Cách rặn đẻ khoa học giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Cách rặn đẻ khoa học giúp bà bầu giảm đau khi sinh
Cách rặn đẻ khoa học giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Cùng iPREG khám phá cách rặn đẻ và hít thở khi sinh thường đúng chuẩn. Biết cách rặn đẻ sẽ giúp mẹ giảm các…
Cách rặn đẻ khoa học giúp bà bầu giảm đau khi sinh

Đau đẻ – Cơn đau “thập tử nhất sinh” mẹ nào cũng khiếp sợ. Nghĩ đến thôi cũng khiến chị em hình dung ngay ra những viễn cảnh kinh hoàng. Điều này vô hình chung tạo nên một áp lực không nhỏ trước khi sinh nở.

Chính vì lý do này, iPREG sẽ hướng dẫn các mẹ cách rặn đẻ đúng chuẩn trong bài viết dưới đây. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp giảm đau khi sinh phù hợp. Qua đó, có một quá trình vượt cạn như mong đợi.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

Dr. Trần Thành Nam check content


ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Tư vấn sinh nở: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh mẹ cần biết

Lý do mẹ bầu nên học cách rặn đẻ khi sinh

Cách rặn đẻ

Hiện nay, có rất nhiều lớp học trước sinh cung cấp kiến thức giúp mẹ bầu vượt cạn thuận lợi. Trong các khóa tiền sản này, cách rặn đẻ khoa học luôn được giảng viên ưu tiên hàng đầu. Tại sao phương pháp rặn đẻ khi sinh thường lại quan trọng tới vậy? Chẳng phải chỉ cần thực hiện theo những gì mà bản năng làm mẹ mách bảo là có thể vượt cạn thành công hay sao?

Không phải thế mẹ nhé! Quá trình sinh nở được coi là thành công nếu thai nhi chào đời thuận lợi, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bà bầu biết cách rặn đẻ và thở đúng chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. Cụ thể:

Mẹ không bị mất sức khi vượt cạn

Mất sức, mệt mỏi, khó thở sau khi sinh là biểu hiện của những bà bầu rặn đẻ sai cách. Rặn đẻ đúng cách, bà bầu cần thực hiện theo quy trình đã được chuẩn hóa cụ thể. Qua đó, mẹ sẽ trải qua thì co, thì kéo dài, thì nghỉ của cơn đau đẻ một cách nhanh chóng.

Sau khi sinh, do không mất quá nhiều sức trong lúc vượt cạn, cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn. Tuyến sữa làm việc tốt giúp sữa mau về, đảm bảo nhu cầu cho bé sử dụng. Ngoài ra, một cơ thể khỏe mạnh sau sinh còn khiến tâm lý mẹ bỉm thoải mái hơn, sẵn sàng cho thời gian chăm con cũng không kém vất vả sau này.

Cơn đau đẻ giảm đi đáng kể

Thời gian chuyển dạ của mỗi mẹ bầu là không giống nhau. Khi bé yêu đã sẵn sàng ra ngoài, mẹ chỉ cần rặn đẻ đúng cách nữa mà thôi. Nhiều mẹ cảm nhận lần đầu rặn đẻ cực kỳ khó khăn, mất sức và đau đớn. Nhưng lại có một số mẹ cảm thấy lần vượt cạn của mình khá thuận lợi.

Đó là vì mẹ biết cách rặn đẻ theo sự chỉ dẫn tận tình của bác sĩ. Khi rặn đẻ đúng cách thì những cơn đau sẽ diễn ra đúng trình tự. Mẹ sẽ không cảm thấy quá đau đớn như vẫn tưởng tượng.

Bé yêu chào đời nhanh hơn

Nếu mẹ đang nóng lòng gặp con, hãy học cách rặn đẻ chuẩn nhất khi vượt cạn. Đơn giản là vì khi mẹ biết rặn đẻ đúng, thai nhi sẽ chào đời thuận lợi. Việc không dùng sức quá nhiều khi sinh giúp mẹ có giây phút gặp con lần đầu tuyệt vời hơn.

