Thông thường, trong năm đầu đời, có 4 giai đoạn phát triển chính của bé. Mẹ hãy tham khảo chi tiết bài viết của…
12 tháng đầu đời tuy ngắn ngủi nhưng lại là cột mốc chính đánh dấu một trong các giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ. Sự chuyển biến từ lúc con mới lọt lòng cho tới khi trở thành một nhóc tì đáng yêu là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trí não, thể chất, nhận thức và năng lực ngôn ngữ… của con trong những năm tiếp theo.
Nắm được tình hình phát triển của con sẽ giúp bố mẹ có phương pháp nuôi dạy con khoa học, tạo môi trường lý tưởng nhất để trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nội dung bài viết này, iPREG chỉ tập trung chia sẻ về sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên. Ở các giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ có những chuyên mục cụ thể, rất mong nhận được sự đón nhận từ quý bạn đọc.
Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời
Bé con từ 1 đến 3 tháng tuổi
Sau hơn 9 tháng mang nặng đẻ đau, mẹ thật hạnh phúc được ôm con trong vòng tay. Khi mới sinh, thiên thần bé nhỏ, đỏ hỏn, chỉ cao vẻn vẹn khoảng 50cm. Việc bé chào đời làm cho cuộc sống của bạn bị xáo trộn. Mỗi ngày qua đi, bạn đối diện xoay quanh vô vàn chuyện chăm sóc bé.
Trẻ sơ sinh lúc 1 tháng tuổi hầu như ngủ liên tục. Trong vòng 24 giờ đồng hồ, bé một tháng tuổi cần bú ít nhất 6 lần. Nếu mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì số lần bú có thể lên tới 12 lần. Hãy để bé tự quyết định thời gian và số lần bú, mẹ đừng cố gắng kiểm soát số lần. Điều này giúp cho con nhỏ phát triển nhanh, dần dần thích nghi, nhận biết môi trường mới. Giai đoạn phát triển của bé thời điểm này đã biết phản ứng với giọng nói của mẹ, ngẩng đầu lên khi nằm sấp.
Xem thêm: Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu
Khi đã bước sang tháng thứ 2, bé có biểu hiện đòi ăn nhiều hơn. Mẹ hãy luân phiên cho bé bú đều hai bên bầu ngực. Ở thời điểm này, bé ngủ nhiều hơn trung bình khoảng 9-18 giờ, bạn tận dụng thời gian này để ngủ bù lấy lại sức sau vài tuần mệt mỏi.
Ở cột mốc 2 tháng tuổi, khi các vật thể xuất hiện trước mặt bé, con nhỏ đã có thể nhận ra và có thể cười. Thời điểm này một trong các giai đoạn phát triển của trẻ, nhóc tì nhà bạn có thể phát ra những âm thanh ừng ực trong miệng. Đồng thời khi được hai tháng tuổi, nhiều bé trở nên khóc nhiều hơn làm cho nhiều ông bố bà mẹ lo lắng, bồn chồn.
Mặc dù đáp ứng mọi nhu cầu của bé nhưng trẻ khóc nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này, bố mẹ hãy ôm vỗ về dỗ dành để trẻ cảm thấy dễ chịu. Đồng thời, thị lực con bạn sẽ phát triển hơn. Bé sẽ dõi theo nhìn theo bạn. Mỗi lần cầm đồ chơi đưa trước mặt bé, bố mẹ hãy theo dõi, quan sát cách mẹ nhìn đồ vật. Nếu mắt trẻ có dấu hiệu lệch, lác thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị.
Còn bước sang tháng thứ 3, bé nhà bạn càng ngày càng bú giỏi hơn. Bé cũng đã có thể biết lật. Những vật đặt ở ngay trước mặt, nhóc tì cũng cố gắng chộp ngay, có xu hướng mút lấy nắm tay và ngón tay của mình. Từ lúc này, mẹ sẽ thường xuyên thấy bé có biểu hiện chảy nước dãi, miệng nhóp nhép, chu môi. 3 tháng tuổi bé cũng bắt đầu ê a nhiều hơn, mẹ cảm nhận sự phát triển về âm vực cao thấp ở giọng bé.
Bé nhỏ từ 4 tới 6 tháng tuổi
Nhóc tì của bạn trong thời điểm 4 tháng sẽ ti sữa ngoan hơn rất nhiều. Các chuyên gia khuyến khích tổng lượng sữa trong ngày cho bé bú dao động ở mức 900-1200ml, mỗi lần không vượt quá 150ml.
Khi bước sang tháng thứ 4, những âm thanh bạn nói với bé, nhóc tì đã biết chăm chú và hóng chuyện. Nhiều trẻ đã thuần thục kỹ năng lật và đang cố gắng học ngồi dậy. Ngoài ra, các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ ở tháng thứ 4, các bé rất giỏi biểu đạt cảm xúc mặc dù chưa biết nói. Bạn sẽ cảm nhận giọng bé có sự thay đổi về âm vực, có khi khóc thét, khó to, cười ríu rít, thỏ thẻ, bi bô kèm theo nhiều âm điệu đáng yêu.
Còn khi sang tháng thứ 5, các cô cậu sẽ gắng vươn tay tới các đồ vật trước mặt. Kỹ năng lật người thuần thục, cố gắng dùng vai đẩy người ngồi dậy, miệng bắt đầu thổi bong bóng nước bọt. Với một trong các giai đoạn phát triển của trẻ thời gian này, giấc ngủ thường kéo dài tầm 2 tiếng đồng hồ, mẹ tận dụng để làm một số việc nhà.
Ở tháng thứ 6, mẹ cho bé ăn món ăn dặm đầu tiên. 6 tháng tuổi cơ thể bé mất dần lượng sắt vốn có mà sữa mẹ lại không có nhiều chất sắt. Vì vậy, mẹ hãy cung cấp lượng sắt dồi dào cho trẻ, khuyến khích món ăn dặm đầu tiên là bột ngũ cốc. Ngoài ra, mẹ có thể kích thích vị giác cho trẻ các món trái cây nghiền như táo không đường, lê xay nhuyễn…
Em bé của thời điểm này có thể học cách tắc lưỡi như người lớn. Bé rất thích với trò ú òa với bố mẹ. Bé sẽ giơ tay chào đón bạn, nhìn khắp phòng, có thể tự hớp nhỏ nước và tự ngồi vững. Ở thời điểm một trong các giai đoạn phát triển của trẻ giai đoạn này, mẹ khuyến khích vận động ở trẻ.
Mẹ hãy đặt các món đồ chơi ở xa một chút để bé có thể tự bò tới lấy, phát triển kỹ năng nhanh nhẹn của trẻ. Mẹ nên chọn đồ chơi cẩn thận, có kích thước lớn, vì còn quá nhỏ nên trẻ không phân biệt đâu là cái nào ăn được, cái nào không ăn được.
Xem thêm: Ăn dặm kiểu Nhật: Tư vấn ăn dặm cho trẻ từ chuyên gia
Bé nhỏ từ 7 tới 9 tháng tuổi
Một trong các giai đoạn phát triển của trẻ không thể không kể tới cột mốc 7 tháng tuổi. Nhóc tì 7 tháng tuổi, chế độ ăn uống đã bắt đầu đa dạng, khám phá nhiều hương vị, độ mềm và cả màu sắc khác nhau. Việc đa dạng thực phẩm mỗi ngày kích thích bé ăn nhiều, chóng lớn.
Để cho bé kịp làm quen với hương vị mới, bạn nên cho bé ăn liên tục vài lần trước khi đổi sang món mới. Đừng bao giờ kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa ở trẻ. Trọng lượng của em bé nhà bạn so với lúc ra đời có lẽ đã tăng hơn gấp đôi, cơ thể rắn chắc, bạn cũng dễ bế hơn.
Bé nhà bạn cũng đã bắt đầu chộp lấy những vật lớn hơn, kỹ năng nhặt lấy nắm chặt đồ vật đã được hình thành. Thời điểm này, mẹ cũng nên để ý đến bé nhiều hơn, sơ xuất là bé có thể bị ngã khi chơi. Vì vậy, khu vực chơi của trẻ cần đảm bảo độ an toàn. Đồng thời bé yêu nói bập bẹ nhiều hơn và rõ hơn.
Còn khi bước sang tháng thứ 8, bé trở nên hiếu động và ham học hỏi hơn. Trẻ bắt đầu ê a tự nói chuyện và có những cử chỉ đáng yêu. Thời điểm này, mẹ nên chịu khó nói chuyện với bé để bé học được cách hòa nhập nhanh hơn.
Giai đoạn này, bé sẽ tập bò, tự vật lộn để có thể ngồi một mình. Bé có thể lăn, trườn khắp sàn nhà, chập chững đứng, vị vào cũi để đứng lâu hơn,…. Bé 8 tháng tuổi dùng tay đưa thức ăn vào miệng, thích thú tìm nhặt những vật nhỏ bé để khám phá.
Ở thời điểm 9 tháng tuổi, bé có thể ngủ chỉ còn 2 giấc/ ngày, trẻ hay cáu gắt và mệt mỏi khi buồn ngủ. Dấu hiệu nhận biết bé mệt hoặc buồn ngủ là hay dụi mắt, gục đầu trên vai và tỏ ra chán khi chơi đồ chơi. Các giai đoạn phát triển của trẻ ở giai đoạn này, bé nhỏ đòi ở cạnh mẹ cả ngày, bám mẹ hơn hẳn, cảm nhận sự an toàn khi ở cạnh mẹ.
Bé có thể phát âm các âm tiết đơn, giọng trở nên cao vút. Trẻ nhỏ cũng có thể trườn người và kéo lê môn nhiều hơn, vỗ tay và đứng vững trong vài giây mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Đồng thời, bé cũng bắt đầu thích trèo lên đồ vật và cầu thang, mẹ hãy để ý tới nhóc tỳ nhà bạn. Đặc biệt ở thời điểm này bé sẽ phản ứng lại khi có người gọi tên của mình.
Giai đoạn bé từ 10 tới 12 tháng tuổi
Đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển đổi quan trọng trong năm đầu tiên của trẻ. Bước sang tháng thứ 10, bé buồn ngủ có dấu hiệu như tháng thứ 9. Ở một trong các giai đoạn phát triển của trẻ thời điểm này sữa mẹ hay sữa công thức là yếu tố quan trọng, song hành đó là thức ăn đặc. Mẹ hãy trổ tài nấu cho bé thật nhiều món ăn phong phú và sáng tạo để kích thích vị giác ở trẻ. Cân nặng của bé so với lúc sinh sẽ gấp 3 lần.
Ở tháng thứ 10, bé có các phản ứng khi giao tiếp với mọi người xung quanh như nhìn mắt, mũi, lỗ tai… Bé của bạn sẽ hiểu khi bạn hỏi những câu “có” hay không. Giai đoạn này bé thích đi lòng vòng, có thể tự đứng lên, tự bò, phối hợp tay chân rất lanh lẹ.
Khi bé bước sang tháng 11, 12 mà vẫn còn bú sữa mẹ thì bạn không cần cai sữa cho bé. Giai đoạn này bé ngủ cũng đều hơn, trong ngày khoảng 2 giấc. Bé tự ăn nhiều hơn, biết cách thể hiện mong muốn.
Ở thời điểm này, khi bạn yêu cầu bé có thể cầm đồ vật đưa cho bạn. Điều này chứng tỏ nhóc tì nhà bạn bắt đầu làm các việc đơn giản rồi. Sang giai đoạn này, bé tiếp tục phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Một số cô cậu đã dùng một số từ đơn giản để gọi tên đồ vật quen thuộc.
Mặc dù, các giai đoạn phát triển của trẻ qua từng tháng không đồng đều và giống nhau. Nhưng xét về tổng thể, trong thời gian 12 tháng bé vẫn đạt được chuẩn cân nặng và chiều cao chứng tỏ bé phát triển hoàn toàn bình thường.
Mách mẹ cách chăm sóc bé phát triển tích cực trong năm đầu đời
Bố mẹ tương tác với bé nhiều
Năm đầu đời là một trong các giai đoạn phát triển của trẻ là cột mốc phát triển vô cùng ý nghĩa. Cha mẹ nên dành thời gian vui chơi đúng nghĩa để con nhỏ phát triển kỹ năng trong từng tháng tuổi để phát triển về thể chất lẫn trí tuệ.
Cha mẹ hãy giao tiếp với trẻ nhiều hơn, giọng nói âm điệu lên bổng xuống trầm mở ra một thế giới kỳ diệu ở trẻ. Bạn có thể đặt một giá đồ chơi treo lên cao để bé ngước nhìn, luyện phản ứng thị lực. Hoặc bố mẹ có thể đặt đồ vật trước mặt bé kích thích sự cầm nắm ở nhóc tì, hay tiếng leng keng của lục lạc… Khi trẻ từ 3 tháng tuổi, bố mẹ hãy đọc sách cho trẻ nghe.
Bố mẹ có thể chơi ú òa với bé để luyện tập khả năng tư duy ở trẻ khi khuôn mặt cha mẹ biến mất trong giây lát. Một khi bé đã bắt đầu tự ngồi khá vững, bố mẹ có thể cùng bé chơi đồ chơi phát ra âm thanh như đàn, trống… Hoặc kích thích bé nhận biết màu sắc bằng những hình vẽ lớn, phát triển xúc giác… Đừng để trẻ chơi một mình trong thời gian dài, hãy dẫn trẻ ra ngoài công viên, khu công cộng tạo điều kiện tương tác với thế giới bên ngoài.
Quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho bé
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt, nhất là trong 6 tháng đầu đời một trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Các chuyên gia khuyến khích cho trẻ bú trong 6 tháng đầu đời để kích thích phát triển trí não và thể chất, chống lại bệnh tật, để bé chóng lớn.
Khi bước sang giai đoạn 6 tháng trở đi, chế độ dinh dưỡng của bé bắt đầu thay đổi. Mẹ nên cho bé chuyển sang thức ăn dạng rắn, ăn dặm. Để xem bé thích vị gì thì hãy tập cho trẻ thời gian làm quen món cũ trước khi chuyển sang món mới. Mẹ tích cực bổ sung thực phẩm giàu hàm lượng protein cao như ngũ cốc, các loại rau củ, trái cây, gạo sữa…
Một số lưu ý trong việc chăm sóc bé ở các giai đoạn phát triển của trẻ
Theo dõi lịch tiêm chủng cho bé
Để cho bé phát triển khỏe mạnh trong năm đầu đời, các bậc cha mẹ phải chú ý tới lịch tiêm phòng đầy đủ cho nhóc tì nhà bạn. Bé đã phải chích ngừa ngay từ khi mới lọt lòng. Từ 2 tháng trở đi sẽ có từng đợt tiêm phòng cần thiết, mẹ quan tâm nắm bắt lịch để đưa bé tiêm phòng. Bố mẹ cần theo dõi sát sao lịch tiêm cho con vì việc này rất quan trọng đối với sức khỏe của bé
Theo dõi thân nhiệt trẻ
Nên có một nhiệt kế đo thân nhiệt cho trẻ ở nhà. Khi thấy bé có dấu hiệu nóng sốt, mẹ hãy đo thân nhiệt. Nếu thân nhiệt bé cao hơn 38 độ là bé nhỏ đã bị sốt. Hãy đưa bé đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất không được tự ý dùng thuốc hạ sốt. Thân nhiệt của bé bình thường là 36,5 – 37,5 độ C.
Các giai đoạn phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng, bố mẹ sẽ ngạc nhiên trước sự thay đổi bé yêu từng thời điểm. Lần đầu làm bố mẹ sẽ có nhiều bỡ ngỡ, hãy đọc sách để có thêm nhiều kiến thức để trẻ yêu nhà bạn được phát triển đầy đủ toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.
Mẹ có thể tham khảo
- Chăm sóc toàn thân cho bé, mẹ đã làm đúng cách?
- Cho bé bú như thế nào mới đúng cách – Hướng dẫn chi tiết
- Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh – Triệu chứng và cách phòng tránh