Tìm hiểu về quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh dành cho mẹ bỉm sữa

Chăm sóc trẻ sơ sinh, tổng hợp những vấn đề phổ biến nhất mẹ hay gặp khi chăm sóc con. Mẹ hãy cùng tìm…

Đối với những cặp vợ chồng lên chức cha mẹ lần đầu, việc chăm sóc bé vẫn là khái niệm rất mới mẻ với nhiều bỡ ngỡ. Do đó trong bài viết hôm nay, iPREG sẽ bật mí cho bạn các bước chăm sóc trẻ sơ sinh đầy đủ nhất.

Cố vấn nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?

Mẹ có nên cho bé sử dụng sữa công thức trong 6 tháng đầu không?

Đây chắc chắn là vấn đề khiến những ai lần đầu làm cha mẹ cảm thấy băn khoăn, không biết sữa mẹ có cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ hay không. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, trẻ sơ sinh cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và đảm bảo nhất cho sự phát triển, trưởng thành của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Mặc dù sữa công thức cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng khi so với sữa mẹ thì vẫn ít dưỡng chất hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý chỉ cho trẻ sử dụng sữa mẹ mà không cần uống thêm nước lọc hay các loại nước ép rau củ quả khác trong giai đoạn từ 0 tới 6 tháng tuổi. Trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng, bạn hãy cho bé bú một lần, mỗi lần khoảng 15 – 30 phút là vừa đủ.

Xem thêm: Bảng so sánh sữa mẹ và sữa công thức: Cách kết hợp 2 loại sữa hiệu quả

Trẻ nên ngủ cùng cha mẹ hay ngủ riêng?

Việc hình thành thói quen tự lập cho trẻ bằng cách cho ngủ riêng là rất tốt. Tuy nhiên với đối tượng là trẻ sơ sinh thì việc ngủ riêng cũng tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm. Do trẻ còn quá nhỏ nên rất dễ quấy khóc và không thể tự đi ngủ. Mặt khác, nhiều trẻ sơ sinh thường thích ngủ theo tư thế nằm úp nên rất dễ dẫn tới đột tử.

Đặc biệt có nhiều gia đình thường xuyên kê gối hay gấu bông xung quanh chỗ ngủ của trẻ để bé không bị giật mình cũng rất dễ gây ra tình trạng ngạt thở. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh cha mẹ hãy để bé ngủ cùng với mình để dễ dàng theo dõi tình hình. Cần tuyệt đối tránh để trẻ nằm sát mép giường vì bé có thể bị ngã hay lăn xuống dưới bất cứ khi nào vô cùng nguy hiểm.

Xem thêm: Phương pháp EASY là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?

Một ngày trẻ cần ăn tối thiểu mấy bữa?

Khác với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển hoàn toàn nên sức ăn tương đối hạn chế. Bạn không thể ép bé ăn 3 bữa 1 ngày với số lượng thức ăn giống với người lớn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ nên chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày cho bé.

Cha mẹ có thể cho bé ăn từ 6 đến 8 bữa một ngày vào các khung giờ linh động. Khi thấy trẻ quấy khóc tức là chúng đang cảm thấy đói, bạn cần nạp ngay năng lượng cho trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện nôn trớ tức là chúng đã ăn đủ no, bạn nên dừng việc cho bé ăn lại thay vì thúc ép bé ăn hết toàn bộ khẩu phần ăn của bữa đó.

Xem thêm: Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh: Tỉ lệ, nhiệt độ phù hợp

Khi trẻ quấy khóc không chịu ăn cha mẹ cần làm gì?

Rất nhiều bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đều cảm thấy bất lực và sốt ruột vì con quấy khóc và bỏ bữa. Thông thường có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé không hợp tác trong việc ăn uống. Trước tiên, bạn cần dỗ dành trẻ cũng như bày trí món ăn sao cho hấp dẫn để bé cảm thấy thu hút và muốn ăn hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể mua thêm các loại thuốc bổ và vitamin để kích thích cảm giác thèm ăn cho trẻ. Bạn không nên đung đưa để dỗ dành trẻ ăn vì nó có thể gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của bé.

Trong trường hợp bé liên tục quấy khóc, không chịu ăn uống dù bạn đã thử nhiều cách thì có khả năng bé cảm thấy khó chịu trong người. Khi đó bạn hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế và phòng khám chuyên khoa nhi để bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Xem thêm: Ghế ăn dặm cho bé: Cách chọn mua và sử dụng từ chuyên gia

Sử dụng sữa tắm khi tắm cho trẻ có gây hại hay không?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sữa tắm và dầu gội dành cho trẻ nhỏ. Các sản phẩm này thường có chiết xuất từ thiên nhiên và ít hóa chất nên rất nhiều bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ sơ sinh đã mua để tắm cho bé hằng ngày.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng làn da của trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm. Chúng rất dễ bị kích ứng hoặc nổi mẩn trên da nếu sử dụng các sản phẩm không phù hợp. Vì vậy mà việc tắm bằng nước ấm và lau người bằng khăn vải mềm được xem là cách tắm đơn giản và an toàn nhất.

Nhiệt độ của nước phải luôn giữ ở mức ấm, không được quá lạnh hay quá nóng làm tổn thương đến cơ thể của bé. Các bậc phụ huynh khi pha nước tắm cho trẻ cũng có thể thêm một số thành phần tự nhiên như mướp đắng hay nước cốt chanh vào nước tắm cũng cực kỳ an toàn.

Xem thêm: Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh an toàn ngay tại nhà

Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn những phương pháp quan trọng nhất để chăm sóc trẻ sơ sinh. Hi vọng các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức hữu ích và tích lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc cũng như nuôi dưỡng trẻ.

Mẹ có thể tham khảo

  • Hội chứng Down: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
  • Máy hút sữa: Top 5 máy hút sữa hiệu quả nhất cho mẹ sau sinh
  • Hở hàm ếch: Nguyên nhân, cách nhận biết và phương pháp điều trị
  • Chăm sóc toàn thân cho bé, mẹ đã làm đúng cách?
  • Những lưu ý khi chăm trẻ từng mùa mà phụ huynh cần biết
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories