Sa dây rốn, dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút,… là các dạng bất thường dây rốn nguy hiểm mà mẹ cần đặc…
Mang bên mình mầm sống suốt hơn 9 tháng 10 ngày, điều đó đòi hỏi mẹ phải theo dõi “con yêu” thường xuyên trong từ cử động. Bởi hành trình thai nghén của mẹ luôn đối mặt với nhiều biến chứng. Những bất thường dây rốn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Vậy dây rốn thường gặp các vấn đề gì? Dấu hiệu nào nhận biết các tình trạng này? Mời các mẹ theo dõi đến hết bài viết này của iPREG để tìm thấy câu trả lời.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Dây rốn là gì? Vai trò của dây rốn quan trọng ra sao?
Khi trứng và tinh trùng đã hoàn thành việc thụ tinh, lúc này trứng sẽ chia thành 2 phần. Một phần gọi là phôi thai, phần còn lại là nhau thai, sợi dây nối liền giữa 2 bộ phận này gọi là dây rốn. Nói cách khác, dây rốn chính là dây liên kết giữa mẹ và bé, giúp cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng để nuôi lớn bào thai trong bụng mẹ.
Thông thường dây rốn có chiều dài khoảng 50–60 cm. Ngoài chức năng vận chuyển dinh dưỡng, dây rốn còn đảm nhận trọng trách đưa các chất thải qua cơ thể mẹ, hình thành bánh nhau và gắn kết với tử cung. Hơn thế, bộ phận này giúp máu không bị pha trộn để “bé yêu” tồn tại khỏe mạnh, phát triển vượt bậc đến lúc chào đời.
Xem thêm: Các nguyên nhân sảy thai dễ gặp nhất mẹ cần biết
Các dạng bất thường dây rốn mẹ cần ghi nhớ
Sa dây rốn
Đây là tình trạng xảy ra vào những tuần cuối trước khi chuyển dạ, cũng có trường hợp xuất hiện đúng lúc vỡ ối. Biến chứng này vô cùng nguy hiểm, khi cuống rốn bị chèn giữa ngôi thai với thành chậu, nghiêm trọng hơn là sa khỏi âm đạo khiến thai suy. Lúc này chỉ còn cách mổ lấy thai mà không thể sinh theo cách bình thường, nếu trong 30 phút chưa thể lấy thai ra em bé sẽ đối mặt cao với nguy cơ tử vong.
Trường hợp mẹ bầu dễ gặp sa dây rốn
- Những mẹ mang song thai hoặc đa thai
- Có ngôi thai bất thường
- Sinh con nhiều lần hoặc mẹ có tuổi lớn
- Vỡ ối sớm và đột ngột
Xem thêm: Vỡ ối: Những dấu hiệu và cảnh báo mẹ cần đặc biệt chú ý
Mẹ nên làm gì khi sa dây rốn
Vì đây là dạng bất thường dây rốn đặc biệt nguy hiểm, nên những mẹ nằm trong nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng này lưu ý khám thai thường xuyên ở những tuần cuối thai kỳ. Nếu phát hiện mình bị sa dây rốn mẹ cần bình tĩnh, tuyệt đối không tự ý đẩy phần dây rốn ngược lại vào trong.
Lúc này mẹ cần quỳ xuống sàn nhà, mặt úp xuống đất để không làm dây rốn bị chèn ép. Đồng thời liên hệ người nhà gọi cấp cứu ngay, khoảng thời gian đó mẹ đừng nên ăn gì nhằm mục đích an toàn cho ca mổ.
Dây rốn thắt nút
Tình trạng này thường hiếm gặp ở các ca sinh, tỉ lệ mắc phải chỉ 2%. Tức là trong 100 mẹ bầu thì khoảng 2 mẹ có thể đối mặt với nguy cơ này. Tuy không thường xảy ra nhưng hậu quả cũng rất đáng sợ.
Nếu em bé cử động quá nhiều sẽ làm nút dây thắt chặt, từ nguyên nhân đó khiến bé bị thiếu oxy, thậm chí tử vong khi còn trong bụng mẹ. Mặt khác, nếu mức độ nút thắt nới lỏng thì sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trường hợp mẹ bầu dễ gặp dây rốn thắt nút?
- Mẹ mang song thai hoặc đa thai
- Mẹ có tuổi lớn khi mang thai
- Thai khỏe, có cử động thai máy nhiều
- Thai nhỏ
- Dây rốn dài
Xem thêm: Thai máy là gì? Cách dự đoán sức khỏe thai nhi chính xác
Mẹ nên làm gì khi thai bị dây rốn thắt nút
Thông thường dây rốn thắt nút khoảng tuần thai thứ 9 đến tuần 12, lúc này lượng nước ối đã sản sinh với thể tích lớn hơn thể tích thai nhi. Các chuyên gia cũng khó nhận định ra trường hợp này và thai càng lớn thì mức độ phát hiện càng phức tạp hơn.
Chỉ khi mẹ thực hiện siêu âm 4D ở những tuần đầu thai kỳ thì khả năng phát hiện tương đối cao, còn những biện pháp bình thường có lẽ chẳng ăn thua. Nếu thấy mẹ nằm trong nhóm người dễ gặp trường hợp này, đồng thời cảm nhận thai nhi cử động nhiều thì mẹ nên thông báo ngay cho chuyên gia y tế.
Dây rốn quấn cổ
Dây rốn quấn cổ là tình trạng thường gặp nhất trong các ca sinh, cứ 10 mẹ thì có 3 trường hợp mắc phải biến chứng này. Dây rốn quấn cổ thật sự không quá nguy hiểm, đối với những bé 2-3 tuần tuổi vòng dây dễ dàng tháo gỡ. Tuy nhiên những bé càng lớn thì mức độ hoạt động càng nhiều, lúc này dây rốn có thể quấn đến 2 -3 vòng.
Nếu dây rốn quấn nhiều vòng thì mức độ nguy hiểm gia tăng, máu không được bơm đến cơ thể bé từ đó gây suy giảm nhịp tim. Ngoài ra mẹ phải mổ lấy thai kèm theo là vô vàn khó khăn trong quá trình sinh.
Mẹ nên làm gì khi bị bé bị dây rốn quấn cổ?
Thông thường tình trạng này sẽ được phát hiện sớm vào tam cá nguyệt cuối. Vì thế nếu mẹ thấy bé đạp quá nhiều thì nên đi khám ngay, có thể dây rốn làm bé ngạt thở nên báo hiệu cho mẹ biết đấy.
Ngoài ra, khi phát hiện bé bị dây rốn quấn cổ mẹ nên nằm nghiêng sang trái nhằm thúc đẩy máu vận chuyển đến tử cung. Đồng thời theo dõi hoạt động thai máy để được chỉ định mổ kịp thời.
Dây rốn bám màng
Dây rốn bám màng cũng là một trong những tình trạng hiếm gặp trong các ca sinh. Theo bình thường dây rốn sẽ bám vào vị trí giữa của bánh nhau, tuy nhiên khi bị dây rốn bám màng thì dây rốn chèn bất thường vào rìa bánh nhau.
Khi bị dây rốn bám màng, thai nhi chỉ nhận được 30% nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Nguồn dưỡng chất không được đáp ứng đầy đủ dẫn đến sinh non hoặc bé có thể chết lưu bất cứ lúc nào. Ngoài ra, đây còn là biến chứng vô cùng nguy hiểm với mẹ bầu, vì nó có thể khiến rách nhau thai, từ đó khiến bé bị chết ngạt ngay trong tử cung của mẹ.
Trường hợp mẹ bầu dễ gặp dây rốn bám màng
- Những mẹ mang đa thai có tỉ lệ đến 15%
- Mẹ có tuổi lớn khi mang thai
- Thụ tinh trong ống nghiệm
- Nhau tiền đạo hoặc mạch máu tiền đạo
Xem thêm: Rau tiền đạo (nhau tiền đạo): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Phát hiện dây rốn bám màng bằng cách nào
Khoảng tam cá nguyệt giữa đến tam cá nguyệt cuối mẹ nên thường xuyên khám thai bởi đây là thời gian dễ phát hiện sớm tình trạng. Nếu càng về cuối thai kỳ xuất hiện nhiều cơn gò thì mẹ phải báo ngay với bác sĩ để có phương pháp chỉ định kịp thời. Trường hợp chậm trễ có thể khiến sự cố đáng tiếc xảy ra.
Dây rốn động mạch
Thông thường dây rốn có 3 mạch máu, 1 tĩnh mạch và 2 động mạch. Đối với trường hợp dây rốn động mạch thì chỉ có 1 động mạch kèm 1 tĩnh mạch. Hầu hết tình trạng này thường rất hiếm gặp và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé nên mẹ cũng phần nào yên tâm.
Có khoảng 75% trường hợp em bé bị dây rốn động mạch sinh ra khỏe mạnh. 25% còn lại sinh non hoặc thai có tốc độ phát triển chậm so với bình thường [*]. Một phần nhỏ thai nhi gặp bất thường về tim, cột sống, Down.
Trường hợp mẹ bầu dễ gặp phải dây rốn động mạch
- Mẹ mang đa thai hoặc song thai
- Gặp bất thường nhiễm sắc thể
- Thai có giới tính bé gái
- Mẹ có thói quen hút thuốc hoặc mắc các bệnh về huyết áp
- Tuổi khi mang thai lớn hoặc từng sinh nở nhiều lần
Làm cách nào để phát hiện dây rốn động mạch
Biến chứng này sẽ được phát hiện trong quá trình siêu âm và các xét nghiệm sàng lọc. Do đó mẹ nhớ khám thai đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thai nhi phát hiện có dây rốn động mạch mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi vẫn có thể sinh thường, lúc này chỉ cần theo dõi tim thai và theo dõi tình trạng sức khỏe sau sinh.
Khi mang thai đồng nghĩa mẹ phải trải qua rất nhiều gian nan, vất vả. Tuy nhiên điều cần làm là mẹ nên lạc quan, mạnh mẽ đối mặt với mọi thử thách. Đừng quên bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để bé được phát triển toàn diện. Lưu ý những mẹ ngoài 40 tuổi hạn chế sinh nở, bởi đây là độ tuổi dễ gặp các bất thường dây rốn nhiều nhất. Chúc sức khỏe các mẹ và hẹn gặp lại vào chủ đề lần sau.
[*] Số liệu trích dẫn từ từ FDA Hoa Kỳ
Mẹ có thể tham khảo
- Các triệu chứng khó chịu có thể xảy ra trong tháng thứ 7 thai kỳ
- Xem rốn đoán sinh con trai hay con gái chính xác
- Dị tật thai nhi thường gặp: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
- Lịch khám thai định kỳ: Mốc khám và những lưu ý quan trọng