Giờ thì, với những lợi ích nhận được như trên, mẹ đã sẵn sàng để khám phá cách rặn và thở khi đẻ chưa?

Xem thêm: 8 nguyên nhân sinh chậm và biện pháp khắc phục hiệu quả

Bật mí cách thở khi rặn đẻ tốt nhất cho mẹ bầu

Cách thở khi sinh

Trên thực tế, cách thở khi rặn đẻ không khó như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Mẹ chỉ cần thực hiện theo những bài tập dưới đây:

Bài tập 1: Thở ngực chậm

Cổ tử cung mở từ 2 – 6cm, các cơn co sẽ bắt đầu xuất hiện. Những cơn co tử cung lúc này khá thưa nên mẹ chỉ cần thở ngực chậm. Phương pháp này sẽ giúp mẹ giữ sức và cung cấp oxy cho 2 mẹ con.

Cách thực hiện

Khi cơn co xuất hiện, mẹ hít một hơi sâu vào phổi và thở mạnh bằng miệng để đẩy khí ra ngoài. Thực hiện đều đặn 9 – 11 lần/phút để đẩy hết thán khí trong cơ thể, giúp mẹ giữ sức.

Bài tập 2: Thở ngực nông

Cơn đau lúc này sẽ tăng dần và diễn ra khoảng 3 phút/lần. Cổ tử cung đã mở từ 6 – 8 cm, mẹ bắt đầu cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới. Mẹ không nên thở tùy ý vào khoảng thời gian này, hãy học cách thở đúng như dưới đây.

Cách thực hiện

  • Khi cơn đau ập đến, mẹ hít một hơi thật sâu rồi thở qua miệng.
  • Sau đó, nếu cơn đau giảm dần mẹ hãy thở từng hơi ngắn qua miệng.
  • Cơn đau tiếp tục dồn dập đến, mẹ hãy thở nhanh, gấp và nối tiếp từng hơi thở liên tục.
  • Cơn đau giảm xuống, mẹ tiếp tục thở ngắn qua miệng.
  • Kết thúc cơn đau, mẹ hãy hít một hơi thật sâu rồi thổi hơi ra ngoài để cân bằng khí trong cơ thể.

Bài tập 3: Thở ngắn – Nhanh – Nông

Khi cơn đau đẻ lên đỉnh điểm là lúc mẹ có cảm giác muốn rặn. Lúc này, cơn đau sẽ dồn dập và diễn ra từ 2 – 3 phút/cơn. Mặc dù mẹ muốn rặn để con nhanh chóng chui ra ngoài. Nhưng, nếu rặn mạnh tại thời điểm này mẹ sẽ gặp nguy cơ rặn non gây phù nề tử cung.

Cách thực hiện

Mẹ hãy bình tĩnh, thực hiện thở 3 lần bằng hơi: Ngắn – Nhanh – Nông. Đến hơi thứ 4 mẹ hãy thở thật mạnh. Cứ lặp lại quy trình như vậy khoảng 3 – 4 lần để cân bằng khí và lấy sức cho quá trình vượt cạn.

Bài tập 4: Nín thở và giữ hơi trong miệng

Cách thực hiện

Khi được bác sĩ thông báo rặn thì điều đầu tiên mẹ nên nhớ là hít một hơi thật sâu. Sau đó, mẹ nín thở và giữ hơi trong miệng. Tiếp đến, mẹ hãy từ từ đưa hơi xuống xuống bụng để quá trình rặn đẻ diễn ra nhanh chóng.

Làm như vậy giúp hơi từ miệng được đẩy nhanh xuống vùng đẻ. Điều này thúc đẩy thai nhi chui ra ngoài nhanh hơn. Mẹ sẽ rút ngắn thời gian được gặp bé yêu khi thở và rặn đẻ đúng cách.

Bên cạnh 4 bài tập thở khi rặn đẻ kể trên, mẹ có thể xem thêm phương pháp hít thở Lamaze tại đây.

Vậy là mẹ đã biết cách thở như thế nào rồi chứ? Nhưng thở đúng thôi chưa đủ, mẹ còn phải biết rặn đẻ đúng để hoàn thành sứ mệnh của mình.

Cách rặn đẻ khi sinh thường đúng chuẩn

Cách rặn đẻ sinh thường

Cách rặn đẻ quyết định không nhỏ đến thành công trong lần vượt cạn của mẹ bầu. Ngoài việc hít thở đúng cách, mẹ cũng nên tham khảo cách rặn để tránh mất sức và giảm các cơn đau dưới đây.

Dồn lực để rặn

Khi muốn rặn (là lúc cơn đau đạt đỉnh điểm), mẹ cần dồn lực xuống bụng dưới. Cách dồn lực xuống bụng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần hít một hơi sâu, nín thở, ngậm chặt miệng và đẩy hơi xuống bụng. Lúc này, toàn bộ hơi trong miệng sẽ được đưa xuống bụng để thúc đẩy thai nhi ra ngoài nhanh hơn.

Không phát ra âm thanh khi rặn

Một nguyên tắc khi rặn đẻ là không phát ra âm thanh, không la hét và không khóc lóc. Hãy tập trung tinh thần và dồn hết hơi đã lấy được xuống bụng dưới để đẩy em bé ra ngoài. Việc la hét hay phát ra âm thanh sẽ khiến hơi bị đẩy ra ngoài và không chuyển đủ xuống bụng để thực hiện rặn đẻ. Hơn nữa, khi mẹ la hét sẽ rất mất sức, thời gian rặn đẻ cũng vì thế mà lâu hơn.

Giữ lưng thẳng và hơi cong mông

Mẹ bầu nên phối hợp nhịp nhàng giữa cách rặn đẻ và tư thế của mình. Mẹ cần giữ lưng thẳng, tiếp xúc với bề mặt bàn sinh và mông hơi cong lên. Việc giữ đúng tư thế như vậy sẽ tiếp sức cho việc rặn. Đồng thời, hơi dồn xuống bụng nhiều hơn nên thời gian sinh được rút ngắn đáng kể.

Thả lỏng để lấy lại sức

Không phải mẹ bầu nào cũng thành công trong lần rặn đẻ đầu tiên. Vậy nên, khi cơn đau qua đi, mẹ hãy nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Điều này sẽ giúp mẹ lấy lại sức và chuẩn bị tốt hơn trong lần rặn tiếp theo. Cơn đau đẻ sẽ trở lại trong vòng chưa đến 1 phút nên mẹ hãy thả lỏng rồi hít một hơi thật sâu để chuẩn bị tốt cho lần rặn thứ 2 nhé.

Rặn nhẹ và hít thở khi bé yêu chui ra

Khi phần đầu thai nhi ra khỏi tử cung, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ không rặn nữa. Lúc này, mẹ hãy hít thật sâu, thở ra để cung cấp oxy cho cơ thể. Kết hợp với đó là rặn nhẹ nhàng để bé yêu chào đời thuận lợi hơn.

Trên đây là tất cả những phương pháp rặn đẻ mẹ cần biết. Để tránh các trường hợp cơn đau kéo dài khiến quá trình sinh nở lâu hơn. Mẹ nên lưu ý một số vấn đề chúng tôi tổng hợp dưới đây.

Xem thêm: Bật bí những bài tập giúp mẹ dễ sinh thường từ chuyên gia

Một số lưu ý giúp mẹ sinh nhanh, giảm đau

Một số lưu ý giúp mẹ sinh nhanh

“Cửa sinh là cửa tử” nên mẹ nhất định phải lưu ý những điều sau để vượt cạn thành công và tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi con chào đời.

Xác định đúng chu kỳ cơn gò tử cung

Không phải cứ đau là rặn. Việc xác định sai chu kỳ cơn gò tử cung sẽ khiến thai phụ mất sức rất nhiều. Mẹ cần xác định được lúc nào cơn đau đỉnh điểm, lúc nào mẹ cần rặn để đẩy bé ra ngoài. Có như vậy, những cơn đau mới thuyên giảm và mẹ cũng mới rút ngắn thời gian sinh.

Giữ đúng tư thế khi rặn đẻ

Tư thế rặn đẻ quyết định không nhỏ đến sự thành công khi sinh. Mẹ cần giữ lưng thẳng, mông hơi cong, hai tay nắm chặt 2 thành giường để có tư thế tốt nhất khi rặn đẻ.

Nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đặt tay ở đầu gối để đẩy mông lên cao hơn. Việc đặt tay lên đầu gối cũng giúp mẹ có tư thế vững vàng hơn và thuận lợi cho quá trình rặn đẻ. Hai chân mẹ nên đặt ở vị trí bàn đạp trên giường đẻ để cơ thể được cân bằng.

Không ngửa cổ ra sau

Nhiều mẹ vì quá đau nên thường ngửa cổ ra sau. Nhưng mẹ nên nhớ việc ngửa cổ ra sau sẽ khiến mẹ mất sức rất nhiều. Cơ thể mẹ cũng không giữ đúng tư thế chuẩn khi sinh nên sẽ rất khó để bé yêu chui ra.

Nếu mẹ không đáp ứng được những tiêu chí kể trên thì mẹ sẽ gặp những hậu quả khó lường. Vậy thì, những hậu quả đó là gì?

Những hậu quả khi rặn đẻ sai cách

Hậu quả khi sinh sai cách

Việc rặn đẻ sai cách khiến nhiều mẹ trẻ hối hận vì đối mặt với hậu quả không mong muốn.

Tụ huyết ở mắt

Như đã nói ở trên, ngửa cổ lúc vượt cạn không chỉ khiến thai phụ mất sức mà còn bị tụ huyết ở mắt sau khi sinh. Mắt sẽ xuất hiện màu đỏ đục và khiến mẹ cực kỳ khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của mẹ sau này.

Mất sức

Nhiều mẹ sau khi sinh con không còn sức để nhìn bé yêu. Điều này sẽ khiến mẹ mất đi một khoảnh khắc tuyệt vời. Nếu mẹ không học cách rặn đẻ đúng thì thời gian bé con da tiếp da với mẹ cũng không hoàn hảo như mong đợi. Mất sức sau sinh sẽ rất mệt mỏi và khiến sữa mẹ lâu về hơn.

Lâu phục hồi

Nhiều mẹ sau sinh sẽ phục hồi rất nhanh. Nhưng có nhiều mẹ lại mất khá nhiều thời gian để lấy lại sức khỏe. Việc rặn đẻ sai cách là một trong những nguyên nhân khiến mẹ lâu phục hồi. Vậy nên, đừng để bản thân chịu thiệt thòi khi không tìm hiểu về cách thở và rặn đẻ.

Xem thêm: Mẹ nên ăn gì sau sinh để sữa nhanh về, cải thiện chất lượng sữa?

Trên đây là những tư vấn về cách rặn đẻ cho mẹ bầu tham khảo. Nếu áp dụng thành công thì cuộc vượt cạn của mẹ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Hãy dành trọn giây phút đầu tiên gặp bé yêu và cảm nhận hình hài nhỏ bé ấy bằng cách học và tìm hiểu về phương pháp rặn đẻ đúng cách nhé.

Mẹ có thể tham khảo

  • Các phương pháp giảm đau khi sinh thường và sinh mổ
  • Các liệu pháp giảm đau sau sinh mẹ cần biết
  • Thực đơn cho mẹ sinh thường: Mẹ nhanh về sữa, bé khỏe mạnh
  • Kiêng cữ sau sinh mổ và sinh thường: Mẹ cần lưu ý những gì?
  • Infographic: 10 tư thế vận động giúp mẹ dễ sinh

Đau đẻ – Cơn đau “thập tử nhất sinh” mẹ nào cũng khiếp sợ. Nghĩ đến thôi cũng khiến chị em hình dung ngay ra những viễn cảnh kinh hoàng. Điều này vô hình chung tạo nên một áp lực không nhỏ trước khi sinh nở.

Chính vì lý do này, iPREG sẽ hướng dẫn các mẹ cách rặn đẻ đúng chuẩn trong bài viết dưới đây. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp giảm đau khi sinh phù hợp. Qua đó, có một quá trình vượt cạn như mong đợi.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

Dr. Trần Thành Nam check content


ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Tư vấn sinh nở: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh mẹ cần biết

Lý do mẹ bầu nên học cách rặn đẻ khi sinh

Cách rặn đẻ

Hiện nay, có rất nhiều lớp học trước sinh cung cấp kiến thức giúp mẹ bầu vượt cạn thuận lợi. Trong các khóa tiền sản này, cách rặn đẻ khoa học luôn được giảng viên ưu tiên hàng đầu. Tại sao phương pháp rặn đẻ khi sinh thường lại quan trọng tới vậy? Chẳng phải chỉ cần thực hiện theo những gì mà bản năng làm mẹ mách bảo là có thể vượt cạn thành công hay sao?

Không phải thế mẹ nhé! Quá trình sinh nở được coi là thành công nếu thai nhi chào đời thuận lợi, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bà bầu biết cách rặn đẻ và thở đúng chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. Cụ thể:

Mẹ không bị mất sức khi vượt cạn

Mất sức, mệt mỏi, khó thở sau khi sinh là biểu hiện của những bà bầu rặn đẻ sai cách. Rặn đẻ đúng cách, bà bầu cần thực hiện theo quy trình đã được chuẩn hóa cụ thể. Qua đó, mẹ sẽ trải qua thì co, thì kéo dài, thì nghỉ của cơn đau đẻ một cách nhanh chóng.

Sau khi sinh, do không mất quá nhiều sức trong lúc vượt cạn, cơ thể mẹ hồi phục nhanh hơn. Tuyến sữa làm việc tốt giúp sữa mau về, đảm bảo nhu cầu cho bé sử dụng. Ngoài ra, một cơ thể khỏe mạnh sau sinh còn khiến tâm lý mẹ bỉm thoải mái hơn, sẵn sàng cho thời gian chăm con cũng không kém vất vả sau này.

Cơn đau đẻ giảm đi đáng kể

Thời gian chuyển dạ của mỗi mẹ bầu là không giống nhau. Khi bé yêu đã sẵn sàng ra ngoài, mẹ chỉ cần rặn đẻ đúng cách nữa mà thôi. Nhiều mẹ cảm nhận lần đầu rặn đẻ cực kỳ khó khăn, mất sức và đau đớn. Nhưng lại có một số mẹ cảm thấy lần vượt cạn của mình khá thuận lợi.

Đó là vì mẹ biết cách rặn đẻ theo sự chỉ dẫn tận tình của bác sĩ. Khi rặn đẻ đúng cách thì những cơn đau sẽ diễn ra đúng trình tự. Mẹ sẽ không cảm thấy quá đau đớn như vẫn tưởng tượng.

Bé yêu chào đời nhanh hơn

Nếu mẹ đang nóng lòng gặp con, hãy học cách rặn đẻ chuẩn nhất khi vượt cạn. Đơn giản là vì khi mẹ biết rặn đẻ đúng, thai nhi sẽ chào đời thuận lợi. Việc không dùng sức quá nhiều khi sinh giúp mẹ có giây phút gặp con lần đầu tuyệt vời hơn.

Giờ thì, với những lợi ích nhận được như trên, mẹ đã sẵn sàng để khám phá cách rặn và thở khi đẻ chưa?

Xem thêm: 8 nguyên nhân sinh chậm và biện pháp khắc phục hiệu quả

Bật mí cách thở khi rặn đẻ tốt nhất cho mẹ bầu

Cách thở khi sinh

Trên thực tế, cách thở khi rặn đẻ không khó như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Mẹ chỉ cần thực hiện theo những bài tập dưới đây:

Bài tập 1: Thở ngực chậm

Cổ tử cung mở từ 2 – 6cm, các cơn co sẽ bắt đầu xuất hiện. Những cơn co tử cung lúc này khá thưa nên mẹ chỉ cần thở ngực chậm. Phương pháp này sẽ giúp mẹ giữ sức và cung cấp oxy cho 2 mẹ con.

Cách thực hiện

Khi cơn co xuất hiện, mẹ hít một hơi sâu vào phổi và thở mạnh bằng miệng để đẩy khí ra ngoài. Thực hiện đều đặn 9 – 11 lần/phút để đẩy hết thán khí trong cơ thể, giúp mẹ giữ sức.

Bài tập 2: Thở ngực nông

Cơn đau lúc này sẽ tăng dần và diễn ra khoảng 3 phút/lần. Cổ tử cung đã mở từ 6 – 8 cm, mẹ bắt đầu cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới. Mẹ không nên thở tùy ý vào khoảng thời gian này, hãy học cách thở đúng như dưới đây.

Cách thực hiện

  • Khi cơn đau ập đến, mẹ hít một hơi thật sâu rồi thở qua miệng.
  • Sau đó, nếu cơn đau giảm dần mẹ hãy thở từng hơi ngắn qua miệng.
  • Cơn đau tiếp tục dồn dập đến, mẹ hãy thở nhanh, gấp và nối tiếp từng hơi thở liên tục.
  • Cơn đau giảm xuống, mẹ tiếp tục thở ngắn qua miệng.
  • Kết thúc cơn đau, mẹ hãy hít một hơi thật sâu rồi thổi hơi ra ngoài để cân bằng khí trong cơ thể.

Bài tập 3: Thở ngắn – Nhanh – Nông

Khi cơn đau đẻ lên đỉnh điểm là lúc mẹ có cảm giác muốn rặn. Lúc này, cơn đau sẽ dồn dập và diễn ra từ 2 – 3 phút/cơn. Mặc dù mẹ muốn rặn để con nhanh chóng chui ra ngoài. Nhưng, nếu rặn mạnh tại thời điểm này mẹ sẽ gặp nguy cơ rặn non gây phù nề tử cung.

Cách thực hiện

Mẹ hãy bình tĩnh, thực hiện thở 3 lần bằng hơi: Ngắn – Nhanh – Nông. Đến hơi thứ 4 mẹ hãy thở thật mạnh. Cứ lặp lại quy trình như vậy khoảng 3 – 4 lần để cân bằng khí và lấy sức cho quá trình vượt cạn.

Bài tập 4: Nín thở và giữ hơi trong miệng

Cách thực hiện

Khi được bác sĩ thông báo rặn thì điều đầu tiên mẹ nên nhớ là hít một hơi thật sâu. Sau đó, mẹ nín thở và giữ hơi trong miệng. Tiếp đến, mẹ hãy từ từ đưa hơi xuống xuống bụng để quá trình rặn đẻ diễn ra nhanh chóng.

Làm như vậy giúp hơi từ miệng được đẩy nhanh xuống vùng đẻ. Điều này thúc đẩy thai nhi chui ra ngoài nhanh hơn. Mẹ sẽ rút ngắn thời gian được gặp bé yêu khi thở và rặn đẻ đúng cách.

Bên cạnh 4 bài tập thở khi rặn đẻ kể trên, mẹ có thể xem thêm phương pháp hít thở Lamaze tại đây.

Vậy là mẹ đã biết cách thở như thế nào rồi chứ? Nhưng thở đúng thôi chưa đủ, mẹ còn phải biết rặn đẻ đúng để hoàn thành sứ mệnh của mình.

Cách rặn đẻ khi sinh thường đúng chuẩn

Cách rặn đẻ sinh thường

Cách rặn đẻ quyết định không nhỏ đến thành công trong lần vượt cạn của mẹ bầu. Ngoài việc hít thở đúng cách, mẹ cũng nên tham khảo cách rặn để tránh mất sức và giảm các cơn đau dưới đây.

Dồn lực để rặn

Khi muốn rặn (là lúc cơn đau đạt đỉnh điểm), mẹ cần dồn lực xuống bụng dưới. Cách dồn lực xuống bụng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần hít một hơi sâu, nín thở, ngậm chặt miệng và đẩy hơi xuống bụng. Lúc này, toàn bộ hơi trong miệng sẽ được đưa xuống bụng để thúc đẩy thai nhi ra ngoài nhanh hơn.

Không phát ra âm thanh khi rặn

Một nguyên tắc khi rặn đẻ là không phát ra âm thanh, không la hét và không khóc lóc. Hãy tập trung tinh thần và dồn hết hơi đã lấy được xuống bụng dưới để đẩy em bé ra ngoài. Việc la hét hay phát ra âm thanh sẽ khiến hơi bị đẩy ra ngoài và không chuyển đủ xuống bụng để thực hiện rặn đẻ. Hơn nữa, khi mẹ la hét sẽ rất mất sức, thời gian rặn đẻ cũng vì thế mà lâu hơn.

Giữ lưng thẳng và hơi cong mông

Mẹ bầu nên phối hợp nhịp nhàng giữa cách rặn đẻ và tư thế của mình. Mẹ cần giữ lưng thẳng, tiếp xúc với bề mặt bàn sinh và mông hơi cong lên. Việc giữ đúng tư thế như vậy sẽ tiếp sức cho việc rặn. Đồng thời, hơi dồn xuống bụng nhiều hơn nên thời gian sinh được rút ngắn đáng kể.

Thả lỏng để lấy lại sức

Không phải mẹ bầu nào cũng thành công trong lần rặn đẻ đầu tiên. Vậy nên, khi cơn đau qua đi, mẹ hãy nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Điều này sẽ giúp mẹ lấy lại sức và chuẩn bị tốt hơn trong lần rặn tiếp theo. Cơn đau đẻ sẽ trở lại trong vòng chưa đến 1 phút nên mẹ hãy thả lỏng rồi hít một hơi thật sâu để chuẩn bị tốt cho lần rặn thứ 2 nhé.

Rặn nhẹ và hít thở khi bé yêu chui ra

Khi phần đầu thai nhi ra khỏi tử cung, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ không rặn nữa. Lúc này, mẹ hãy hít thật sâu, thở ra để cung cấp oxy cho cơ thể. Kết hợp với đó là rặn nhẹ nhàng để bé yêu chào đời thuận lợi hơn.

Trên đây là tất cả những phương pháp rặn đẻ mẹ cần biết. Để tránh các trường hợp cơn đau kéo dài khiến quá trình sinh nở lâu hơn. Mẹ nên lưu ý một số vấn đề chúng tôi tổng hợp dưới đây.

Xem thêm: Bật bí những bài tập giúp mẹ dễ sinh thường từ chuyên gia

Một số lưu ý giúp mẹ sinh nhanh, giảm đau

Một số lưu ý giúp mẹ sinh nhanh

“Cửa sinh là cửa tử” nên mẹ nhất định phải lưu ý những điều sau để vượt cạn thành công và tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi con chào đời.

Xác định đúng chu kỳ cơn gò tử cung

Không phải cứ đau là rặn. Việc xác định sai chu kỳ cơn gò tử cung sẽ khiến thai phụ mất sức rất nhiều. Mẹ cần xác định được lúc nào cơn đau đỉnh điểm, lúc nào mẹ cần rặn để đẩy bé ra ngoài. Có như vậy, những cơn đau mới thuyên giảm và mẹ cũng mới rút ngắn thời gian sinh.

Giữ đúng tư thế khi rặn đẻ

Tư thế rặn đẻ quyết định không nhỏ đến sự thành công khi sinh. Mẹ cần giữ lưng thẳng, mông hơi cong, hai tay nắm chặt 2 thành giường để có tư thế tốt nhất khi rặn đẻ.

Nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đặt tay ở đầu gối để đẩy mông lên cao hơn. Việc đặt tay lên đầu gối cũng giúp mẹ có tư thế vững vàng hơn và thuận lợi cho quá trình rặn đẻ. Hai chân mẹ nên đặt ở vị trí bàn đạp trên giường đẻ để cơ thể được cân bằng.

Không ngửa cổ ra sau

Nhiều mẹ vì quá đau nên thường ngửa cổ ra sau. Nhưng mẹ nên nhớ việc ngửa cổ ra sau sẽ khiến mẹ mất sức rất nhiều. Cơ thể mẹ cũng không giữ đúng tư thế chuẩn khi sinh nên sẽ rất khó để bé yêu chui ra.

Nếu mẹ không đáp ứng được những tiêu chí kể trên thì mẹ sẽ gặp những hậu quả khó lường. Vậy thì, những hậu quả đó là gì?

Những hậu quả khi rặn đẻ sai cách

Hậu quả khi sinh sai cách

Việc rặn đẻ sai cách khiến nhiều mẹ trẻ hối hận vì đối mặt với hậu quả không mong muốn.

Tụ huyết ở mắt

Như đã nói ở trên, ngửa cổ lúc vượt cạn không chỉ khiến thai phụ mất sức mà còn bị tụ huyết ở mắt sau khi sinh. Mắt sẽ xuất hiện màu đỏ đục và khiến mẹ cực kỳ khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của mẹ sau này.

Mất sức

Nhiều mẹ sau khi sinh con không còn sức để nhìn bé yêu. Điều này sẽ khiến mẹ mất đi một khoảnh khắc tuyệt vời. Nếu mẹ không học cách rặn đẻ đúng thì thời gian bé con da tiếp da với mẹ cũng không hoàn hảo như mong đợi. Mất sức sau sinh sẽ rất mệt mỏi và khiến sữa mẹ lâu về hơn.

Lâu phục hồi

Nhiều mẹ sau sinh sẽ phục hồi rất nhanh. Nhưng có nhiều mẹ lại mất khá nhiều thời gian để lấy lại sức khỏe. Việc rặn đẻ sai cách là một trong những nguyên nhân khiến mẹ lâu phục hồi. Vậy nên, đừng để bản thân chịu thiệt thòi khi không tìm hiểu về cách thở và rặn đẻ.

Xem thêm: Mẹ nên ăn gì sau sinh để sữa nhanh về, cải thiện chất lượng sữa?

Trên đây là những tư vấn về cách rặn đẻ cho mẹ bầu tham khảo. Nếu áp dụng thành công thì cuộc vượt cạn của mẹ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Hãy dành trọn giây phút đầu tiên gặp bé yêu và cảm nhận hình hài nhỏ bé ấy bằng cách học và tìm hiểu về phương pháp rặn đẻ đúng cách nhé.

Mẹ có thể tham khảo

  • Các phương pháp giảm đau khi sinh thường và sinh mổ
  • Các liệu pháp giảm đau sau sinh mẹ cần biết
  • Thực đơn cho mẹ sinh thường: Mẹ nhanh về sữa, bé khỏe mạnh
  • Kiêng cữ sau sinh mổ và sinh thường: Mẹ cần lưu ý những gì?
  • Infographic: 10 tư thế vận động giúp mẹ dễ sinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *