Cùng tìm hiểu các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn ngay tại nhà được các chuyên…
Bé yêu của mẹ khó chịu khi nhiệt độ cơ thể tăng cao? Mẹ lo lắng khi bé con bị sốt? Mẹ đang băn khoăn không biết cách hạ sốt cho trẻ hiệu quả? Hiểu được nỗi lo đó, iPREG sẽ bật mí những cách hạ sốt cho trẻ an toàn, hiệu quả ngay dưới đây.
Khuyến cáo
Trong mọi trường hợp trẻ bị sốt, tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu trẻ sốt liên tục kèm theo co giật, bố mẹ phải mau chóng đưa con tới bệnh viện để điều trị.
Dr. Trần Thành Nam – Tư vấn sau sinh.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Trẻ bị ho: Nguyên nhân, cách điều trị và thuốc ho cho trẻ
Tại sao trẻ bị sốt?
Sốt là trạng thái cơ thể phản ứng thái quá trước những tác nhân gây bệnh. Khi nhiễm mầm bệnh, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để ngăn ngừa và tiêu diệt. Trong một số trường hợp như: mầm bệnh có sức sống tốt, cơ chế miễn dịch bị nhầm lẫn,… lúc này trẻ sẽ bị sốt.
Để việc sử dụng các cách hạ sốt cho trẻ chúng tôi đề cập phía dưới phát huy tác dụng tối đa. Trước tiên, mẹ cần phải hiểu vì sao trẻ bị sốt? Nắm được nguyên nhân, mẹ sẽ có phương pháp xử lý an toàn, khoa học.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch rất yếu. Hệ thống bảo vệ cơ thể của bé còn đang trong quá trình hoàn thiện. Nếu gặp các tác nhân gây hại như: thời tiết cực đoan, virus trẻ rất dễ mắc bệnh. Biểu hiện ở mức cao nhất khi bé nhiễm khuẩn là sốt. Vậy tại sao trẻ bị sốt? Dưới đây là những nguyên nhân.
Trẻ bị nhiễm mầm bệnh
Như chúng tôi đã nói ở trên, do cơ chế miễn dịch đang hoàn thiện, trẻ rất dễ nhiễm các mầm bệnh trong môi trường sống. Một số bệnh thường gặp ở trẻ như: cảm cúm, viêm họng, rối loạn tiêu hóa,… Đa phần, sốt luôn là biểu hiện khi trẻ mắc các bệnh lý này.
Viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa thường sẽ khiến trẻ bị sốt cao. Trong khi, trẻ sẽ chỉ bị sốt nhẹ nếu mắc cảm cúm. Tuy nhiên, cảm cúm gây nhiều hệ lụy phức tạp như: viêm xoang mũi, hô hấp gián đoạn,… Bố mẹ nên cẩn trọng khi trẻ mắc cảm cúm.
Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị trẻ bị sốt phát ban
Trẻ mọc răng
Khi trẻ mọc răng làm nứt lợi gây đau nhức, thậm chí viêm nhiễm vùng miệng. Trong trường hợp bé không bị viêm, thường những cơn sốt chỉ có biểu hiện nhẹ. Nếu quá trình răng mọc bị viêm nhiễm chân răng, trẻ sẽ bị sốt nặng hơn.
Theo ghi nhận, phần lớn trẻ mọc răng sốt dưới 38.5°C. Chỉ 10% có biểu hiện sốt cao. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ quá yếu. Mẹ cần cho con ăn uống đủ chất, khoa học.
Xem thêm: Trẻ bị viêm phổi: Dấu hiệu, cách chăm sóc hiệu quả tại nhà
Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng
Vắc xin là mầm bệnh ở thể yếu. Khi được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và tiêu diệt. Cơ chế này giúp cơ thể “học cách” xử lý nếu nhiễm mầm bệnh trong tương lai. Với các bé có thể trạng tốt, vắc xin sẽ không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu khi sử dụng vắc xin mà thể chất không đảm bảo, trẻ rất dễ mắc mầm bệnh.
Tùy vào loại vắc xin mà trẻ sẽ có những biểu hiện sốt lâm sàng. Bố mẹ cần phải đảm bảo sức khỏe bé trong trạng thái tốt nhất trước khi có ý định tiêm phòng cho con. Sau khi tiêm, không nên về quá sớm, ở lại theo dõi tối thiểu 30 phút để kịp thời xử lý nếu con bị sốt.
Ngoài 3 nguyên nhân trên, cũng có ghi nhận trẻ bị sốt do sức đề kháng quá yếu từ trong bụng mẹ, trẻ đang phải điều trị các bệnh lý khác,… Các trường hợp này khá phức tạp, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất
Cách hạ sốt hiệu quả cho trẻ sử dụng thuốc
Trẻ bị sốt thì điều đầu tiên các mẹ nghĩ đến sẽ là dùng thuốc hạ sốt. Cách hạ sốt cho trẻ này mang lại hiệu quả cao. Nhưng, mẹ cần lưu ý trường hợp nào cho bé yêu dùng thuốc. Bởi nếu quá lạm dụng thuốc hạ sốt thì cơ thể bé sẽ rất dễ gặp tình trạng kháng thuốc về sau.
Khi nào nên hạ sốt cho bé bằng thuốc
Không phải lúc nào bé yêu bị sốt thì mẹ cũng sử dụng thuốc để giảm nhiệt độ cho bé. Chỉ những trường hợp dưới đây là mẹ có thể cân nhắc dùng thuốc hạ sốt:
- Bé sốt trên 38.5°C: Khi đo thân nhiệt của bé trên 38.5°C thì mẹ hãy chọn những loại thuốc hạ sốt an toàn để giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Thuốc hạ sốt có thể là dạng bột, dạng siro hoặc dạng nhét đít. Mẹ nên chọn loại nào phù hợp với bé và không khiến bé khó chịu khi uống.
- Bé sốt trên 40°C: Lúc này, cơ thể bé sẽ rất nóng và kèm theo cơn co giật. Để đảm bảo an toàn thì mẹ nên nhanh chóng cho bé sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh kết hợp với lau người bé để thân nhiệt hạ xuống nhanh nhất. Nếu trẻ không hạ sốt, nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế gần nhất để thăm khám.
Xem thêm: Trẻ bị viêm amidan: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Hướng dẫn mẹ cách dùng 3 loại thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt cho bé có rất nhiều loại. Mẹ nên tham khảo cách dùng những loại thuốc này để mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.
Thuốc dạng gói bột
Gói bột hạ sốt cho bé sẽ có nhiều mùi hương như cam, dâu,… Với dạng gói bột, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng thuốc nên dùng. Tùy vào cân nặng của bé để quyết định đến hàm lượng thuốc cho bé uống. Khi đã xác định được hàm lượng rồi thì mẹ chỉ cần pha thuốc với nước và cho bé uống trực tiếp. Cách khoảng 5 – 6 giờ cho bé uống 1 lần và 1 ngày không uống quá 5 lần.
Thuốc dạng siro
Loại này dễ uống hơn bởi đã được pha sẵn và có hàm lượng cụ thể. Thời gian hạ sốt của siro chỉ khoảng từ 15 – 20 phút. Số lần uống và thời gian giữa những lần uống sẽ giống với thuốc dạng bột. Với thuốc dạng siro, mẹ có thể cho bé uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước.
Thuốc nhét đít
Khi bé sốt cao trên 40°C và khó uống thuốc. Mẹ có thể cân nhắc sử dụng thuốc nhét đít để hạ sốt cho bé. Với thuốc hạ sốt loại này, mẹ không được quá lạm dụng vì có nhiều tác dụng phụ. Để sử dụng thuốc thì mẹ nên vệ sinh hậu môn của bé sạch sẽ rồi trực tiếp nhét thuốc vào và giữ chặt để tránh tình trạng thuốc rơi ra ngoài.
Nếu mẹ lo sợ tác dụng phụ hoặc không muốn lạm dụng thuốc hạ sốt quá nhiều thì có thể tham khảo một số mẹo hạ sốt cho bé ngay tại nhà dưới đây.
Cách hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà được rất nhiều mẹ áp dụng và thành công. Tất nhiên, mẹ cũng cần tìm hiểu trường hợp có thể hạ sốt không dùng thuốc và những mẹo dân gian hạ sốt tốt nhất cho bé.
Khi nào hạ sốt cho trẻ không cần dùng thuốc
Khi thân nhiệt của bé trên 37.5°C và dưới 38.5°C thì mẹ nên áp dụng hạ sốt cho bé tại nhà. Có rất nhiều trường hợp nếu được chăm sóc đúng cách thì bé sẽ hạ sốt rất nhanh mà không cần dùng đến thuốc hạ sốt.
5 cách hạ sốt cho trẻ không dùng thuốc hiệu quả tại nhà
Mẹ có thể áp dụng 5 mẹo hạ sốt cho bé tại nhà hiệu quả dưới đây:
Bổ sung nhiều nước
Nếu trẻ trên 6 tháng, mẹ hãy cho bé uống nhiều nước để bù nước, thanh lọc cơ thể cho bé. Mẹ có thể linh động cho bé uống nước ép trái cây hoặc nước súp để bổ sung dinh dưỡng. Với trẻ dưới 6 tháng thì mẹ nên tăng cữ bú nhiều hơn.
Lau người cho bé
Phương pháp hạ sốt hiệu quả nhất mẹ không nên bỏ qua đó là lau người. Mẹ dùng khăn mềm, nhúng vào nước ấm và lau người cho bé. Những vị trí tốt nhất mẹ nên lau để hạ sốt cho bé là mặt, cổ, nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mẹ có thể lau người cho bé thường xuyên đến khi thân nhiệt hạ xuống.
Hạ sốt bằng hành tây
Hành tây rất lành tính nên được sử dụng nhiều để hạ sốt cho bé. Mẹ cắt hành tây thành những lát mỏng, đắp dưới lòng bàn chân của bé và cố định bằng vải mỏng. Để tăng hiệu quả hạ sốt thì mẹ nên thay lát hành tây khi đã đắp được 4 -5 tiếng.
Xem thêm: Mách mẹ: Các bài thuốc dân gian cho trẻ hiệu quả nhất
Hạ sốt bằng chanh
Chanh tươi cũng là nguyên liệu tuyệt vời giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Mẹ cắt chanh thành từng lát mỏng, đắp lên trán, sống lưng, lòng bàn chân để hạ sốt cho bé. Vì chanh có chứa axit nên chỉ phù hợp cho những bé trên 2 tuổi.
Hạ sốt bằng lá tía tô
Tinh dầu có trong tía tô cho khả năng giảm đau, hạ sốt cực tốt. Khi bé sốt, mẹ có thể xay tía tô rồi chắt lấy nước cho bé uống. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh này sẽ mang lại công dụng sau 15 – 30 phút. Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ cũng có thể uống nước lá tía tô và cho bé bú nhiều hơn thường ngày.
Trường hợp bé sốt do bệnh lý, thời tiết thì mẹ có thể áp dụng theo những cách trên. Nhưng trường hợp bé sốt cho tiêm phòng thì sao? iPREG sẽ chỉ mẹ cách hạ sốt cho bé khi tiêm phòng hiệu quả ngay sau đây.
Xem thêm: Lê hấp đường phèn: Bài thuốc trị ho đơn giản mà hiệu quả
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Thông thường, sau khi tiêm phòng thì bé sẽ có biểu hiện sốt, đau nhức ở vết tiêm. Dưới đây là một số cách giúp bé hạ sốt nhanh sau tiêm phòng cho mẹ tham khảo.
Tại sao trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng?
Biểu hiện sốt sau khi tiêm phòng ở trẻ nhỏ được xem là bình thường. Nhiều mẹ còn quan niệm rằng “trẻ sốt thì thuốc mới có hiệu quả”. Vậy thì, liệu quan niệm này đúng hay không?
Khi một virus hay vi khuẩn tấn công vào cơ thể bé thì hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động để kháng lại, loại bỏ những virus này và bảo vệ cơ thể. Bé sốt nghĩa là cơ thể bé đang kháng lại những tác nhân ngoại lai xâm nhập.
Thông thường, tình trạng sốt sau tiêm phòng sẽ hết sau 1 – 2 ngày. Nếu bé chỉ sốt nhẹ và đau ở chỗ tiêm thì mẹ không nên dùng thuốc. Mẹ nên áp dụng một số mẹo hạ sốt sau tiêm phòng để giúp bé thoải mái hơn.
3 cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng tốt nhất
Khi tìm hiểu cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi bé tiêm phòng thì iPREG rút ra được 3 phương pháp tốt nhất sau:
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát: Mẹ không nên bao bọc bé quá nhiều bởi quần áo sẽ làm cho thân nhiệt bé nóng hơn. Lựa chọn quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi và thoải mái là điều cần thiết.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng: Sau tiêm phòng, bé chỉ sốt nhẹ thì mẹ vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cho bé ăn đủ chất, uống đủ sữa và bổ sung thêm nước là biện pháp hạ sốt hiệu quả. Nếu bé không muốn ăn, mẹ nên linh động xay nhuyễn thức ăn hoặc nấu dưới dạng súp, cháo loãng cho bé.
- Chườm lạnh: Vết tiêm sưng, đỏ sẽ khiến bé rất khó chịu. Lúc này, mẹ hãy chườm lạnh để bé thoải mái và giảm đau tốt hơn. Mẹ nên lưu ý là chườm lạnh nhưng tránh vị trí tiêm ra nhé.
Ngoài ra, sau khi bé tiêm phòng về, mẹ cũng nên hạn chế cho bé chạm vào vết thương. Đặc biệt là mẹ tuyệt đối không xoa dầu, không nặn chanh hay bất cứ loại tinh dầu nào vào chỗ tiêm. Điều này không giúp bé giảm đau mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
Mẹo nhỏ giúp trẻ hợp tác khi uống thuốc hạ sốt
Tình trạng bé khóc lóc, vật vã khi uống thuốc khiến mẹ ngán ngẩm. Chưa kể có nhiều bé còn nôn trớ và tống hết thuốc ra ngoài ngay khi vừa uống xong. Điều này khiến mẹ lo lắng và buồn phiền rất nhiều. Nhưng chỉ cần biết 3 cách giúp bé hợp tác dưới đây, mẹ sẽ thoải mái hơn rất nhiều trong công cuộc cho bé uống thuốc hạ sốt.
Xem thêm: Ăn dặm cho trẻ: phương pháp khoa học, mẹ nhàn tênh
Không ép bé uống
Tiêu chí đầu tiên là tự nguyện. Vậy nên, mẹ đừng ép bé uống khi bé hoàn toàn không thích. Hãy tạo không gian vui vẻ, thoải mái để giúp bé hiểu rằng thuốc không hề đáng sợ như tưởng tượng. Việc ép bé uống sẽ tạo nên một tâm lý sợ hãi cho lần uống tiếp theo.
Chia làm nhiều cữ nhỏ
Với nhiều bé, việc uống thuốc giống như cực hình. Lúc này, mẹ cho bé uống nhiều một lúc thì sẽ tạo tâm lý sợ hãi. Mẹ có thể chia nhỏ thuốc ra cho nhiều lần uống. Như vậy, bé sẽ hợp tác với mẹ nhiều hơn và hiệu quả hạ sốt cũng cao hơn.
Không cho bé ăn quá no
Khi bé ăn quá no lại cộng thêm việc uống thuốc thì tình trạng nôn trớ chỉ là vấn đề thời gian. Trước khi bé uống thuốc khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Mẹ không nên cho bé ăn quá no mà chỉ cho bé ăn để lót dạ dày. Sau khi đã uống thuốc và ổn định thì mẹ bổ sung thực phẩm cho bé cũng chưa muộn.
Ngoài ra, việc lựa chọn loại thuốc hạ sốt phù hợp cũng rất quan trọng. Chọn đúng hương vị bé thích thì bé sẽ hợp tác và thoải mái hơn. Hoặc mẹ cũng nên ưu tiên chọn thuốc hạ sốt dạng siro để vừa thuận tiện cho mẹ lại hạ sốt nhanh cho bé.
Trên đây là những cách hạ sốt cho trẻ được iPREG tổng hợp. Hi vọng, mẹ đã có cách hạ sốt cho trẻ tốt nhất để đảm bảo tình trạng sức khỏe của con. Nếu mẹ đã áp dụng những cách hạ sốt kể trên nhưng thân nhiệt của bé vẫn cao. Mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho bé và giúp mẹ an tâm hơn rất nhiều.
Mẹ có thể tham khảo thêm
- Bé ốm vặt phải làm sao? Mẹ hãy cùng iPREG tìm lời giải
- Sinh trắc vân tay cho bé: Hướng dẫn mẹ sinh trắc ngay tại nhà
- Phương pháp E.A.S.Y là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?
- Những lưu ý khi chăm trẻ từng mùa mà phụ huynh cần biết
- Mẹ bị ốm sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả