Cách làm sữa chua tại nhà: 5 công thức ngon nhất cho mẹ thông thái

Hướng dẫn chi tiết cách làm sữa chua tại nhà ngon nhất, đúng chuẩn. iPREG giới thiệu 5 công thức làm sữa chua dẻo,…

Sữa chua là món ăn đặc biệt tốt cho sức khỏe, được biết đến với rất nhiều lợi ích như: giúp bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón,… Tự làm và thưởng thức một cốc sữa chua tại nhà vào mùa hè nóng bức không những giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể mà còn tăng cường đề kháng hiệu quả. Có rất nhiều hướng dẫn cách làm sữa chua tại nhà nhưng qua phản ánh của độc giả tới iPREG, hầu như những phương pháp này đều không cho ra sản phẩm đúng chuẩn.

Chính vì thế, nếu bạn là một bà nội trợ thông thái, muốn tự làm những ly sữa chua tươi mát cho gia đình, hãy tham khảo 5 công thức làm sữa chua phổ biến nhất hiện nay qua chia sẻ chi tiết của chuyên gia dinh dưỡng Lê Thu Hà.

Chịu trách nhiệm nội dung: Coach. Lê Thu Hà

Coach. Lê Thu Hà hiện đang là huấn luyện viên thể hình, yoga trong trung tâm GYM cá nhân tại TP Hồ Chí Minh. Chị tốt nghiệp đại học thể thao TP Hồ Chí Minh năm 2012. Năm 2019 Coach Hà hợp tác cùng iPREG để cung cấp các thông tin về thể chất, dinh dưỡng, vận động tới bạn đọc. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: TOP 10 máy làm sữa chua tốt nhất ủ sữa ngay tại nhà

Sữa chua là gì?

Trước khi tìm hiểu cách làm sữa chua tại nhà, hãy cùng iPREG điểm qua một số thông tin về thành phần dinh dưỡng, công dụng cũng như cách dùng sữa chua hiệu quả.

Thành phần dinh dưỡng

Sữa chua (Yaourt – FoodData central USDA) là sản phẩm bơ sữa được tạo ra do quá trình lên men. Sữa chua thường có màu trắng, dẻo, sánh mịn và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Những vitamin và khoáng chất cơ bản nhất trong sữa chua bao gồm:

Năng lượng 100 đến 150kcal
Chất béo 3,5g
Chất béo bão hòa 2g
Protein: ít nhất 8 đến 10g
Đường 20g hoặc ít hơn
Canxi Ít nhất 20% lượng canxi cần thiết hàng ngày
Vitamin D Ít nhất 20% lượng vitamin D cần thiết hàng ngày

Công dụng tuyệt vời của sữa chua với sức khỏe

Sữa chua phù hợp với mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ tới người già. Những lợi ích lớn nhất có thể kể đến như:

Với trẻ em

Bổ sung dinh dưỡng

Trong sữa chua có nhiều đường, đạm, protein, chất béo tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các loại vitamin và khoáng chất còn giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ miễn dịch hiệu quả. Ngoài ra, trong sữa chua còn có một lượng DHA hỗ trợ phát triển não bộ và tăng cường các hoạt động tại hệ thống thần kinh trung ương cho trẻ.

Tăng cường lợi khuẩn

Đường ruột của bé còn non yếu, đặc biệt là với bé từ 6 tháng đến dưới 1 tuổi. Sữa chua phù hợp với những trẻ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng, sử dụng kháng sinh khiến đường ruột tổn thương, thiếu men lactase chuyển hóa năng lượng,… Lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, thúc đẩy đường ruột hoạt động mạnh hơn và cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón ở trẻ nhỏ hiệu quả.

Xem thêm: Mách mẹ: 10 loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất từ 6-24 tháng tuổi

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua được hấp thụ vào cơ thể nhanh gấp 3 lần so với sữa tươi. Nguyên nhân là bởi trong quá trình lên men, chất đạm, chất béo, khoáng chất cần thiết đã được phân cắt giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn. Từ đó, hỗ trợ đường tiêu hóa ở trẻ tốt hơn.

Trung hòa kháng sinh

Trẻ nhỏ sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ giết chết các lợi khuẩn trong đường ruột. Do đó, mẹ nên cho bé ăn nhiều sữa chua để trung hòa kháng sinh, hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc và tăng cường sản sinh lợi khuẩn đường ruột.

Cung cấp canxi

Sữa chua là nguồn cung cấp canxi dồi dào trong quá trình phát triển của bé. Canxi giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ thúc đẩy chiều cao và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Ngoài ra, canxi có trong sữa chua còn giúp đốt cháy mỡ thừa thành năng lượng tích cực, hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.

Giúp bé ăn ngon miệng

Hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đường ruột khỏe mạnh thúc đẩy bé ăn ngon miệng và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng với những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm.

Với người trưởng thành

Chống dị ứng

Lợi khuẩn B.lactis trong sữa chua có tác dụng chống dị ứng, ngăn chặn các tình trạng phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa khi cơ thể bị tấn công bởi những độc tố trong thức ăn, nước uống. B.lactis ức chế hoạt động của tế bào bạch cầu sản sinh ra histamin. Nhờ đó, cơ thể sẽ không quá nhạy cảm với những chất gây dị ứng.

Giảm nguy cơ ung thư trực tràng

Sữa chua kích thích hoạt động miễn nhiễm, ngăn chặn tế bào ung thư hình thành và phát triển. Đồng thời, tạo ra một môi trường trực tràng khỏe mạnh, loại bỏ vi khuẩn gây hại và phòng chống ung thư hiệu quả.

Chống viêm loét dạ dày

Hàm lượng axit lactic giúp kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori – nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến dạ dày. Mặc dù những người bị bệnh dạ dày được khuyến cáo không nên ăn đồ chua nhưng sữa chua lại tốt cho dạ dày, hỗ trợ đường ruột và giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

Ổn định huyết áp

Kali trong sữa chua có tác dụng loại bỏ natri dư thừa bên trong cơ thể nhằm ổn định huyết áp, giúp cơ thể khỏe mạnh, thư giãn và giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Làm đẹp da

Với chị em phụ nữ, sữa chua là “thần dược” cho làn da. Đắp mặt nạ sữa chua thường xuyên sẽ giúp chị em có một làn da căng tràn, cung cấp độ ẩm cho da và giúp da trắng sáng, đều màu. Kết hợp sữa chua cùng tinh dầu hoa anh thảo hoặc tinh bột nghệ là những lựa chọn rất hiệu quả khi chị em làm đẹp.

Xem thêm: Tinh bột nghệ: Thần dược với sức khỏe và làm đẹp

Bổ sung vitamin cho cơ thể

Trong sữa chua có chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là vitamin B12 thúc đẩy hệ thần kinh hoạt động hiệu quả.

Một số công dụng khác

Sữa chua có tác dụng tuyệt vời cho hệ tiêu hóa, giúp xương khỏe mạnh, giảm nhanh những triệu chứng như: đau nhức xương khớp, mệt mỏi, chán ăn,… Ngoài ra, sữa chua còn bảo vệ sức khỏe răng miệng, duy trì vòng eo thon gọn và làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể nhanh nhất.

So sánh sữa chua tự làm và bán sẵn

Có 2 loại sữa chua phổ biến đó chính là sữa chua tự làm tại nhàsữa chua bán sẵn. Mỗi loại sẽ có ưu điểm và đặc điểm riêng để nhận biết. Hãy cùng theo dõi bảng so sánh 2 loại sữa chua để chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình nhé.

Sữa chua bán sẵn Sữa chua nhà làm
Thời gian chế biến Không tốn thời gian chế biến. Cần 6 tới 8 tiếng hoặc qua đêm để sữa chua lên men.
Độ tiện dụng Tiện dụng hơn. Nếu lên men không đúng, sữa chua sẽ bị tách nước, hư hỏng. Do đó, tốn khá nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện.

Tốn nhiều thời gian chế biến, phù hợp với những chị em nội trợ có nhiều thời gian rảnh.

Dinh dưỡng Được làm từ nhiều loại sữa, bao gồm cả sữa hữu cơ.

Sữa chua bán sẵn chứa hàm lượng Canxi cao, nhiều vi chất thiết yếu như Phốt pho, Kali, Riboflavin, Vitamin A,…

Đặc biệt, nhà sản xuất sẽ cho thêm lợi khuẩn lên men tốt cho đường ruột mà sữa chua nhà làm không có.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm sữa đặc hay sữa tươi nên hàm lượng dinh dưỡng cũng tùy thuộc vào nguyên liệu mà bạn lựa chọn.

Sữa chua nhà làm chứa đầy đủ dưỡng chất từ sữa và vi sinh vật lên men tự nhiên, không có chất bảo quản, chất phụ gia.

Hương vị Sữa chua mềm mịn, đặc hơn, sánh hơn.

Mỗi sản phẩm, mỗi thương hiệu sẽ có nhiều hương vị khác nhau như: hương nha đam, trái cây, sữa, dâu, nếp cẩm,…

Sữa chua không sánh bằng sữa chua bán sẵn. Nhiều trường hợp còn có thể bị đóng đá nếu không len men kỹ lưỡng.

Có thể thêm một số hương vị tự nhiên như: dâu, dứa, kiwi,…

Lên men Công nghệ lên men tiên tiến bổ sung lợi khuẩn.

Dây chuyền tiệt trùng đảm bảo sức khỏe.

Lên men thủ công, quá trình lên men đòi hỏi kỹ lưỡng và có thể hư hỏng nếu không biết cách làm.
Thời gian bảo quản 1 đến 2 tháng. Hạn sử dụng ngắn, cao nhất là 1 tuần.
Giá thành Đắt hơn. Rẻ hơn.

Nguyên liệu và công thức làm sữa chua tại nhà

Nguyên liệu

Để làm sữa chua tại nhà, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu như: sữa đặc, sữa tươi, dụng cụ đựng và ủ sữa chua, hũ thủy tinh đựng sữa chua thành phẩm (nếu không có hãy thay thế bằng túi nilon nhỏ).

Nguyên liệu quan trọng hàng đầu mà bạn cần lưu ý đó chính là sữa chua cái lên men. Có thể chọn sữa chua có đường hoặc không đường đều được. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo dụng cụ đựng, ủ sữa chua và hũ thủy tinh nhỏ phải được tiệt trùng trước khi sử dụng.

Công thức

Có khá nhiều công thức làm sữa chua được nhiều chị em áp dụng và thành công ngoài mong đợi. Tùy vào sở thích và số lượng sữa chua bạn muốn làm để chọn cho mình công thức phù hợp nhất. Một số công thức sữa chua phổ biến có thể kể đến như:

  • Công thức làm sữa chua theo kiểu truyền thống
  • Công thức làm sữa chua úp ngược
  • Công thức làm sữa chua bằng nồi cơm điện
  • Công thức làm sữa chua dẻo
  • Công thức làm sữa chua nếp cẩm

Cụ thể vui lòng tham khảo tại mục cách làm sữa chua tại nhà ở phần dưới.

Cách làm sữa chua tại nhà hiệu quả ngay từ lần đầu

Chị em nội trợ muốn dành tặng cho gia đình món ăn tươi mát, thơm ngon vào mùa hè, đừng bỏ qua sữa chua tự làm. Sữa chua làm tại nhà không những đảm bảo chất lượng, giá thành rẻ mà còn rất vệ sinh. Dưới đây là 5 cách làm sữa chua tại nhà chính xác nhất do chuyên gia dinh dưỡng của iPREG hướng dẫn.

Cách làm sữa chua dẻo

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Sữa tươi: 500ml
  • Sữa đặc: 3 đến 4 thìa canh
  • Sữa chua: 1 hộp 120ml
  • Bột gelatin: 15g
  • Hũ thủy tinh có nắp đậy.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Hòa tan bột gelatin với 2 đến 3 muỗng canh nước ấm.
  • Bước 2: Cho sữa tươi vào nồi, thêm từ từ sữa đặc và khuấy đều tay. Cho hỗn hợp này lên bếp và đun nhỏ lửa đến khi nóng khoảng 60°C thì dừng lại.
  • Bước 3: Thêm sữa chua vào nồi và khuấy đều tay. Nên khuấy nhẹ nhàng theo 1 chiều để thành phẩm sánh, mịn, không đóng đá. Sau đó cho thêm gelatin và khuấy đều để hòa tan các nguyên liệu với nhau.
  • Bước 4: Lọc hỗn hợp qua rây và cho vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp và tiến hành ủ sữa chua.
  • Bước 5: Ủ sữa chua bằng nồi. Xếp hũ sữa chua vào nồi sau đó, chế nước ấm khoảng 30 đến 50°C ngập nửa hũ sữa chua rồi đậy kín nắp và để yên trong vòng 6 tới 8 tiếng. Lưu ý, trong thời gian ủ sữa chua không xê dịch, không di chuyển nồi nhé.
  • Bước 6: Lấy sữa chua đã ủ ra, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.

Cách làm sữa chua nếp cẩm

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo nếp cẩm: 200g
  • Đường trắng: 100g
  • Nước cốt dừa: 100ml
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê
  • Nước: 1 lít
  • Lá nếp (lá dứa): 3 lá
  • Sữa chua: 6 hộp
  • Đá lạnh: 200g.

Cách làm

  • Bước 1: Vo gạo nếp cẩm sạch, ngâm cùng với nước, hòa thêm 1 thìa muối và ngâm trong vòng 2 tới 3 tiếng.
  • Bước 2: Vớt gạo nếp cẩm ra, cho thêm 1 ít nước và nấu nhỏ lửa. Sau khoảng 5 phút, cho thêm lá nếp và tiếp tục đun sôi, khuấy đều tay để nếp cẩm chín, thơm, dẻo rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Cho thêm 1 ít đường, đảo đều tay đến khi nếp cẩm ngấm đều đường là được.
  • Bước 5: Khi nếp cẩm đã nguội, dùng thìa múc nếp cẩm ra cốc hoặc bát. Cuối cùng là cho sữa chua, đá lạnh vào và thưởng thức thôi nào.

Cách làm sữa chua uống

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 lít nước
  • 5 lít sữa tươi không đường
  • 1 lon sữa đặc
  • 2 hũ sữa chua
  • 2 thìa cà phê sữa bộ
  • Nồi ủ, hũ thủy tinh đựng sữa chua.

Cách làm

  • Bước 1: Đun sôi 1 lít nước rồi để nguội khoảng 50 đến 60°C. Sau đó, cho thêm sữa tươi vào và đảo nhẹ.
  • Bước 2: Tiếp tục cho thêm sữa đặc và sữa bột vào. Khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ để các nguyên liệu hòa tan vào nhau.
  • Bước 3: Đổ thêm sữa chua vào nồi và khuấy đều. Nên để sữa chua nóng, loãng để dễ hòa tan.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp này vào chai, hũ thủy tinh rồi đậy nắp và đem đi ủ.
  • Bước 5: Ủ sữa chua. Để ủ tốt nhất, bạn cho nước sôi vào nồi, ngập khoảng ½ hũ đựng sữa chua rồi đậy nắp kín lại. Ủ trong vòng 10 tới 12 tiếng rồi sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Bước 6: Lấy sữa chua ra và thưởng thức.

Cách làm sữa chua phô mai

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1/2 hộp sữa đặc có đường
  • 1 hộp sữa chua có đường
  • 40g phô mai.
  • 220ml sữa tươi không đường
  • 200ml nước lọc
  • Rây lọc
  • Hũ thủy tinh đựng sữa chua.

Cách làm

  • Bước 1: Dùng muỗng nghiền nát phô mai sau đó đánh tan với sữa đặc.
  • Bước 2: Cho nước lọc và sữa tươi vào nồi, khuấy đều, đun nhỏ lửa cho đến khi nước ấm khoảng 50°C. Đổ tiếp sữa đặc và phô mai đã đánh tan vào, nhớ cho vào từ từ và khuấy đều tay để tránh vón cục.
  • Bước 3 : Đổ sữa chua cái lên men vào. Khuấy nhẹ và đều theo chiều kim đồng hồ và tắt bếp.
  • Bước 4 : Lọc qua rây để thu được hỗn hợp sánh mịn.
  • Bước 5 : Cho sữa chua vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn rồi đem đi ủ. Cách ủ cũng giống như 2 cách làm sữa chua kể trên và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách làm sữa chua hoa quả

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500ml sữa tươi không đường
  • 500g sữa đặc
  • 500ml nước lọc
  • 6 hộp sữa chua không đường
  • Đường cát trắng
  • Hoa quả: Xoài, dâu, bơ…
  • Dụng cụ: Máy xay sinh tố, nồi inox, nồi chiên không dầu, rây lọc, bát tô, thìa, túi và chai đựng,…

Cách làm

Bước 1: Làm sữa chua
  • Cho sữa đặc vào tô, đổ từ từ nước sôi vào, khuấy đều.
  • Đổ tiếp sữa tươi vào, khuấy đều theo chiều kim đồng hồ, nhẹ nhàng để hỗn hợp hòa tan.
  • Lọc hỗn hợp qua rây để sữa chua sánh mịn. Đợi hỗn hợp nguội tầm 40 đến 50°C, cho sữa chua và nước cốt chanh vào rồi khuấy đều nhẹ nhàng.
  • Cho hỗn hợp này vào hũ, chai hoặc túi đã chuẩn bị sẵn.
  • Làm nóng nồi chiên không dầu, xếp sữa chua vào và ủ trong vòng 6 tới 8 tiếng. Nếu không có nồi chiên không dầu, có thể áp dụng ủ theo những cách ở trên.
Bước 2: Làm mứt hoa quả
  • Hoa quả sau khi mua về, ngâm với nước muối rồi rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước.
  • Xoài gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Sau đó, cho vào nồi và thêm 2 thìa đường rồi khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp nhuyễn, hòa tan thì tắt bếp. Làm tương tự đối với những loại quả khác như: dâu tây, bơ, chuối, táo,…
Bước 3: Kết hợp mứt và sữa chua

Cho mứt hoa quả vào túi bắt kem, trang trí vào chai, túi rồi sau đó cho thêm sữa chua đã ủ vào. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Ngoài những cách làm sữa chua kể trên, bạn có thể thử cách làm sữa chua nha đam, cách làm sữa chua mít,… để thay đổi khẩu vị và mang lại món ăn thơm ngon, mát lạnh nhé.

Bảo quản sữa chua tự làm

Sữa chua tự làm không có chất bảo quản, không độc hại nên hãy thưởng thức sau khi làm xong để cảm nhận được vị ngon của món ăn này nhé. Bạn có thể bảo quản sữa chua ở trong ngăn mát tủ lạnh và không dùng quá 1 tuần.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn, nên bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Sữa chua sẽ ngon hơn nếu như bạn sử dụng ngay. Bởi vậy, hãy làm với số lượng vừa ăn để đảm bảo dưỡng chất và tốt cho sức khỏe nhé.

Cách sử dụng sữa chua khoa học

Sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều, thiếu khoa học sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu. Để sữa chua mang lại những công dụng tuyệt vời kể trên, bạn cần biết cách sử dụng sữa chua khoa học.

  • Với trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi: Nên bổ sung từ ½ đến 1 hũ sữa chua trong 1 ngày để tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình phát triển khung xương ở trẻ. Với những bé lớn hơn, trên 1 tuổi, mẹ có thể bổ sung từ 1 đến 2 hũ sữa chua mỗi ngày tùy vào nhu cầu của bé.
  • Với người lớn: Nên ăn khoảng 2 tới 3 hũ sữa chua mỗi ngày để tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa và nạp năng lượng, dưỡng chất cho cơ thể.

Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất cho cả người lớn và trẻ nhỏ là sau bữa ăn khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ. Không nên ăn trước bữa ăn và ăn khi bụng đói để tránh làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Những lưu ý khi làm sữa chua tại nhà

  • Tiệt trùng dụng cụ trước khi làm sữa chua để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
  • Chọn loại sữa đặc có hàm lượng protein cao như sữa Ông Thọ.
  • Đun nước đến 80 đến 85°C sau đó để nguội khoảng 38 đến 43°C để trộn đều nguyên liệu làm sữa chua.
  • Ủ ở nhiệt độ ổn định, không xê dịch sữa chua trong thời gian ủ.
  • Bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh ngay sau khi ủ xong để đảm bảo vị ngon như mong đợi.
  • Ngoài ra, nên làm với số lượng vừa phải, đủ ăn trong 1 tuần để chắc chắn rằng sữa chua của bạn luôn sánh, mịn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trên đây là tổng hợp những cách làm sữa chua tại nhà đúng chuẩn, thành công ngay từ lần đầu để bạn tham khảo. Hy vọng, bạn sẽ có cho mình được thành phẩm tuyệt vời, thơm ngon, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của cả gia đình.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Hạt hạnh nhân: Khám phá 8 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
  • Gợi ý 100+ thực đơn giảm cân hiệu quả nhất từ chuyên gia
  • Cách pha sữa Meiji thanh và bột chính xác, an toàn cho trẻ
  • Bột sắn dây: Những công dụng và cách dùng hiệu quả
  • Máy làm sữa hạt: 5 thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay