Hướng dẫn sử dụng E.A.S.Y 3 và 4 theo từng độ tuổi của trẻ chi tiết nhất, mẹ hãy tham khảo để có phương…
Như chúng tôi đã phân tích ở bài viết trước (mẹ có thể tham khảo tại đây), E.A.S.Y là phương pháp chăm sóc con (đặc biệt là trẻ sơ sinh) rất hiệu quả, hiện đang được nhiều mẹ trẻ tin dùng. E.A.S.Y không những tạo cho mẹ được khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, mà còn giúp rèn cho trẻ thói quen sinh hoạt điều độ, rất tốt cho quá trình giáo dục con sau này.
Ở bài viết hôm nay, iPREG xin được chia sẻ tiếp tới bạn đọc các phương pháp áp dụng E.A.S.Y tương ứng với từng mốc thời gian phát triển của bé. Mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Lưu ý: iPREG xin chỉ giới thiệu E.A.S.Y cho bé dưới 1 tháng tuổi, các trường hợp khác vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện. Trân trọng!
Xem thêm: Trẻ sơ sinh khó ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Một vài đánh giá của người trong cuộc
Chị Hạnh – Phú Thọ chia sẻ
Bé Tom nhà mình được 5 tuần tuổi, do là con đầu lòng nên hầu như mình chưa có quá nhiều kinh nghiệm chăm bé. Được bạn giới thiệu cho phương pháp E.A.S.Y, mình cùng tìm hiểu thêm trên mạng và thấy nó thực sự hay. Tất nhiên, áp dụng thực tế ở nhà mình cũng gặp rất nhiều khó khăn vì mình sống ở quê, mâu thuẫn chăm sóc bé với bà nội khiến mãi tới tuần thứ 4 mình mới thực hiện được cho con. Cũng may có ông xã góp ý, bà nội mới đồng ý. Được hơn một tuần rồi và mình thấy bé khá hợp tác.
Chị Phương – Hà Nội
Vợ chồng mình ở riêng và cũng mới có em bé được 2 tháng, mình có tìm hiểu phương pháp E.A.S.Y và hiện cũng đang áp dụng E.A.S.Y 3 cho bé nhà mình. Được chồng ủng hộ nên mọi việc tiến triển khá nhanh, bé ngoan và mình cũng có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Vấn đề chính mình muốn chia sẻ với bạn đọc là những con số lý thuyết rất khác với thực tế nên các bạn không nên áp dụng ngay mà phải theo dõi để nắm được sinh lý của trẻ, sau đó mới tiến hành.
Áp dụng E.A.S.Y thực tế như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Từ những góp ý của bạn đọc, iPREG xin đưa ra những lời khuyên cho mẹ trước khi bắt đầu sử dụng phương pháp E.A.S.Y như sau:
E.A.S.Y 3 hay E.A.S.Y 4 không quan trọng bằng việc hiểu đúng bản chất của phương pháp E.A.S.Y để áp dụng với bé nhà mình mẹ nhé. Các chuyên gia cho rằng, cân nặng của con lúc mới sinh là yếu tố quyết định. Theo đó, với trẻ có cân nặng trên 2.7kg, mẹ có thể áp dụng E.A.S.Y cho con ngay từ tuần đầu tiên; với trẻ dưới 2.7kg, mẹ nên theo dõi con bình thường khi cân nặng của con đạt ngưỡng 2.7kg rồi mới áp dụng E.A.S.Y.
E.A.S.Y 3, 4 chỉ là con số 3 tiếng và 4 tiếng mà đơn vị chủ quản đưa ra theo mức trung bình. Thời gian áp dụng E.A.S.Y chính xác nhất cần phải được xem xét theo thể trạng, thói quen của từng trẻ riêng biệt. Ví dụ: bé nhà bạn chỉ có thể dậy sinh hoạt trong 2,5 tiếng thì nghiễm nhiên, bạn đã sở hữu E.A.S.Y 2.5.
Trước khi áp dụng E.A.S.Y, bạn nên có được sự thống nhất tuyệt đối từ những người thân trong gia đình. Mẹ không lúc nào cũng có thể ở nhà chăm sóc bé, để E.A.S.Y phát huy đúng hiệu quả, những người trông con cũng phải thực hiện theo đúng những gì mẹ đã làm. Bên cạnh đó, sự đồng thuận cũng giúp quá trình chăm con của mẹ được thoải mái hơn rất nhiều.
Trẻ sơ sinh phát triển giác quan rất nhanh, do đó A – Activiting cần được mẹ quan tâm đặc biệt nhằm thúc đẩy sự phát triển thể chất cũng như trí não trẻ được toàn diện. Thường xuyên cập nhập các trò chơi, hoạt động mới cho con sẽ làm tình cảm của mẹ thêm nồng ấm.
Y – Your times, khoảng thời gian này, mẹ hãy tận dụng thật tốt để tăng hiệu quả của phương pháp. Đọc một quyển sách, nấu một món ăn ngon, thư giãn với một MV ca nhạc,… là những lựa chọn tốt. Mẹ đừng dành quá nhiều thời gian trong khoảng này cho những công việc “dài hơi”, có thể sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ E.A.S.Y tiếp theo.
Để con tiếp cận được E.A.S.Y tốt nhất, mẹ là người thực hiện nên phải nghiêm chỉnh tuân thủ các hoạt động, các mốc thời gian.
Xem thêm: Ăn dặm kiểu Nhật: Tư vấn ăn dặm cho trẻ từ chuyên gia
Một số phương pháp E.A.S.Y được nhiều mẹ áp dụng
E.A.S.Y 3
Time | E | A | S | Y |
---|---|---|---|---|
Từ 7:00 – 10:00 | 7:00 – Dậy ăn chơi | 7:30 – 7:45 – Chơi | 8:30 – 10:00 – Ngủ khoảng 1 tiếng rưỡi | Thời gian của mẹ khi bé ngủ |
Từ 10:00 – 13:00 | 10:00 – Dậy ăn chơi | 10.30 – 10:45 – Chơi | 11:30 – 13:00 – Ngủ khoảng 1 tiếng rưỡi | Thời gian của mẹ khi bé ngủ |
Từ 13:00 – 16:00 | 13:00 – Dậy ăn chơi | 13:30 – 13:45 – Chơi | 14:30 – 16:00 – Ngủ khoảng 1 tiếng rưỡi | Thời gian của mẹ khi bé ngủ |
Từ 16:00 – 19:00 | 16:00 – Dậy ăn chơi | 16:30 – 16:45 – Chơi | 17:30 – 19:00 – Ngủ khoảng 1 tiếng rưỡi | Thời gian của mẹ khi bé ngủ |
Buổi tối | 22:00 – 23:00 – Cho bé ăn đêm |
E.A.S.Y 4
Time | E | A | S | Y |
---|---|---|---|---|
Từ 7:00 – 11:00 | 7:00 – Dậy ăn chơi | 7:30 – Chơi | 9:00 – 11:00 – Ngủ khoảng 2 tiếng | Thời gian của mẹ khi bé ngủ |
Từ 11:00 – 15:00 | 11:00 – Dậy ăn chơi | 11:30 – Chơi | 13:00 – 15:00 – Ngủ khoảng 2 tiếng | Thời gian của mẹ khi bé ngủ |
Từ 15:00 – 19:00 | 15:00 – Dậy ăn chơi | 15:30 – Chơi | 17:00 – 19:00 – Ngủ khoảng 2 tiếng | Thời gian của mẹ khi bé ngủ |
Buổi tối | 22:00 – 23:00 – Cho bé ăn đêm |
Áp dụng thực tế của một mẹ trẻ
2 phương pháp E.A.S.Y 3 và 4 chúng tôi đưa ra phía trên chỉ có tính chất tham khảo, là mẫu để mẹ có thể lập bảng áp dụng tại nhà. Dưới đây là những chia sẻ của chị Ngọc, hiện đang áp dụng cho bé Rubi tại nhà. Mẹ cùng đọc và tìm hiểu nhé.
Chị Ngọc chia sẻ:
Khi mới biết tới E.A.S.Y, mình cũng tìm hiểu nhiều lắm, làm mẹ mà, lúc nào cũng phải muốn cái tốt nhất cho con. Tuy nhiên, thông tin trên mạng rất nhiều, phần nào khiến mình rối óc. May quá nhờ iPREG mình đã làm theo các bước sau:
Bước 1: mình lập một chu kỳ sinh hoạt của con lại thật chi tiết, không chỉ 1 ngày mà là 1 tuần. Đầu tiên là con dậy lúc nào, ăn trong bao lâu, chơi với mẹ tới khi nào thì lại ngủ tiếp, con ị mấy cữ, tè như thế nào?
Ok! Sau khi có các thông tin này, việc mình làm tiếp theo là tìm hiểu nguyên nhân con ngủ không sâu giấc. Các nguyên nhân thì hẳn các mẹ cũng biết rồi, mình chỉ đề cập tới vấn đề bỉm bẩn thôi nhé. Các chu kỳ E.A.S.Y nối tiếp nhau liên tục, nhiều khi mình quên không thay bỉm cho con dẫn đến tình trạng bỉm quá nhiều nước tiểu khiến bé khó chịu mà tỉnh giấc, hoặc do con ị khiến bỉm bẩn. Đó, nên là mẹ cần phải căn cữ vệ sinh của con, đặc biệt là tiểu tiện để thay bỉm cho con nhé.
Bước 2: tiến hành áp dụng cho con thôi nào. Ngày đầu tiên, mình đánh thức con dậy lúc 7 giờ sáng. Do là mùa đông, mọi ngày hai mẹ con tận 9 giờ mới ra khỏi giường, hôm nay bị mẹ gọi dậy sớm, bé khá là bất hợp tác, quấy khóc. Mình không cho con ti, chỉ dỗ con nín rồi cho con tắm nắng khoảng 15 phút, vừa hấp thụ ánh nắng vừa giúp con tỉnh ngủ. Tắm xong mình cho bé ti khoảng 20 phút nữa. Ti xong, thấy bé có hiện tượng buồn ngủ tiếp nên mình massage cho con, bế con loanh quanh để ngăn con ngủ tới 8:15. Khoảng thời gian này, trong các lần tiếp theo mình kết hợp thêm thay bỉm, lau người cho con,… để “giết thời gian”.
Bước 3: từ 8:15-8:30 mình bắt đầu quấn khăn ngủ cho con, bật nhạc ru ngủ, đặt bé lên giường,… chuẩn bị “ổ” cho bé thật tốt để con chuẩn bị ngủ. Cũng may, bé nhà mình ngoan lại dễ ngủ nên chỉ một lúc là con ngủ ngay. Mình hẹn giờ tới 10:00 để đánh thức con cho chu kỳ E.A.S.Y tiếp theo. Do là lần đầu, có thể bé chưa quen nên chỉ ngủ tới gần 10 giờ sáng, nhưng khoảng thời gian con ngủ mình cũng làm được khá nhiều việc như vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo và ăn sáng.
Ở các chu kỳ E.A.S.Y tiếp theo, mình cũng làm tương tự, trộm vía bé nhà mình hợp tác ngay ở lần áp dụng E.A.S.Y đầu tiên. Chúc các mẹ thành công nha!
Một vài lưu ý khi áp dụng E.A.S.Y
Từ những trải nghiệm của chị Ngọc với phương pháp E.A.S.Y phía trên, chúng tôi có một vài lưu ý tới bạn đọc như sau:
- Trong mỗi chu kỳ E.A.S.Y, giấc ngủ của con là rất quan trọng, để bé dễ ngủ mẹ có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như phát nhạc, âm thanh ru ngủ. Giường ngủ cần phải được chuẩn bị kỹ càng để tránh tình trạng con bị giật mình tỉnh giấc khi ngủ.
- Việc cho con ăn phải thực hiện liên tục và thời gian chơi với con ngay sau đó phải giúp bé hấp thụ tốt dinh dưỡng. Tránh tình trạng tồn dư gây nôn trớ khi bé ngủ.
- E.A.S.Y 3,4 tương ứng với 3 và 4 tiếng cũng là khoảng thời gian phù hợp để mẹ thay bỉm cho bé. Với các gia đình có điều kiện kinh tế không đảm bảo, mẹ hãy kiểm tra bỉm của con thường xuyên để thay khi cần thiết. Ngoài ra, trong trường hợp này mẹ hãy dùng thêm các loại kem hăm để giúp bé được thoải mái khi ngủ.
- Thời gian đầu áp dụng E.A.S.Y, có thể bé sẽ không hợp tác, khóc rất nhiều. Mẹ đừng vì thế mà nản lòng, hãy cùng con theo tới cùng, những hiệu quả sẽ hơn mẹ mong đợi nhiều lần.
Xem thêm: Montessori là gì? Phương pháp giáo dục trẻ toàn diện
Mẹ có thể tham khảo
- Những lưu ý khi chăm trẻ từng mùa mà phụ huynh cần biết
- Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu
- Cho bé bú như thế nào mới đúng cách – Hướng dẫn chi tiết
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả
- Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị