Đối mặt các triệu chứng khó chịu tháng thứ 4, mẹ cần làm gì?

Tháng thứ 4, mẹ có thể sẽ bị đau nhức xương khớp, tiêu chảy, viêm nhiễm âm đạo,… Mẹ tham khảo bài viết xem…

Tuy những cơn ốm nghén đã thuyên giảm, nhưng các triệu chứng khó chịu khác vẫn chưa buông tha mẹ bầu mang thai tháng thứ 4. Nếu để tình trạng này liên tục kéo dài, chất lượng cuộc sống của mẹ chắc chắn ngày càng giảm sút.

Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này bây giờ? Đừng lo quá nhé, các chuyên gia của iPREG sẽ cho mẹ lời giải đáp ngay!

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Phương pháp vận động trong tháng thứ 4 giúp mẹ bầu luôn trẻ khỏe

Đau nhức xương khớp không thể “ngó lơ”

Vào giai đoạn giữa thai kỳ, bỗng dưng xuất hiện nhiều hơn các triệu chứng đau nhức xương khớp. Cơn đau dai dẳng ở các bộ phận, có khi lan ra cả toàn thân.

Nguyên nhân

Nhiều khi đau đến phát khóc làm mẹ bầu thật sự hoảng loạn, thậm chí khủng hoảng tâm lý trong tháng thứ 4. Mẹ bầu có thắc mắc từ đâu lại gây nên tình trạng đó?

  • Sự thay đổi nội tiết: Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi của các kích thích tố bên trong, hormone progesteron tiết ra nhiều hơn, làm các dây chằng nới lỏng. Sự lõng lẽo này đều khiến mỗi lần cử động của mẹ đau đến “vỡ òa”.
  • Tăng cân quá mức: Chỉ mới giữa thai kỳ nhưng nếu cân nặng của mẹ tăng mất kiểm soát, cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trên. Mức cân nặng càng lớn thì áp lực lên các khớp xương cũng tỉ lệ thuận theo, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để làm giảm triệu chứng này.
  • Tuyến giáp gặp vấn đề: Hầu như trường hợp này rất hiếm gặp đối với các mẹ, nhưng cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu trường hợp tuyến giáp bị suy, các khớp xương từ đó cũng ảnh hưởng theo.

Xem thêm: Bà bầu bị đau lưng: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng hiệu quả

Phân loại những cơn đau nhức

Có những mẹ bầu đau nhức một số vị trí nhất định, cũng có mẹ đau khắp cả toàn thân.

Viêm bao gân

Nếu cơn đau xuất hiện ở các khớp ngón tay, chân, cổ tay thì có thể mẹ bị viêm bao gân. Khi đối mặt với cơn đau này, các mẹ sẽ theo phản xạ tự nhiên là vặn, bẻ các khớp, tuy nhiên điều đó sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn.

Muốn đẩy lùi nhanh chóng cơn đau khó chịu, mẹ có thể ngâm chỗ đau vào nước ấm, châm cứu, bấm huyệt. Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, mẹ nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.

Đau thắt lưng

Thật ra mẹ không thể tránh được cơn đau này, do tử cung ngày một lớn. Để duy trì thăng bằng cho cơ thể bắt buộc các cơ bắp phải tăng sức kéo liên tục, chính điều đó khiến mẹ bầu bị những cơn đau hoành hành.

Đau gối

Một số mẹ bầu cũng rất khổ sở với các cơn đau đầu gối, chúng gây khó khăn trong quá trình đi lại hằng ngày. Nguyên nhân của tình trạng này do khớp mắt cá bị lệch khỏi đường thẳng sinh lý, điều đó làm tác động đến ống xương bàn chân. Không những thế xương đùi, xương chậu cũng bị ảnh hưởng dẫn đến lệch khớp gối.

Đau nhức toàn thân

Bất cứ mẹ bầu nào khi mang thai cũng không thể tránh khỏi trường hợp này. Nguyên do xương cột sống chịu nhiều áp lực và dây chằng bị chèn ép, điều đó khiến tình trạng không khỏi xảy ra.
Những cơn đau thắt lưng thường dai dẳng, chúng “làm phiền” mẹ bầu nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Vì thế mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý chào đón “vị khách” không mời này.

Cách khắc phục

Đây là triệu chứng thai kỳ, vì thế không thể đẩy lùi hoàn toàn, tuy nhiên mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng đau nhức bằng những biện pháp sau:

Hình thành lối sống khoa học tháng thứ 4, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nên tạm gác lại công việc và dành nhiều thời gian thư giãn. Càng áp lực bởi công việc thì tình trạng càng chuyển biến xấu hơn.

Một trong những phương pháp hiệu quả để giải quyết cơn đau nhức là cần nạp đủ nguồn dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ dinh dưỡng tháng thứ 4 khoa học. Việc thiếu các hoạt chất hỗ trợ cũng là nguyên nhấn khiến cơn đau dữ dội hơn.

Ngoài ra, mẹ nên thêm vào chế độ ăn uống nhiều canxi, cùng vitamin D trong các thực phẩm như hải sản, sữa, trứng để tăng sức mạnh cho xương.

Massage là cách rất hữu hiệu giúp hạn chế tình trạng đau nhức. Các ông bố nên hỗ trợ mẹ trong việc này, để cải thiện cuộc sống tốt hơn. Đây cũng là cách giúp tình cảm vợ chồng trở nên khăng khít. Song song lúc massage, bố nên kể chuyện hoặc trêu đùa mẹ, hành động đó làm không khí trở nên vui tươi.

Lưu ý: Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên nhờ sự can thiệp của các loại thuốc. Nếu các cơn đau quá nghiêm trọng, mẹ có thể nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia y tế.

Xem thêm: 6 bài tập giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả nhất

Viêm âm đạo nỗi lo không của riêng ai

Trong tháng thứ 4, nồng độ các hormone, axit tăng cao, hơn nữa dịch tiết âm đạo xuất hiện nhiều, nguyên do này tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng xâm nhập vào môi trường nhạy cảm. Nếu cuộc sống hằng ngày, mẹ bầu không vệ sinh kỹ khu vực vùng kín, rất dễ mắc những bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Những bệnh thường gặp nhất của các mẹ là:

Nhiễm nấm Candida

Nấm Candida là loại vi khuẩn thường gặp nhất khi các chị em bị viêm nhiễm phụ khoa. Môi trường âm đạo lúc mang thai, do sự xuất hiện ồ ạt của các loại hormone làm phá vỡ thế cân bằng, từ đó tạo điều kiện cho loại nấm này sinh sôi nảy nở.

Những triệu chứng thường gặp khi nhiễm nấm Candida là đau ngứa âm đạo, môi trong sưng tấy, đỏ, xuất hiện nhiều dịch có màu lạ kèm theo mùi khó chịu, hơn nữa khi tiểu còn cảm giác đau rát.

Xem thêm: Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay, cách điều trị hiệu quả

Viêm trùng roi trichomoniasis

Hiện tượng viêm nhiễm này thường dễ gặp phải, do quá trình quan hệ vợ chồng khi mang thai không có biện pháp an toàn. Âm đạo của người mẹ khi mang thai rất nhạy cảm, nếu “ân ái” vợ chồng không kỹ lưỡng rất dễ gây ra viêm nhiễm.

Loại vi khuẩn trichomoniasis có thể xuất phát từ cơ quan sinh dục của người chồng, sau đó lây lan qua vợ khi “ân ái”. Muốn đẩy lùi nguy cơ này, các cặp vợ chồng nên đảm bảo biện pháp an toàn trước khi “yêu”.

Nếu đau rát khi quan hệ, dịch tiết có màu vàng, xanh, mùi hôi khó chịu, có thể đó là triệu chứng của bệnh viêm nhiễm trùng roi.

Nhiễm Strep B âm đạo

Đây là nỗi “ám ảnh” khá lớn của nhiều phụ nữ mang thai. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, vi khuẩn Strep sẽ xâm nhập làm nhiễm trùng đường tiết niệu, phá vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết thương, thậm chí còn khiến thai chết lưu. Triệu chứng thường thấy khi bị viêm nhiễm là đau rát khi đi tiểu, mắc tiểu liên tục trong ngày.

Do đó ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đến bác sĩ kiểm tra tổng quát nhằm phát hiện sớm loại vi khuẩn gây hại này.

Biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm âm đạo

  • Trong thời gian mang thai, vùng kín của mẹ thường rất nhạy cảm bởi xuất hiện nhiều dịch tiết. Vì thế cần vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, lưu ý không nên thụt rửa quá sâu nhằm tránh gây tổn thương.
  • Đồ lót cho “cô bé” phải đảm bảo chất liệu an toàn, luôn khô thoáng. Nếu mẹ sử dụng đồ lót ẩm ướt, vô tình tạo môi trường thuận lợi để “mời gọi” vi khuẩn có hại vào trong.
  • Khi ân ái vợ chồng, cần tuân thủ các biện pháp an toàn để tránh gây viêm nhiễm. Ngoài ra cần sử dụng các tư thế nhẹ nhàng nếu không muốn ảnh hưởng đến “bé cưng” trong bụng.

Lưu ý: Khi có dấu hiệu viêm nhiễm, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay và không nên tự ý mua thuốc uống. Nếu để tình trạng viêm nhiễn quá lâu, các vi khuẩn sẽ ăn sâu vào trong và làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Xem thêm: Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?

Tiêu chảy phải làm sao?

Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp của chị em phụ nữ khi mang thai tháng thứ 4, mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào từng thể trạng. Tuy nhiên không thể “coi thường” triệu chứng này.

Nguyên nhân

Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ khá yếu nên dễ dàng bị xâm nhập bởi các vi khuẩn. Ngoài ra trong các thức ăn kém vệ sinh, không đảm bảo an toàn thực phẩm chứa rất nhiều ký sinh, chúng làm tác động đến đường ruột gây nên tình trạng này.

Có một số mẹ bầu dù đã rất kỹ trong việc chọn thức ăn nhưng vẫn bị tiêu chảy. Có thể đó là do mẹ bị dị ứng với một số món ăn. Khi thức ăn nạp vào cơ thể, ruột cảm thấy nhạy cảm nên không tiếp nhận.

Một số mẹ bị tiêu chảy do tác dụng phụ của các loại thực phẩm chức năng như thuốc sắt, thuốc kháng sinh, canxi.. Cũng có trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều các chất dinh dưỡng, gây nên hiện tượng dư thừa dưỡng chất, khiến cơ thể đào thải cật lực.

Xem chi tiết tại: Bà bầu bị tiêu chảy: Nên ăn gì? Cách phòng tránh ra sao?

Hậu quả

Còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe từng người, mà hậu quả mang lại cũng khác nhau.

Những mẹ bầu có sức khỏe tốt thì chỉ cảm thấy mệt mỏi vì bị mất nước, sau ít ngày sẽ khỏi. Còn trường hợp ngược lại, mẹ bầu nôn mửa nhiều, đi ngoài liên tục trong ngày làm cơ thể mất nước trầm trọng. Không cung cấp đủ lượng nước kịp thời, khiến cơ thể bị hao hụt điện giải, thậm chí đe dọa đến sự sống thai nhi trong bụng.

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến mẹ bầu mất sức, dẫn đến tình trạng mệt mỏi chán ăn. Thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng do không nhận đủ dinh dưỡng từ mẹ. Thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài khiến bé chậm lớn, còi xương, tăng nguy cơ sinh non, nặng hơn nữa là chết lưu trong bụng mẹ.

Cách khắc phục

Có thể thấy, tiêu chảy cũng là vấn đề khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Do đó cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

  • Nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy là do quá trình ăn uống, vì thế cần đảm bảo vệ sinh khi nấu nướng, chọn mua thực phẩm nên kiểm tra chất lượng an toàn.
  • Mẹ không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, đồ nguội lạnh để qua đêm. Thức ăn sống cũng tiềm ẩm các mầm mống vi khuẩn gây bệnh.
  • Hải sản chứa nhiều vi khuẩn bên trong, do đó mẹ nên chế biến kỹ trước khi ăn. Hạn chế ăn ngoài hàng quán vỉa hè, những nơi đó không đảm bảo vệ sinh.
  • Uống nhiều nước để duy trì đủ lượng nước mỗi ngày. Nếu bị bệnh, lượng nước trong cơ thể vẫn đủ, không gây mất cân bằng điện giải.
  • Ăn nhiều trái cây chứa vitamin C, B để tăng sức đề kháng và có hệ miễn dịch khỏe, nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Lưu ý

Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy liên tục nhiều ngày liền, mẹ nên nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ. Ở bệnh viện các chuyên gia y tế sẽ có những loại thuốc hỗ trợ kịp thời. Không tự xử lý ở nhà, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn mẹ nhé!

Các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ là nỗi “ám ảnh” lớn nhất của mẹ bầu. Những “vị khách” không mời này, làm mẹ gặp rất nhiều phiền phức trong cuộc sống hằng ngày. Do đó cần thận trọng khi ăn uống, cũng như có chế độ sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa các mầm mống gây bệnh.

Mẹ có thể tham khảo

  • Triệu chứng khó chịu tháng thứ 5, giải quyết ra sao để mẹ luôn khỏe
  • Cẩm nang mang thai tháng thứ năm
  • Phương pháp vận động trong tháng thứ 4 giúp mẹ bầu luôn trẻ khỏe
  • TORCH và tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm tiền thai kỳ
  • Xét nghiệm trước khi mang thai cho mẹ cần những gi?
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories