còn biểu hiện rõ ràng thông qua một số dấu hiệu cụ thể như: hay giật mình, đổ mồ hôi trộm khi ngủ, ức lõm xuống, ngủ không sâu giấc.

Trẻ dưới 8 tuổi bị thiếu hụt canxi sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không hứng thú với các hoạt động xung quanh và có nguy cơ phát triển chậm về trí não. Trẻ 9 – 16 tuổi bị thiếu canxi sẽ thường xuyên cáu gắt, khó chịu, tâm trạng bực bội, lười hoạt động và đặc biệt là không có cơ hội phát triển chiều cao như mong đợi.

Xem thêm: Canxi cho bà bầu: Bổ sung canxi đúng cách như thế nào?

Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu canxi

Để hiểu hơn về canxi cho bé, mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị thiếu canxi. Từ đó, tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm bù đắp lượng canxi bị thiếu hụt và giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Theo các chuyên gia, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

Bị thiếu oxy trong quá trình sinh

Bé quá lớn, xương chậu mẹ quá nhỏ,… khiến em bé bị ngạt, thiếu oxy trong quá trình sinh nở chính là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt canxi cho bé về sau. Sức đề kháng và khả năng hấp thụ dưỡng chất của những bé này yếu hơn so với các bé bình thường.

Di chứng trong quá trình mang thai

Mẹ bị thai nghén, đái tháo đường thai kỳ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Khi bé sinh ra, khả năng tự tổng hợp và hấp thụ canxi từ thức ăn, thuốc bổ sung canxi sẽ rất yếu.

Chế độ ăn thiếu canxi

Từ giai đoạn ăn dặm, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu canxi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh để bé dung nạp được lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Mặc dù cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 20% – 50% canxi trong khẩu phần ăn nhưng mẹ cũng nên tìm hiểu và bổ sung một chế độ ăn nhiều canxi trong quá trình phát triển của bé.

Không tắm nắng

Nhiều mẹ thắc mắc rằng tắm nắng cho con có liên quan gì đến hàm lượng canxi bé dung nạp được. Nhưng mẹ lại không biết, khi tắm nắng bé sẽ hấp thụ vitamin D sơ sinh vào cơ thể. Đây sẽ là nền tảng giúp con hấp thụ tốt nhất canxi trong quá trình phát triển về sau.

Biểu hiện khi trẻ bị thiếu hụt canxi

Trẻ bị thiếu canxi sẽ có những triệu chứng rõ rệt để mẹ nhận biết và sớm tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Dưới đây là 6 biểu hiện thường gặp nhất khi trẻ bị thiếu canxi:

  • Đổ nhiều mồ hôi: Mặc dù bé không vận động nhưng cơ thể vẫn đổ rất nhiều mồ hôi. Đặc biệt là khi bé ngủ hoặc bú.
  • Quấy khóc, giật mình: Ban đêm, bé ngủ không sâu giác, hay giật mình và quấy khóc. Mặc dù mẹ đã vỗ về, cho bé bú no nhưng tình trạng này không được cải thiện.
  • Còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn: So với những bạn bè cùng trang lứa, trẻ thấp còi, chậm phát triển và không được lanh lợi. Khung xương của bé yếu nên những giai đoạn như bò, đứng, đi đều rất chậm.
  • Mọc răng không đúng thời kỳ: Sau 6 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa mọc răng, mọc không đều hoặc răng yếu thì mẹ nên cân nhắc bổ sung thêm canxi cho bé để kích thích răng mọc đúng thời kỳ.
  • Rụng tóc vành khăn: Đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất cho việc bé bị thiếu hụt canxi mà mẹ không nên bỏ qua. Theo quan niệm của ông bà xưa, bé bị rụng tóc hình vành khăn là do “bị chiếu ăn”. Nhưng, khoa học đã chứng minh đây là hiện tượng xảy ra khi bé cơ thể bé không có đủ canxi cho quá trình phát triển nang tóc nên tóc yếu và bị rụng.
  • Vặn mình, nôn trớ: Trẻ thường xuyên bị vặn mình, nôn trớ mặc dù mẹ đã chăm bé rất kỹ và vỗ ợ hơi sau khi cho bú.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả

Cách bổ sung canxi cho bé đúng tiêu chuẩn

Mẹ đang thắc mắc không biết nên bổ sung canxi cho trẻ như thế nào? Vậy thì, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.

Bổ sung đúng liều lượng

Điều quan trọng đầu tiên để mang lại hiệu quả khi cung cấp canxi cho trẻ nhỏ đó chính là đúng liều lượng. Như đã nói ở trên, mỗi độ tuổi sẽ có một nhu cầu canxi khác nhau. Nếu mẹ bổ sung vừa đủ canxi cho cơ thể sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và tốt cho răng.

Tuy nhiên, nếu hàm lượng canxi vượt quá nhu cầu của bé thì sẽ dẫn đến một số tình trạng như: trẻ bị táo bón, buồn nôn,… Nặng hơn có thể gây vôi hóa, sỏi thận, giảm khả năng hấp thu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: sắt, kẽm,…

Xem thêm: Bổ sung sắt cho bé: Liều lượng và cách bổ sung hiệu quả

Đúng thời điểm

Nhiều mẹ thắc mắc rằng tại sao vẫn luôn bổ sung canxi đầy đủ cho bé nhưng hiệu quả nhận được không như mong đợi? Nguyên nhân là bởi vì mẹ cung cấp canxi cho bé không đúng thời điểm.

Theo bác sĩ Nam, thời điểm tốt nhất để bổ sung canxi cho trẻ nhỏ là vào buổi sáng, sau bữa ăn 30 – 60 phút. Lúc này, bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tổng hợp vitamin D nên khả năng hấp thụ canxi cao hơn so với những thời điểm khác trong ngày.

Một điều mẹ cần lưu ý là không cho bé uống canxi vào buổi tối để tránh trường hợp canxi tích tụ gây nên một số bệnh như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, khó ngủ,…

Kết hợp với vitamin D

Để tăng hiệu quả khi cung cấp canxi ở trẻ nhỏ thì mẹ nên kết hợp với vitamin D. Ngoài các sản phẩm bổ sung vitamin D thì phơi nắng, cải thiện thực đơn hằng ngày cũng là những cách giúp bé tổng hợp vitamin D tốt nhất. Nhờ đó mà tăng khả năng hấp thụ canxi và giúp cho cơ thể bù đắp được lượng canxi thiếu hụt nhanh chóng.

Kèm theo chế độ ăn uống khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn hằng ngày có thể giúp bổ sung 50% lượng canxi cần thiết ở trẻ nhỏ. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà mẹ không nên bỏ qua gồm: trứng, hải sản, rau cải xoăn, bắp cải,… Ngoài ra, mẹ cũng nên kết hợp với thực đơn phong phú, đa dạng, đầy đủ dưỡng chất để giúp bé phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bé con cũng dung nạp được tất cả hàm lượng canxi có trong khẩu phần ăn. Vậy nên, mẹ có thể cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi được bán trên thị trường để dung nạp đủ hàm lượng canxi bé cần mỗi ngày.

Xem thêm: DHA cho bé: Cách bổ sung hiệu quả nhất từ chuyên gia

Một số lưu ý khi bổ sung canxi cho bé

Khi muốn bổ sung canxi cho bé thì mẹ nhất định phải lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Cho bé uống canxi vào buổi sáng và khuyến khích trẻ vận động nhẹ sau khi bổ sung canxi để tăng khả năng hấp thụ vào cơ thể.
  • Nên cho bé uống canxi sau bữa ăn khoảng 30 – 60 phút. Tuyệt đối không bổ sung canxi khi bé đói để tránh làm tổn thương dạ dày non yếu của bé.
  • Không uống canxi kèm với sữa và một số khoáng chất khác như sắt, kẽm… Mẹ nên chia ra từng khoảng thời gian thích hợp để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé một cách hiệu quả nhất.
  • Tích cực bổ sung canxi cho bé vào mùa đông. Bởi mùa này ít nắng, trẻ ít vận động nên lượng canxi trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt nhiều.
  • Tắm nắng thường xuyên và lựa chọn kỹ lưỡng những sản phẩm bổ sung canxi cho bé được bán trên thị trường. Hãy tham khảo mức giá, công dụng và những đánh giá của khách hàng trước đó để quyết định có nên tin tưởng hay không.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung canxi cho bé.

Trên đây là những thông tin liên quan đến canxi cho bé mà mẹ cần nắm được để giúp bé yêu phát triển tốt nhất, hỗ trợ tăng chiều cao cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé. iPREG hi vọng mẹ sẽ có đầy đủ kiến thức và bù đắp lượng canxi thiếu hụt cho bé một cách hiệu quả nhất.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Men tiêu hóa cho trẻ: Công dụng và cách sử dụng an toàn
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, mẹ nên ăn gì?
  • 3 món ăn bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả từ chuyên gia
  • Dinh dưỡng cho bé ăn dặm: Phát triển đồng đều thể chất lẫn trí tuệ
  • Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories